| Hotline: 0983.970.780

Làng thanh niên biên giới

Thứ Năm 15/05/2014 , 17:22 (GMT+7)

Nói làng thanh niên bởi những chủ nhân của ngôi làng đều từ 22 - 28 tuổi. Và, đến tháng 6 này, làng mới vừa tròn 4 tuổi. 

Chính nhờ cái sự trẻ ấy mà làng đã nhanh chóng vươn mình và xanh tươi. Đó là làng Thanh niên lập nghiệp ở xã biên giới Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

1. Từ trung tâm TP.Tây Ninh, chúng tôi được anh Lê Đức Lực, cán bộ Tỉnh đoàn, Phó ban Dự án Làng Thanh niên (LTN) dẫn đường đến thăm ngôi làng mới ra đời cách đây 4 năm. Vượt qua đoạn đường nhựa dài 20 km, qua cầu Bến Sỏi, hết rẽ trái, rẽ phải về hướng Tây Nam, rồi đi tiếp một đoạn đường đất đỏ khá dài mịt mù bụi, hai bên là những cánh đồng mía ngút ngàn đang thu hoạch, chúng tôi đến LTN.

Vừa dừng xe ngay đầu làng, chúng tôi đã thấy một thanh niên trẻ, bộ đồ lao động trên người anh ướt loang lổ, chạy ra đón với nụ cười rất tươi. Anh Lực cười gới thiệu: “Đây là anh Huỳnh Thanh Long, Bí thư Chi đoàn kiêm “trưởng làng” làng Thanh niên”.

Long vừa bắt tay tôi vừa thanh minh: “Tôi vừa đi cạo mủ về, đi qua mấy rẫy mì còn sương đêm nên quần áo ướt, lôi thôi vậy, anh thông cảm nha”. Hỏi ra mới biết, ngoài 1,5 ha được cấp đã SX, thời gian rỗi Long đi làm thuê kiếm thêm thu nhập. Vì thế, gia đình Long là một trong những hộ khá của làng.

18-10-00_nh-2
18-10-00_nh-3
Mới lên lập nghiệp năm thứ 4, nhưng căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Huỳnh Thanh Long đã đầy đủ tiện nghi sinh hoạt

"LTN là dự án của Tỉnh đoàn Tây Ninh lập năm 2008, được Trung ương Đoàn phê duyệt và bắt đầu xây dựng. Đến tháng 6/2010, LTN bắt đầu đón những chủ nhân đầu tiên đến lập nghiệp. Tiêu chuẩn để được lên LTN là những cặp vợ chồng trẻ, ưu tú, nhưng còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, không có đất SX và được địa phương giới thiệu. Lên đây, họ được cấp 1,5 ha đất SX và 1 công đất ở, làm vườn. Ngoài ra, mỗi hộ còn được hỗ trợ kinh phí 20 triệu đồng để xây nhà”, anh Lực cho biết.

Nhớ lại những ngày chân ướt chân ráo lên đây, Long trầm ngâm: “Hồi mới lên, ở đây không điện, không đường, không nhà, cây cối cũng không, toàn cỏ dại, đầm lầy địa thôi. Vì thế, nhiều anh em cũng nản. May nhờ mọi người quyết tâm và sự động viên kịp thời của phương, Tỉnh đoàn, nên dần dần khó khăn cũng qua”.

Tôi nhìn quanh, quả là nhanh thật, LTN đã ra dáng một ngôi làng trù phú với đường giao thông bàn cờ, những ngôi nhà ngói đỏ khang trang nép mình dưới tán cây xanh đã cao quá nóc nhà, hay giàn bầu, thiên lý rợp mát trước sân.

Vừa dẫn tôi đi tham quan một vòng quanh làng trên những con đường chung cấp phối, đắp cao và rải sỏi đỏ, anh Lực vừa giới thiệu: Làng có diện tích 232 ha, được chia thành 6 khối với 11 dãy nhà, tổng cộng có 100 hộ. Làng hiện đã có nhà Văn hoá cộng đồng, trường mẫu giáo, nhà Ban quản lý...

Tất cả đều được xây dựng khang trang, thoáng mát. Nhà sinh hoạt văn hoá của làng là nơi hội họp của Chi đoàn, họp tổ dân cư tự quản; là nơi để các cư dân trẻ trong làng sinh hoạt văn hoá văn nghệ sau những ngày làm việc...

“Toàn thanh niên thế này, có xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự không?”, tôi hỏi. “Từ khi thành lập làng đến nay, chưa hề xảy ra việc gì đáng tiếc, anh đi một vòng hết các nhà thử xem tôi nói đúng không. Mặc dù mỗi hộ từ một nơi khác nhau đến đây, chưa hề biết nhau nhưng khi đến đây, mọi người sống đùm bọc, tình cảm như một gia đình.

Mỗi khi nhà ai có việc là xúm lại hỗ trợ. Vào vụ mùa, các gia đình luân phiên làm đổi công. Có món gì ngon cũng í ới gọi nhau đến ăn. Hiện làng có 13 đảng viên và 121 đoàn viên, được tổ chức sinh hoạt ghép cùng Chi bộ và Chi đoàn ấp Bến Cừ. Từ ngày thành lập đến nay, làng chưa có trường hợp nào vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế sinh hoạt của làng”, anh Lực nói.

2. Ghé căn nhà nhỏ của vợ chồng Long, tôi thấy trong nhà đã có đầy đủ, từ tủ thờ bằng gỗ, salon, ti vi, tủ lạnh đến cả máy giặt. Ngoài sân, đàn gà, vịt cả trăm con đang nhác nhác kiếm mồi. Phía sau nhà, Long còn có chuồng nuôi 2 con heo rừng nữa. Long cho biết, năm 2011 gia đình Long canh tác trên 1,5 ha đất trồng mì, trồng lúa lãi khoảng 40 triệu đồng. Hầu hết các gia đình đều đạt được mức lợi nhuận ấy.

Sang năm 2012, Long quyết định trồng 0,5 ha ớt thu được 700 - 800 kg, nhưng giá ớt xuống qua thấp nên chỉ lời được khoảng 7 - 8 triệu đồng. Khi ớt vừa tàn, giá ớt lại nhảy lên 33.000 đồng/kg. Một ha còn lại, Long trồng mì nay đã lên xanh tốt. "Giá mỳ cũng đang nhích dần lên", Long phấn khởi cho biết. Sau một năm SX, vợ chồng Long đã dành dụm mua xe máy và các vật dụng trong nhà.

18-10-00_nh-6
Anh Chu Văn Quyết và chiếc máy cày trên cánh đồng ở LTN

Ðể tạo điều kiện cho các hộ gia đình ở LTN có điều kiện đầu tư, SX, Ban Quản lý dự án đã phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân 736 triệu đồng từ nguồn vốn vay phục vụ nước sạch vệ sinh môi trường cho 92 hộ vay (8 triệu đồng/hộ) và 800 triệu đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm cho 40 hộ (20 triệu đồng/hộ).

Rời nhà Long, chúng tôi ghé vào nhà vợ chồng anh Chu Văn Quyết, một trong số những nông dân SX giỏi nhất của làng. Ngôi nhà khá khang trang với phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp được thiết kế hợp lý. Trong nhà cũng đã đầy đủ mọi thứ như tivi, tủ lạnh, salon gỗ trị giá hơn 20 triệu đồng.

Quyết cho biết, trước khi được vào lập nghiệp ở LTN, vợ chồng anh cũng có thu nhập tương đối ổn định ở Suối Ngô (huyện Tân Châu, Tây Ninh) bằng nghề cạo mủ cao su. Bình quân mỗi tháng cũng được khoảng 10 triệu đồng. Nhưng từ khi cậu nhóc ra đời, cuộc không dần khó khăn hơn.

“Làm mãi mà chẳng dư đồng nào. Mà nếu cứ đi làm thuê như vậy thì sẽ nghèo hoài thôi. Lúc đó tôi chỉ ước có mảnh đất để canh tác. Thật may là dự án LTN ra đời, vợ chồng tôi lại được một suất”, Quyết kể lại.

Trước khi về LTN, anh bán hết đất đai nhà cửa và sắm một chiếc máy cày. Anh đã nhận định đúng, mấy năm nay, bình quân anh thu khoảng 60 triệu từ tiền công đi cày thuê cho các hộ trong làng. Có tiền, anh đầu tư mua thêm gần 3 ha đất. Hồi đầu năm nay, anh trồng được 4,5 ha mì.

“Đến một lúc nào đó, cày thuê sẽ không còn thu nhập cao nữa, vì có thể mọi người cũng sẽ sắm máy cày. Cho nên, mua thêm đất vẫn là chiến lược lâu dài nhất”, Quyết nói. Tôi nghe và không khỏi thầm phục anh chàng nông dân kiêm “chuyên gia dự báo kinh tế” này.

18-10-00_nh-7
Cảnh sum họp đầm ấm, chung tay lo mọi việc giúp nhau của các thành viên LTN

Không chỉ canh tác trên diện tích 1,5 ha đất được giao, thành viên của LTN còn chủ động triển khai các mô hình SX mới như trồng rau mầm, măng tây xanh, nuôi cá lóc, nuôi rắn, làm cây kiểng, bonsai... Gặp chúng tôi, anh Nguyễn Sỹ Nam, một thành viên của LTN cho biết, gia đình anh trước đây ở xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, mưu sinh chủ yếu bằng làm thuê, làm mướn. Từ khi lên LTN lập nghiệp, cuộc sống của gia đình anh đã đỡ vất vả hơn nhiều, khi vợ chồng anh vừa SX, chăn nuôi bò, vừa mở một tiệm tạp hóa nhỏ trong làng để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, anh còn nuôi chuồng rắn Long Thừa, hứa hẹn cho thu nhập cao.

"Nhờ dự án LTN mà chúng tôi có điều kiện để xây dựng cuộc sống mới", anh Nam nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm