| Hotline: 0983.970.780

Lâm bệnh nặng, nhà lại quá nghèo

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:32 (GMT+7)

Chị Hương mang trong mình bệnh hiểm nghèo, lại quá nghèo với nỗi đau âm ỉ, dai dẳng nhiều năm qua, kể từ khi phát bệnh hồi đầu tháng 4/2009.

Chị Đinh Trần Thị Diệu Hương (ảnh), thường trú tại tổ 13B, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) có hoàn cảnh gia đình hết sức khốn khó: Mang trong mình bệnh hiểm nghèo, lại quá nghèo với nỗi đau âm ỉ, dai dẳng nhiều năm qua, kể từ khi phát bệnh hồi đầu tháng 4/2009.

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Hương vào buổi trưa, nhà ở sâu hun hút trong con hẻm nhỏ chật chội, đìu hiu, vắng vẻ, hẻm hẹp đến nỗi không lọt chiếc xe máy.

Nhìn gia cảnh chị, chúng tôi không khỏi xót xa, quặn lòng, nhà chưa đầy 20m­­2 thấp lè tè, nóng bức dữ dội vào mùa hè, dột nát ẩm thấp vào mùa mưa, nhìn quanh trong nhà không có gì đáng giá, ngoài mái nhà nhỏ đơn sơ, tuềnh toàng đã xuống cấp hư hỏng.

Chúng tôi đứng một lát mà nắng nóng hầm hập chịu không nổi, thử hỏi chị ở cả đời, sao không bệnh tật, đau ốm. Từ hơn 4 năm nay chị bị bệnh tê liệt, đi lại rất khó khăn, vất vả, lại mắc thêm bệnh thần kinh hành hạ cơ thể, nỗi đau lại nối tiếp nỗi đau làm người chị gầy gò, ốm yếu, tiều tuỵ da bọc xương, già đi trước tuổi.

Hiện tại bệnh tình biến chứng ngày càng trầm trọng, chị bị liệt nửa người, thần kinh đau nhói lại không ổn định. Chị nằm, ngồi đó với nỗi đau tuyệt vọng đến tận xương tuỷ, mọi sinh hoạt cá nhân đều diễn ra tại chỗ. Trông thấy mọi người chị khóc nức nở, ngập ngụa nước mắt như muốn cầu cứu điều gì đó, ai cũng nao lòng, không cầm được nước mắt.

 Được biết chị được gia đình, người thân chuyển hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để chạy chữa, điều trị, gần đây nhất là Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng và Bệnh viện Tâm thần Hoà Khánh, nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm, đành phải đón chị về nhà chăm sóc.

Trong nhiều năm đau ốm, chuyển viện, gia đình phải bán hết đồ đạc tư trang trong nhà, để chạy chữa thuốc thang và phải vay mượn của người thân, bạn bè một số tiền khá lớn, mà không biết bao giờ mới trả được. Gia đình chị là hộ nghèo khó nhất tại địa phương.

Giờ chị nằm đó chỉ trông chờ vào sự chia sẻ, cưu mang, giúp đỡ của cộng đồng xã hội. Chị khóc nức nở nói trong ngậm ngùi, đau xót với chúng tôi: “Mong nhờ mọi người cứu giúp, hỗ trợ, để tôi có tiền tiếp tục chữa bệnh, giành lại sự sống”.

Còn anh Phạm Châu, người hàng xóm cạnh nhà của chị, cũng là Tổ trưởng dân phố số 13B phường Phước Mỹ, thì than thở: "Chị Hương đau ốm liên miên nhiều năm nay, hoàn cảnh gia đình khó khăn lắm, hiện nay không có tiền để đi viện, phải nằm nhà. Mong sao xã hội hỗ trợ, chia sẻ, đồng cảm để chị có điều kiện nằm viện, điều trị bệnh”.

Hoàn cảnh của chị Hương mắc phải bệnh hiểm nghèo, lại quá nghèo. Mong rằng các cơ quan, đoàn thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, từ thiện khắp nơi, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ để chị Hương có điều kiện chạy chữa bệnh, khắc phục những khó khăn, bệnh tật trước mắt, mà ổn định cuộc sống lâu dài.

Mọi sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ xin gửi về chị: Đinh Trần Thị Diệu Hương, tổ 13B phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng). Hoặc liên hệ anh Phạm Châu (tổ trưởng), điện thoại: 01225.508.155, để biết thông tin thêm về chị Hương. Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07105.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm