| Hotline: 0983.970.780

Khẩu chiến

Thứ Năm 07/01/2010 , 11:49 (GMT+7)

Các trang báo mạng, diễn đàn của Trung Quốc đang lên cơn sốt quanh chuyện khai quật mộ Tào Tháo. Người tin chuyện bảo đây là phát hiện chấn động. Người không tin bảo, rất có thể đây chỉ là trò bịp!

Các trang báo mạng, diễn đàn của Trung Quốc đang lên cơn sốt quanh chuyện khai quật mộ Tào Tháo. Người tin chuyện bảo đây là phát hiện chấn động. Người không tin bảo, rất có thể đây chỉ là trò bịp! 

>> Thực hư quanh chuyện phát hiện mộ Tào Tháo

Sáu chứng cứ xác thực

Ngày 27/12/ 2009, Cục Văn vật quốc gia Trung Quốc và Cục Văn vật tỉnh Hà Nam đã thông báo: Phát hiện mộ Ngụy Võ Vương Tào Tháo tại thôn Tây Cao Huyệt, xã An Phong, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam.

Chiều ngày 28/12, ông Lưu Khánh Trụ, Uỷ viên Hội đồng Khoa học Viện KHXH Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Khảo cổ, trực tiếp tham gia nhóm khai quật, giao lưu trực tuyến trên mạng Sina, xác nhận ngôi mộ đang khai quật tại An Dương, Hà Nam chính là mộ của nhân vật lịch sử Tào Tháo và coi đây là “phát hiện khảo cổ trọng đại”.  

Bên trong khu khai quật

Về tổng thể, ngôi mộ hình chữ “Giáp”, xây bằng gạch, gồm 2 buồng trước sau và 4 buồng ngách, quy mô rất lớn, kết cấu phức tạp. Hầm dẫn vào mộ xây nghiêng dài 39,5m, rộng 9,8m, dốc dần xuống, nơi sâu nhất cách mặt đất 15m. Mặt bằng mộ hình thang, cạnh lớn dài 22m, cạnh nhỏ 19,5m, chiều cao hình dài 18m, tổng diện tích khoảng trên 74m2.

Sau nhiều lần khai quật, phát hiện 250 vật bồi táng bằng nhiều chất liệu như: vàng, bạc, đồng, sắt, ngọc... và 59 miếng đá có khắc hình vẽ, chữ viết. Trong đó có 8 miếng đá được cho là đặc biệt quý như miếng đá có chữ: Ngụy Võ Vương thường dụng cách hổ đại kích, Ngụy Võ Vương thường dụng cách hổ đại đao... và một chiếc gối đá có ghi Ngụy Võ Vương thường dụng úy đỉnh thạch.

Trong mộ còn có ba thi thể, một nam hai nữ. Người nam khoảng trên 60 tuổi, một người nữ chừng 20 tuổi và người nữ khác trên 50 tuổi.

Trong thông cáo báo chí, Cục Văn vật Hà Nam công bố sáu chứng cứ xác thực mộ Tào Tháo như sau: Thứ nhất, quy mô mộ lớn, tổng chiều dài chừng 60m, chất liệu gạch và kiến trúc phức tạp, xây theo kiểu đế vương, phù hợp với thân phận Tào Tháo.

Thứ hai, vật bồi táng và các bức tranh bằng đá có niên đại Hán Ngụy, phù hợp về mặt thời gian Tào Tháo qua đời.

Thứ ba, vị trí lăng mộ thống nhất với những điều được sử sách ghi lại. Trong cuốn Tam Quốc Chí – Ngụy thư ghi: Năm 220 sau công nguyên, Tào Tháo mất tại Lạc Dương, linh cữu được đưa về Nghiệp thành và chôn tại đây (phía bắc huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, TQ ngày nay).

Thứ tư, theo sử sách thì Tào Thào là người chủ trương tổ chức đám tang và xây mộ đơn giản. Các hiện vật thu được trong mộ, cách bài trí mộ chứng tỏ rõ điều này. Hơn nữa, rất nhiều hiện vật có ghi chữ Ngụy Võ Vương thường sử dụng. Nếu không phải là Tào Tháo, không ai có thể có được những đồ vật này!

Thứ năm, chứng cứ hùng hồn nhất là chiếc gối đá có ghi Ngụy Võ Vương thường dụng úy đỉnh thạch. Danh xưng Ngụy Võ Vương chính xác được dùng khi Tào Tháo qua đời.

Thứ sáu, trong mộ có thi thể một người đàn ông trên 60 tuổi, phù hợp với tuổi Tào Tháo lúc qua đời (66 tuổi).

Tổng hợp những điều trên, Cục Văn vật Hà Nam cho rằng đây chính là mộ Tào Tháo. 

Nghi vấn 

Ngay sau khi thông tin phát hiện mộ Tào Tháo được tung ra, giới báo chí Trung Quốc được dịp “vớ bở” vì đề tài cực câu khách, và các cuộc khẩu chiến giữa giới chuyên môn.

Giáo sư Viên Tế Hỉ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu của Trường Đại học Nhân dân, trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc về đời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, cho rằng: “Những cổ vật được tìm thấy có thể là giả và không đủ sức thuyết phục để khẳng định đây là mộ của Tào Tháo, vị trí của ngôi mộ không giống với những gì đã ghi trong sử sách thời kỳ đó”.

Giáo sư Viên Tế Hỉ thậm chí còn khẳng định, những chứng cứ được công bố đều không thuộc cấp một nên không đủ sức thuyết phục. Hơn nữa, ngôi mộ này từng bị đào trộm nhiều lần, do đó những thứ được tìm thấy còn rất ít.

Giáo sư Viên còn viện dẫn việc phát hiện mộ của Tào Thực, con trai Tào Tháo ở Ngư Sơn, Sơn Đông được toàn bộ giới học thuật công nhận bởi có rất nhiều chứng cứ cấp một chứng minh - những hiện vật khảo cổ và di vật được tìm thấy ở đây đều rất nguyên vẹn và đầy đủ.

Quan điểm của Giáo sư Viên Tế Hỉ được Giáo sư Cao Mông Hà, Phó chủ nhiệm Khoa Khảo cổ và Bảo tàng Trường đại học Phúc Đán ủng hộ. Giáo sư Cao Mông Hà đề nghị lấy mẫu DNA từ chiếc xương sọ Tào Tháo được tìm thấy trong mộ so sánh với hậu duệ của ông. Giáo sư Cao Mông Hà cho rằng, hiện tại chỉ nên coi đây là những nhận định sơ bộ, chứ chưa nên đưa ra khẳng định.

Tiến sỹ Hoàng Chấn Vân, chuyên gia nghiên cứu văn hóa thời kỳ Hán, Tấn cho biết: “Điều lạ là trong những miếng tranh bằng đá lại có nhiều chi tiết ca ngợi thành tích triều Hán. Một người lật đồ triều Hán như Tào Tháo sao có thể làm vậy?”.

Một số ý kiến khác cho rằng, Tào Tháo có khá nhiều vợ, trong sử sách có nhắc tới ít nhất 6 người, tại sao chỉ có 2 người chôn theo? Hơn nữa, có chuyên gia khảo cổ nghi ngờ ít nhất một trong 2 người phụ nữ chôn theo có dấu hiệu bị hạ độc. Tại sao có điều này?

Ý kiến đang được quan tâm nhất: Xét nghiệm DNA của bộ xương trong mộ và con cháu họ Tào.

Đứng trước những ý kiến phản bác, ông Lưu Khánh Trụ cho biết: “Đồng ý rằng xét nghiệm DNA là cần thiết. Nhưng tôi nhấn mạnh, 6 chứng cứ chúng tôi đưa ra đã quá đủ xác định đây là mộ Tào Tháo. DNA ư? Ai có thể chỉ cho tôi những cá nhân nào chính xác là hậu duệ Tào Tháo. Chưa kể việc bảo quản xương, các yếu tố gây nhiễu DNA cũng vô cùng phức tạp! Cho nên theo tôi, DNA có cũng được, không có cũng chẳng sao”.

Hiện tại, Cục Văn vật Hà Nam tuyên bố bảo lưu quan điểm và sẽ tiếp tục khai quật để chứng minh đây là mộ Tào Tháo.

Bên cạnh đó, một  chuyên gia trong ngành khảo cổ tiếp tục gây sốc với thông tin: Thực hư quanh chuyện mộ Tào Tháo không đơn thuần là vấn đề học thuật, mà còn là vấn đề kinh tế to lớn. Nếu đây là mộ thật của Tào Tháo, tính ra mỗi năm nó có thể mang về 420 triệu NDT thu được từ du lịch!

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm