| Hotline: 0983.970.780

Kính nể người phụ nữ mong hiến xác cho y học

Thứ Ba 22/11/2016 , 08:19 (GMT+7)

Bị bệnh teo cơ hành hạ, gần 40 năm nay bà Nguyễn Thị Túy (SN 1954, tổ 4, phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) phải dùng chiếc ghế nhựa làm điểm tựa mỗi khi di chuyển. 

Mặc dù, cuộc sống khó khăn, nhưng bà lại có tấm lòng nhân hậu, mong muốn được hiến xác cho y học nước nhà.
 

Ngày định mệnh

Bà Túy sinh ra trong một gia đình có 3 chị em. Bà là con út trong gia đình nên được bố mẹ rất chiều chuộng, quan tâm và đặt niềm tin, hi vọng rất nhiều. Nhưng số phận lại trớ trêu với bà, bà mắc bệnh teo cơ, cuộc đời của bà lẽ sang hướng khác.

00-22-21_nh-1
Hàng ngày bà Túy phải thêu khăn để kiếm thêm thu nhập
 

Bà Túy chia sẻ, học hết lớp 10, đôi chân bà cứ teo dần, không thể đi lại được nên bố mẹ rất lo lắng và đi vay tiền hàng xóm để chữa bệnh cho bà. Bao nhiêu đồ đạc quý giá trong gia đình cứ “đội nón ra đi”, nhưng chỉ đi lại được 3 năm thì bệnh lại tái phát.

Uớc mơ trở thành sinh viên Đại học Hàng hải Việt Nam cũng tạm dừng từ đây. Bao hoài bão và ước mơ của một thiếu nữ tuổi đôi mươi bỗng tan biến trong phút chốc.

Bà còn nhớ như in 2 câu thơ, bà đã tự sáng tác và viết lên góc học tập để tự động viên mình, coi đó là động lực phấn đấu để trở thành sinh viên Đại học Hàng hải Việt Nam: “Ta sẽ khai mỏ dầu thật sạch/ Đóng những con tàu đi khắp đại đương”.

“Lúc đó tinh thần tôi hụt hẫng, không còn tâm chí để sống, ngày nào tôi cũng nằm khóc, cuộc sống trở nên buồn tủi hơn. Nhưng được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi quyết tâm gượng dậy để làm lại cuộc đời”,  bà Túy cho hay.

Bà xin phép bố mẹ, đi làm kế toán cho một công ty gần nhà, rồi đi dậy thêu cho mọi người để kiếm sống. Thế nhưng, niềm vui chẳng được bao lâu thì nỗi buồn lần lượt kéo đến bà. Năm 1990, cụ thân sinh của bà Túy mắc bệnh nặng rồi ra đi mãi mãi. Năm 1991, người mẹ cũng bỏ lại 3 chị em bà. Hai năm sau, người anh trai và chị gái cũng lần lượt ra đi, một mình bà chống trọi với căn bệnh hiểm nghèo. Một lần nữa, bà như bị rơi xuống “vực thẳm”.

“Khó khăn chồng chất khó khăn, cuộc đời tôi quay lại con số không (không chồng, không con, không người thân bên cạnh,…). Một mình tôi sống trong căn nhà cấp 4 xuống cấp, chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo”, bà Túy buồn rầu.
 

Mong muốn được hiến xác

Tôi hỏi, hàng ngày ai giúp bà nấu cơm? Bà Túy cho hay: Cứ đến gần trưa thì đứa cháu gần nhà sang nấu giúp, hoặc ai sang chơi thì nhờ họ cắm cơm hộ. Đã nhiều năm nay, một ngày tôi chỉ ăn có một bữa trưa.

00-22-21_nh-2
Ngôi nhà cấp 4 nơi bà Túy sinh sống
 

Để có tiền chi tiêu hàng tháng, bà Túy chỉ biết trông chờ vào số tiền trợ cấp hàng tháng dành cho người khuyết tật là 360 nghìn đồng/tháng và số tiền bà làm từ thêu khăn tại nhà là 100 nghìn đồng/tháng.

Mặc dù cuộc sống khó khăn là thế, nhưng bà lại có tấm lòng nhân hậu. Năm 2011, theo dõi qua ti vi, đài báo, bà thấy sự phát triển của ngành Y nước ta còn kém so với nước ngoài, nên trong đầu bà bắt đầu nảy ra ý định muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa.

“Tôi muốn Y học nước mình phát triển mạnh hơn và cũng muốn giúp những người thiệt thòi hơn mình nên trong tâm thâm lúc nào cũng chỉ mong muốn được hiến mô, hiến tạng để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu, giúp phát triển ngành Y”, bà Túy chia sẻ.

Đó là tâm nguyện cuối cùng của bà sau khi trở về với tổ tiên. Hiện bà Túy đang tiến hành làm thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc đăng ký hiến xác để gửi lên Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Hà Nam và trường Đại học Y Hà Nội phê duyệt.

Câu chuyện về người đàn bà tật nguyền mong muốn được hiến xác cho ngành Y đã lan tỏa ra khắp xóm làng. Nhiều người dân trong làng cảm động trước tấm lòng nhân hậu, cao cả của bà. Một nghĩa cử cao đẹp mà không phải ai cũng dám nghĩ tới.

Chị Nguyễn Thị Hoa, người dân cùng làng cho biết: “Cuộc sống của bà Túy rất vất vả và khó khăn, một mình bà sống trong căn nhà cấp 4. Tuy khổ sở, nhưng lại được nhiều người dân yêu quý bởi bà dám đăng ký hiến xác của mình sau khi mất cho nghành Y”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm