| Hotline: 0983.970.780

Những ngôi làng bệnh tật bủa vây:

Làng ma ám

Thứ Hai 18/08/2014 , 10:15 (GMT+7)

Làng ma ám, làng tâm thần, làng khó sống… là cái tên mà mọi người đặt cho tổ 5 thôn Phú Dương, xã Quế Thuận (Quế Sơn, Quảng Nam). 

Ở Quảng Nam, ngôi làng có 35 hộ dân nhưng tới 18 người bị bệnh tâm thần. Số người bị mắc bệnh ngày một tăng nhưng nguyên nhân thì chưa rõ. Hoặc ngôi làng có 58 hộ dân nhưng rất nhiều người mắc bệnh lạ, đi viện điều trị nhưng không qua khỏi, khiến nhiều người đồn đoán làng bị mắc bùa ngải.

Làng ma ám, làng tâm thần, làng khó sống… là cái tên mà mọi người đặt cho tổ 5 thôn Phú Dương, xã Quế Thuận (Quế Sơn, Quảng Nam). Tổ có 35 hộ nhưng 18 người mắc bệnh tâm thần, hàng chục người bị tai biến, ung thư chết.

BỆNH TẬT HÀNG LOẠT

Theo thống kê, thôn Phú Dương có hơn 300 hộ, trên 1.000 nhân khẩu thế nhưng có đến đến 22 trường hợp bị mắc bệnh tâm thần, trong đó tổ 5 có 35 hộ thì có đến 18 người bị tâm thần. Đây là tổ có nhiều người mắc bệnh nhất của Phú Dương.

Đến tổ 5, cứ đi chừng vài chục mét lại gặp một nhà có người bị tâm thần. Chúng tôi bắt gặp nhiều người lớn tuổi nhưng chạy nhảy như trẻ con; có người cười đùa, la hét ầm ĩ.

Đến thăm ông Lưu Niên (50 tuổi) bị tâm thần khiến chúng tôi một phen hoảng sợ. Ngôi nhà của ông nằm tách biệt khỏi làng, lẻ loi giữa cánh đồng. Mới đến đầu ngõ, ông Niên đã vội vàng đóng cửa lại và miệng lẩm bẩm, nhìn vào cánh cửa ngôi nhà mà chúng tôi không cầm được nước mắt. Bốn cánh cửa khép lại nhưng chỉ còn bộ khung. Ông thò đầu ra ngoài rất thảm thương để ngăn không cho người vào nhà.

Ông Trương Văn Tâm, Trưởng Ban mặt trận thôn, người dẫn đường cho chúng tôi phải thuyết phục mãi ông Niên mới đồng ý mở cửa. 

Ông Niên trước đây tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia; cuộc chiến kết thúc, ông trở về địa phương. Năm 1985, ông Niên bỗng dưng phát bệnh tâm thần. Lúc đó, mẹ của ông Niên đã qua đời nên ông sống qua ngày nhờ sự giúp đỡ của bà con làng xóm, ai cho cái gì thì ông ăn cái nấy. Từ ngày mắc bệnh, ông rất ít ở nhà, cứ đi la cà khắp xóm, còn ở nhà thì lại đập phá đồ đạc.

Ông Tâm kể, căn nhà mái tôn này do Nhà nước hỗ trợ nhưng ông Niên đã tháo dỡ mái xuống và vứt đi. Hoàn cảnh quá thương tâm, bà con trong thôn gom góp mua gói xi măng về lợp lại để ông có chỗ trú ngụ. Phía trong căn nhà của ông Niên trống trơn, chỉ có mấy bộ áo quần rách và một cái giường làm bằng tre.

Ngoài trường hợp ông Niên thì ở tổ 5, gia đình ông Nguyễn Nhứt (SN 1964) thuộc trường hợp đặc biệt. Vợ chồng ông có 4 người con nhưng có đến 2 người bị bệnh tâm thần nặng. Nguyễn Công Định (SN 1983) học đến lớp 9 đang rất khỏe mạnh thì bỗng dưng đổ bệnh. Định đập hết mọi vật dụng trong nhà, đánh ba mẹ, hàng xóm.

Nỗi đau tiếp tục ập đến với gia đình ông Nhứt khi hai năm sau, em của Định là Nguyễn Công Hương (SN 1988) bị bệnh giống anh. Hai anh em được đưa vào Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam điều trị nhưng không thuyên giảm. Đến nay, cả hai người con của ông Nhứt ở lại bệnh viện để được điều trị.

“Ngày chưa đưa hai anh em chúng vào bệnh viện thì có bao nhiêu đồ đạc trong nhà đều bị phá sạch, do đó vợ chồng tôi đã làm một căn phòng riêng để nhốt các con lại, còn không thì chúng đi ra ngoài gặp ai cũng đánh, gặp cái gì cũng đập phá. Con cái như thế nên chồng tôi đau buồn và mắc bệnh tai biến. Trụ cột của gia đình coi như mất. Hiện ông ấy ở nhà nhưng không làm được gì”, bà Đinh Thị Phú, vợ ông Nhứt cho biết.

09-36-32_nh-2
Vợ chồng ông Nguyễn Nhứt có 2 người con bị bệnh tâm thần

Những gia đình có người bị tâm thần ở tổ 5 đều rất nghèo khó, hầu hết các ngôi nhà xây là do Nhà nước hỗ trợ. Như trường hợp chị Nguyễn Thị Chút (SN 1969), có chồng và sinh được một người con thì bỗng dưng bị điên. Sau đó, chồng chị bỏ vào miền Nam lấy vợ khác, không trở về, hoàn cảnh của chị rất thương tâm.

Theo ông Tâm, càng gần đây số người bị tâm thần ngày một tăng cao. Có năm, 4 - 5 người phát bệnh. Chúng tôi không thể lý giải được nguyên nhân gây nên căn bệnh mà người dân nơi đây vẫn quen gọi là bệnh “lạ kỳ” hoặc bệnh “ma ám”. Nhiều người đang yên đang lành, sức khỏe bình thường bỗng dưng nửa đêm chạy nhảy, cười đùa, la hét rồi đổ bệnh điên.

Bệnh tâm thần ở đây không loại trừ bất cứ ai, từ người già đến con trẻ. Có người đi bộ đội về bị điên, có người đang đi học cũng điên, kể cả chuẩn bị lấy chồng cũng mắc bệnh… Ở thôn này, trung bình mỗi năm lại có một người phát bệnh, khiến ai cũng lo sợ.

“Đã có nhiều cuộc họp ở huyện, tôi đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc để phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Rất nhiều lời đề nghị của xã lên cấp trên nhưng đến nay không thấy phản hồi gì. Do đó, vấn đề phòng tránh không biết đâu mà lần”, ông Tâm bày tỏ.

Ngoài bệnh tâm thần, theo danh sách của thôn Phú Dương, hiện số người chết và bị bệnh ung thư tăng nhanh. Tại tổ 5 có đến 10 người bị ung thư chết trong vòng chưa đầy 10 năm nay.

BỎ NHÀ BỎ CỬA

Không dám ăn thịt chó

Ở thôn Phú Dương có một sự việc xảy ra đã lâu và ám ảnh đến tận bây giờ. 
Trước đây, ở làng có một người phụ nữ mất tích, người dân tìm kiếm khắp nơi không thấy.
Sau một thời gian thì phát hiện một con chó cắp bộ quai hàm ăn, cũng lúc này thi thể người phụ nữ được tìm thấy ở ruộng mía và mất đi một số bộ phận cơ thể. Và từ ngày đó, mọi người trong làng không dám ăn thịt chó.

Tổ 5 hiện rất gần nghĩa địa của làng, có những hộ gia đình cách vài chục mét. Trong năm 2003 - 2004, 30 hộ dân tổ 5 sống gần nghĩa địa do quá sợ hãi đã cùng nhau phá bỏ những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, dời đi chỗ khác để sinh sống.

Nhiều người dân cho rằng do địa phương làm điều gì đắc tội nên bị trừng phạt, bởi vậy mới đây người dân trong thôn cùng nhau góp tiền tu bổ lại hai ngôi miếu Ông và miếu Bà đã bị chiến tranh tàn phá trước đó. Người dân đều đặn hương khói mong thần linh không bắt phạt. Tuy nhiên, người dân bị tâm thần, ung thư tại địa phương vẫn không ngừng tăng.

Theo người dân cho biết, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thôn Phú Dương là nơi địch dùng để đóng đồn trong thời gian dài. Đến nay, người dân sử dụng nguồn nước giếng đào để ăn.

Nhiều người nghi ngờ họ bị bệnh là do nguồn nước hoặc không khí bị ô nhiễm. Tuy nhiên, về nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều người tâm thần và bị ung thư đến nay vẫn chưa thể lý giải được. Chính vì điều này mà tại thôn tồn tại rất nhiều câu chuyện huyền bí.

Cũng vì bệnh tật bủa vây nên thôn Phú Dương có đến 56 hộ nghèo, 100 hộ cận nghèo. Số hộ này chủ yếu tập trung ở tổ 5. Để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, nhiều năm nay người dân Phú Dương thành lập quỹ “Ăn nín nhịn thêm”, mỗi ngày, một gia đình đóng góp 1.000 đồng để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh éo le.

09-36-32_nh-3
Tàn dư của những ngôi nhà bị phá bỏ

Ông Bùi Tuần, Chủ tịch UBND xã Quế Thuận, cho biết, thực trạng người bị bệnh thần kinh, bệnh ung thư ở thôn Phú Dương đã là nỗi trăn trở của bà con nhân dân và chính quyền địa phương nhiều năm nay. Xã đã nhiều lần báo cáo lên các cấp để tìm nguyên nhân, nhiều đoàn về địa phương lấy mẫu nước, tuy nhiên không thấy trả lời.

“Hiện một số tổ ở thôn Phú Dương đã có hệ thống nước sạch nhưng ở tổ 5 cách xa, địa phương có con sông nhưng mùa nắng cạn, ô nhiễm quá nên không thể lấy nguồn nước đó, trong khi lấy nước nơi khác thì xã không đủ điều kiện”, ông Tuần nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm