| Hotline: 0983.970.780

Kiếp trước có thật không?

Thứ Năm 30/03/2017 , 07:40 (GMT+7)

Đưa người về tiền kiếp là một trong những thứ thu hút khán giả nhất của các nhà thôi miên, song sự thật của nó luôn gây tranh cãi...

Đưa người về tiền kiếp là một trong những thứ thu hút khán giả nhất của các nhà thôi miên, song sự thật của nó luôn gây tranh cãi bởi khó kiểm chứng, người trong cuộc cũng hiếm khi đưa ra lời xác thực.

17-21-41_thoi-mien
Nhiều người tin vào việc đầu thai chuyển kiếp

Tiến sĩ y khoa Brian Weiss, được coi là bậc thầy trong lĩnh vực thôi miên tiền kiếp với khả năng đưa một người quay lại kiếp trước của mình.

Khi đó, rất nhiều người đang hoài nghi và băn khoăn về việc liệu kiếp trước có thật không hay tất cả chỉ là trò bịp.

Các tạp chí quốc tế đưa ra những số liệu khảo sát vào năm 1997 rằng 79% dân chúng tin vào việc đầu thai chuyển kiếp, trong khi chỉ có 45% số người được hỏi tin rằng mỗi người có thể có được những trải nghiệm về tiền kiếp.
 

Tiền kiếp

Năm 1979, Weiss là chủ nhiệm khoa tâm thần học ở bệnh viện Mount Sinai ở Miami và được coi là một chuyên gia hàng về tâm thần. Ông gặp một nữ bệnh nhân tên Catherine. Cô cho biết mình thường xuyên phải trải qua những nỗi sợ hãi khó hiểu, hay bị ác mộng.

Cô nói với Weiss rằng mình đã từng là một cậu bé ở Ukraine vào đầu thế kỉ 18. Ban đầu, Weiss không tin vào câu chuyện, ông nói khi ấy ông chỉ coi đó là biểu hiện của bệnh hoang tưởng.

Tuy nhiên, mọi thứ đã đổi khác khi Weiss kể lại việc ông gặp Catherine trong trạng thái thôi miên. Cathering kể lại rằng cô đã có mặt cùng với cha của Weiss, người đã qua đời trước đó hai năm. Cô cũng nói chính xác tên của con gái Weiss đã được đặt theo tên của cha ông.

“Đó là sự thật. Tên theo tiếng Do Thái của cha tôi là Avram. Ông ấy mất hai năm về trước, lúc đó gia đình tôi không làm cáo phó. Không thể có thông tin về việc này để tra cứu. Và còn việc con gái tôi được đặt tên theo tên ông cụ nữa chứ”.

Sau sự kiện này, Weiss nghiên cứu sâu hơn về thuật thôi miên và cố gắng dùng nó để chữa bệnh cho các bệnh nhân bị chứng sợ hãi mơ hồ. Weiss nói ông thôi miên bệnh nhân để tìm hiểu nguồn gốc chứng sợ hãi, giúp họ xóa bỏ nó một cách từ từ.

Tiến sĩ tâm thần học tuyên bố ông đã chữa cho 4.000 bệnh nhân khỏi các chứng sợ hãi, song con số này chưa được kiểm chứng độc lập.
 

Nhà khoa học nói gì về thôi miên?

Các nhà tâm thần học đã sử dụng liệu pháp thôi miên trong nhiều thập kỷ để giúp bệnh nhân giảm đau hoặc giúp họ vượt qua những nỗi sợ hãi hay trầm cảm. Nhưng thực sự, điều gì đã xảy ra trong não bộ bệnh nhân khi họ ở trạng thái thôi miên luôn là điều giới khoa học muốn tìm hiểu.

David Spiegel, bác sĩ tâm thần tại Đại học Y khoa Stanford cùng các đồng nghiệp đã quyết định scan (quét) não bệnh nhân để tìm hiểu phản ứng của não bộ khi bị thôi miên.

Trong một nghiên cứu mới công bố tháng 7/2016 trên tạp chí Cerebral Cortex, Spiegel và các đồng nghiệp cho biết họ tìm thấy những dấu hiệu đặc biệt trong não của người bị thôi miên. Spiegel cho rằng những thay đổi trong hoạt động của não gợi ý cho các nhà khoa học về những gì xảy ra với tâm trí của các chủ thể bị thôi miên. Khám phá này có thể mang tới cho giới y học những hiểu biết mới về cách làm cho thôi miên có hiệu quả hơn.

Spiegel và đồng nghiệp chọn ra 545 sinh viên khỏe mạnh, cho họ một bài kiểm tra để xem họ dễ bị thôi miên mức nào. Sau cùng, nhóm nghiên cứu chọn 36 người dễ bị thôi miên nhất. Họ cũng chọn 21 người khó bị thôi miên.

Các nhà khoa học quét não của các tình nguyện viên khi họ đang đeo tai nghe. Tình nguyện viên được bảo hãy nhắm mắt, thở sâu, tưởng tượng cơ thể mình đang trôi nổi. Vài người khác được đề nghị hãy tưởng tượng về thời điểm họ hạnh phúc, một số khác tưởng tượng đang trải qua kỳ nghỉ.

Để so sánh, nhóm nghiên cứu cũng đề nghị các tình nguyện viên nghĩ về một ngày của họ, xâu chuỗi trí nhớ. Số tình nguyện viên còn lại được đề nghị không nghĩ gì đặc biệt. Từ đó, các nhà khoa học so sánh hoạt động của não bộ của từng người, từng nhóm đối tượng. Họ phát hiện những người dễ bị thôi miên có hoạt động não bộ ở vùng lưng vỏ não trước cao hơn so với nhóm khó bị thôi miên và nhóm không bị thôi miên.

Spiegel cho biết vùng lưng vỏ não trước giúp con người kiểm soát mình với môi trường xung quanh. Những người dễ bị thôi miên thường đánh mất khả năng cảnh giác với mọi thứ xung quanh vào lúc hoàng hôn hoặc khi xem phim.

Spiegel và đồng nghiệp phát hiện trong quá trình thôi miên, một số vùng não bộ điều khiển tâm trí và cơ thể hoạt động mạnh hơn, điều chỉnh được sự đau đớn mà người đó có thể cảm nhận. Một số vùng khác của não bị ngắt hoạt động. “Điều này lý giải vì sao thôi miên giúp giảm đau và việc một nhà thôi miên có thể khiến huấn luyện viên bóng đá nhảy múa như một vũ công ba lê”, Spiegel nói.

Tuy nhiên, Spiegel cho biết ông vẫn chưa hoàn toàn lý giải tại sao có những người dễ bị thôi miên, còn người khác lại không. Ông lưu ý rằng những người có những trải nghiệm đau đớn sớm trong đời thường dễ bị thôi miên hơn.

“Có những vùng trên não bộ bị tác động thực sự khi thôi miên. Biết được nguyên lý này sẽ giúp nâng cao hiệu suất thôi miên”, Spiegel nói.

Xem thêm
Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Real Madrid đã chính thức giành chức vô địch La Liga mùa giải 2023-24 sau khi chứng kiến đối thủ cạnh tranh Barcelona gục ngã trước Girona.

Quảng Trị Marathon 2024: Chốt phương án bảo đảm an toàn cho vận động viên

Sau khi thực địa đường chạy, Ban tổ chức Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa đã thống nhất các phương án đảm bảo an toàn cho vận động viên.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.