| Hotline: 0983.970.780

Khai thác công trình thuỷ lợi

Thứ Sáu 21/09/2012 , 09:59 (GMT+7)

Tôi xin hỏi luật gia về những quy định của Nhà nước đối với một cán bộ về công tác ở công trình thủy lợi đó như thế nào?

Anh Nguyễn Xuân Tiến ở Đồng Nai xin hỏi:

Tôi công tác tại ngành thủy lợi (ở trung tâm nghiên cứu) nhưng vì điều kiện gia đình, tôi muốn xin chuyển về hồ đập tràn (một công trình thủy lợi nằm trên địa bàn Tây Nguyên). Tôi xin hỏi luật gia về những quy định của Nhà nước đối với một cán bộ về công tác ở công trình thủy lợi đó như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 40/2011 ngày 27/5/2011 của Bộ NN - PTNT quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi thì yêu cầu về năng lực đối với các tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa, đập dâng được quy định như sau:

+ Đối với hồ chứa có dung tích trữ từ 100 triệu m3 trở lên, đơn vị trực tiếp quản lý đập phải có ít nhất 3 kỹ sư thuỷ lợi, trong đó có ít nhất 1 người có thâm niên công tác từ 7 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do các cơ sở đào tạo của Bộ NN - PTNT cấp giấy chứng nhận.

+ Đối với hồ chứa có dung tích trữ từ 50 triệu m3 đến dưới 100 triệu m3, đơn vị quản lý đập phải có ít nhất 2 kỹ sư thuỷ lợi, trong đó có ít nhất 1 người có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do các cơ sở đào tạo của Bộ NN - PTNT cấp giấy chứng nhận.

+ Đối với hồ chứa có dung tích trữ từ 10 triệu m3 đến dưới 50 triệu m3, đơn vị quản lý đập phải có ít nhất 1 kỹ sư thuỷ lợi, 1 cao đẳng thuỷ lợi, trong đó có ít nhất 1 người có thâm niêm công tác từ 3 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do các cơ sở đào tạo của Bộ NN - PTNT cấp giấy chứng nhận.

+ Đối với hồ chứa có dung tích trữ từ 1 triệu m3 đến dưới 10 triệu m3, đơn vị quản lý đập phải có ít nhất 2 cao đẳng thuỷ lợi, trong đó 1 người có thâm niên công tác trên 3 năm trở lên, đã có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do các cơ sở đào tạo của Bộ NN - PTNT cấp giấy chứng nhận.

+ Đối với hồ chứa có dung tích trữ dưới 1 triệu m3 (hoặc dưới 500 nghìn m3 đối với vùng miền núi), đơn vị quản lý đập phải có nhân viên có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông, đã có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập do Sở NN-PTNT, Cty TNHHMTV khai thác công trình thuỷ lợi tổ chức;

+ Công nhân vận hành cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ không kể quy mô phải qua khoá đào tạo do Sở NN-PTNT hoặc Cty TNHHMTV khai thác công trình thuỷ lợi tổ chức;

+ Đối với hồ chứa tràn xả lũ có cửa van vận hành bằng điện, trong thời gian vận hành xả lũ phải có thợ điện thuộc biên chế của Cty TNHHMTV khai thác công trình thuỷ lợi có bậc thợ 4 trở lên trực ban tại khu vực công trình đầu mối.

Từ quy định trên thì luật gia thấy anh đã là kỹ sư thủy lợi, nên anh có đủ điều kiện chuyển về công tác tại các công trình thủy lợi như đã nêu trên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm