| Hotline: 0983.970.780

Kể chuyện dân gian

Thứ Năm 28/10/2010 , 11:17 (GMT+7)

NNVN mở chuyên mục "Kể chuyện dân gian" nhằm giới thiệu đến bạn đọc những câu chuyện chưa được biết đến rộng rãi do chính các nghệ nhân, người dân khắp các vùng quê kể lại.

LTS: Trong dân gian có kho tài nguyên truyện kể không bao giờ cạn mà nhiều người ví đó như niêu cơm Thạch Sanh. NNVN mở chuyên mục "Kể chuyện dân gian" nhằm giới thiệu đến bạn đọc những câu chuyện chưa được biết đến rộng rãi do chính các nghệ nhân, người dân khắp các vùng quê kể lại. Để chuyên mục thêm phong phú, bạn đọc có thể gửi bài tham gia qua địa chỉ email:baonnvn@hn.vnn.vn.

Con giải khổng lồ

Con giải không phải là vật huyền thoại, huyễn hoặc chỉ có trong truyện dân gian, qua những lời dọa ma trẻ nít. Thực tế đã từng những con giải khổng lồ ở hồ Quỳnh Lâm, tỉnh Hòa Bình và người dân không chỉ bắt được có một mà đến ba con. Anh Nguyễn Văn Nở 50 tuổi, dân Mường xóm Mát (xã Dân Chủ, TP Hòa Bình) chính là một trong sáu thanh niên bắt được con vật này.

Anh kể: Hồ Quỳnh Lâm trước đây rộng lắm, chiếm đến 1/3 TP Hòa Bình, nó còn thông ra cả sông Đà, giờ là ngòi Ba Chạc. Trong hồ đa số là cây lau, sậy to như ngón tay, ngón chân, ken dầy đến nỗi thuyền bè không vào được. Thò chân xuống hồ đỉa bâu đen luôn, lòng hồ đầy trăn rắn, ai yếu vía không dám vào. Hồi đó ở hồ này có loài chim kíp mỏ đỏ, trông giống như con cuốc, con gà đồng nhưng to hơn toàn ra cắn lúa của HTX, xã phải cử người ra đuổi suốt. Nói về chuyện con giải, ở xóm Lau Nghĩa từng bắt được con giải to đến 1,5 tạ đem nấu cao.

Một ông cắt tóc tên là Học ở xóm Tân Lạc lúc đi câu vào mùa nước lớn cũng bắt được con giải nặng 84 kg. Năm 1993, sáu anh em chúng tôi gồm tôi và Nguyễn Văn Xứng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Binh đi làm thuê cho ông Bàn ở xóm Lau. Tôi là tổ trưởng. Hồ lúc đó đã bị chia cho nhiều hộ để cải tạo nuôi cá. Cụ thể công việc làm thuê là dùng cưa cắt lớp rễ sậy cả ngàn, cả vạn năm mọc dày hàng mét. Chúng dày đến nỗi không chỉ người mà trâu bò nhiều đoạn đi lại thoải mái trên mặt nước được. Hôm đó mới cưa được một lớp cỏ, lưỡi đã bị cùn, tôi ra chợ Phương Lâm mua rũa về tới nơi đã tầm chiều.

 Về nghe anh em xôn xao bảo có con ba ba to bằng vành nón ở trong hồ. Tò mò quá, cả nhóm chúng tôi không ngủ mà thức để rình. Tới tầm 12 giờ nó nổi lên. Nước hồ lúc đó tới ngực, Xứng một tay bấu rễ sậy một tay sờ vào người con giải. Nó ngoạm luôn vào hai ngón tay, phải ra trạm xá xã khâu. Chúng tôi vẫn rình, chừng hai giờ sáng, phát hiện nó ngoi lên thở, thấy đầu to bằng cái phích nước, tôi bảo thằng cháu Minh: “Thấy chưa, sao mày bảo nó chỉ to bằng cái nón cơ mà”. Hồi sau nó nổi hết lên, cha mẹ ôi, to như cái thuyền, bơi như vịt.

Bởi lẽ hồ Quỳnh Lâm đã bị chia thành nhiều cái ao giao cho dân. Những cái ao được đắp bờ xung quanh nên con giải không thể thoát ra nổi. Bơi mệt, nó nổi lên qua chỗ mặt nước đã dọn sạch rễ cỏ. Tôi cầm chiếc cào ba răng đập mạnh vào lưng, đau qúa nó lặn xuống, nửa tiếng sau lại nổi lên. Thằng Minh cầm cái lao bắt cá phóng một nhát vào mai con giải lại lặn xuống, rúc vào đám cỏ.

Biết nó đã bị thương, chúng tôi quyết định liều, tránh phía đầu nó rồi hô nhau cùng luồn tay xuống dưới mai, lật ngửa lên. Nó không di chuyển được, nhưng những cái chân có móng sắc nhọn đạp như ngựa đá ra tứ phía, cào vào gân bàn chân tôi tưởng đứt, máu chảy ròng ròng. Cố nhịn đau, tôi tháo sợ dây dù vẫn dùng để buộc cái dao vào người lúc đi nương chập đôi lại, buộc chéo chân trước chân sau của con giải rồi buộc vào cái lao, cắm chặt lên bờ để nó không chạy được. Chờ mặt trời ló lên, chúng tôi gọi công nông ra chở con giải về để ở sân nhà ông Việt trong xóm.

Thấy đông người, nó nằm im, thò đầu, mắt to như cái chén. Chẳng biết ai mách mà ông Cốc, Bí Thư Tỉnh ủy, ông Điệu, Chủ tịch tỉnh, khi đó biết tin, đánh xe đến bảo: “Con giải này là của quốc gia. Bà con cho chúng tôi nhận lại” rồi sai người lật hết ghế sau của chiếc U oát lên để lấy chỗ cho con giải nằm chở đi. Con giải cân được 121 kg. Được tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng công bắt mà phải đi lấy làm ba đợt mới xong. Lúc đầu con giải được đem ra nhà sàn của bên thủy sản sau đó chuyển sang Cty Du lịch tỉnh.

Lý lịch trích ngang của con giải tại Bảo tàng Hòa Bình thế này: Tháng 4 năm 1993, sáu thanh niên xóm Đằm xã Thống Nhất, trong lúc bắt cá tại đầm Quỳnh Lâm đã phát hiện được. Sau đó Cty Du lịch đem về nuôi tại bể nhưng do không thích nghi với môi trường sống nên đã chết. Sau đó UBND tỉnh Hòa Bình đem về bảo quản lâu dài. Cuối năm 1995 đưa về kho bảo quản Bảo tàng Hòa Bình.

 Dài 153cm, rộng 75 cm. Cho đến nay con ba ba này đã được bảo tàng xử lý hai lần. Một số nhà cổ sinh học cho rằng nó có tuổi thọ trên dưới 300 tuổi. Theo Giáo sư Hà Đình Đức chuyên nghiên cứu về rùa và ba ba cho rằng ba ba này có tuổi thọ trên dưới 300 năm cùng họ với ba ba (rùa) ở Hồ Gươm, Hà Nội.

Anh Nguyễn Văn Binh, một thành viên khác kể lại: “Lúc đó tôi mới cắt cỏ xong tấm thứ nhất, đến tấm thứ hai lưỡi cưa nghe đánh cục, tưởng va vào đá. Tôi ấn tay xuống, thấy di chuyển, bụng thầm nghĩ là con ba ba rồi. Lúc nó cắn vào tay anh Xứng, nếu chúng tôi đành đứng im bởi sợ động nó kéo cả anh xuống lòng hồ, hay đớp cụt luôn mấy ngón tay chứ chẳng chơi. Chừng 3 -4 phút, thấy nó từ từ há mồm, anh Xứng mới giật được tay ra, máu chảy be bét. Để bao vây, chúng tôi lấy cỏ đắp xung quanh con giải thành cái bờ ngăn lớn chẳng dè nó đè bẹp luôn, chui ra ngoài.

Trong lúc rình con giải, anh Quang ngủ thiếp đi, bỗng con giải trồi dậy từ lòng hồ, thở phì hơi một cái hệt như con trâu mộng thở khiến Quang sợ mất vía nằm ốm ở nhà 2-3 tháng phải mời thầy cúng mời hồn về được. Con giải da như da trâu, đầu như đầu rắn, mắt như mắt lươn, móng như móng hổ, tay như tay gấu, trông hãi lắm dù dăm ba con con chúng tôi vẫn bắt được thường xuyên. Xưa đánh vó, nơm vẫn bắt được những con to thì bằng khay đĩa, nhỏ thì nhiều hơn. Chúng cũng hay trờ lên bãi cát ở suối Cầu Tre đẻ, dân bắt được luôn. Con to đem thịt, con nhỏ buộc vào dây cho trẻ con chơi.

Sau khi bắt con giải dân làng đồn là dễ bị sét đánh, hễ trời mưa trẻ con không dám lại gần chúng tôi vì sợ sét đánh lây. Có lần đang dắt trâu ngoài đồng, thấy cơn mưa, tôi sợ sét đánh quá bỏ cả trâu chạy lấy người.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm