| Hotline: 0983.970.780

Lão ngư& mộng nuôi cá lồng ở Trường Sa

Thứ Tư 30/03/2011 , 08:30 (GMT+7)

Ấp ủ mộng nuôi cá lồng tại quần đảo Trường Sa từ rất lâu nhưng lão ngư Phạm Ngọc Đông vẫn chần chừ chưa dám quyết...

Ấp ủ mộng nuôi cá lồng tại quần đảo Trường Sa từ rất lâu nhưng lão ngư Phạm Ngọc Đông vẫn chần chừ chưa dám quyết vì chưa kiếm được người có kinh nghiệm nuôi, giúp quán xuyến các bè cá lồng trên đảo. Chuyến ra khơi lần này thì khác... 

>> Phao cứu sinh trên biển
>> Trường Sa ký sự 

Tò mò cá lồng giữa biển khơi

Tàu ra Trường Sa lần này đụng phải đợt gió mùa tăng cường. Sóng phủ từ trên đỉnh khoang lái xuống boong tàu khiến từ thủy thủ đoàn cho đến hành khách đều bị say sóng mệt nhoài. Suốt chặng đường hơn 300 hải lí, dài tới 1 ngày hai đêm, ngoài những chiến sĩ hải quân dạn dày sóng gió, rất ít thành viên trong đoàn khách thăm Trường Sa đủ sức leo lên boong tàu. Cơn gió mùa đã tặng cho những công dân đất liền một chút hương vị đặc trưng của biển cả. Biển quả thật không dễ để làm quen. Nhưng trong cái rủi cũng có cái may, nhờ sóng to, gió lớn mà tôi có cơ hội kết giao với lão ngư Phạm Ngọc Đông, một ngư dân “nghiện” biển đảo.

Khi tàu cập đảo Đá Tây thì cũng là lúc ông Đông đang hoàn tất công việc tiếp dầu và nước ngọt chuẩn bị ra khơi. Vào đảo lần này, ngoài tránh gió và tiếp nhiên liệu ông Đông còn có ý định khảo sát địa hình nuôi trồng thủy sản tại đây. Sinh ra và lớn lên ở một làng chài thuộc xã Vĩnh Thạnh (TP Nha Trang, Khánh Hòa), từ nhỏ ông Đông đã theo cha rong ruổi trên khắp các ngư trường. Nói về biển Đông, ông thuộc địa hình từng điểm đảo của quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cho tới vùng biển giáp Indonesia.

 Thủa trước, ngư dân trên biển không có thiết bị định vị hiện đại như bây giờ, nhiều khi chạy từ biển vào bờ, phải căn dựa vào tần số sóng radio, phải ghi nhớ luồng lạch, địa hình để xác định vị trí. Giờ hiếm có chủ tầu nào nắm rõ các sản vật quý trên từng hòn đảo đến như ông. Vùng nào có hải sâm, bào ngư, vùng nào có nhiều tôm hùm, cá ngừ, cá tráp, cá mú, cá thu, nơi nào rùa biển hay về đẻ trứng…

Cho tới nay, 65 tuổi đời ông đã có 55 năm gắn liền với mặt biển. Từng làm đủ mọi nghề: câu mực, câu cá ngừ đại dương, lặn biển tìm hải sâm, săn vịt biển, cứ liên quan đến đánh bắt trên biển thì việc gì ông cũng thạo. Duy chỉ có nuôi cá lồng trên biển thì ông chưa thử bao giờ. Mấy năm gần đây, tại đảo Đá Tây xuất hiện nhiều lồng nuôi cá, nghe đâu là của Cty Dịch vụ hải sản Trường Sa khiến ông Đông hết sức tò mò. Mỗi lần cập đảo mua dầu ông lại ghé sang hỏi thăm tình hình nuôi cá.

Anh Sơn, cán bộ được đơn vị giao phụ trách toàn bộ việc nuôi cá, cũng như cung ứng dầu, nước ngọt cho ngư dân tỏ ra rất nhiệt tình đưa ông đi khảo sát, giới thiệu từng lồng cá nuôi theo công nghệ của Úc. Anh còn đặt vấn đề thu mua lại những loại cá chuồn nhỏ mà ngư dân đi biển thường phải bỏ đi để làm thức ăn cho cá. Sau vài lần đi lại bán cá nguyên liệu cho Cty, ông Đông nhận thấy đàn cá trong lồng sinh trưởng tốt, lớn rất nhanh. Mỗi lồng cá chỉ nuôi chừng 9 tháng là có thể thu hoạch, con nào cũng béo nung núc. Nặng từ 1-2 kg, tùy loại.

Giống cá hồng đen mà Cty đang nuôi trên đảo Đá Tây chính là loại cá sinh trưởng tự nhiên ở vùng biển này nên hoàn toàn thích ứng với môi trường, không có bệnh. Mỗi lần đến giờ cho cá lồng ăn, cá hồng tự nhiên quen mui cũng kìn kìn kéo đến nhặt thức ăn rơi vãi nom thật sướng mắt. Tàu cá của ông Đông cũng thường đánh bắt được những mẻ cá hồng lớn, hiện giá của loại này dao động từ 60 - 80 ngàn đồng/kg cá cấp đông. Nếu tươi có thể bán với giá cao gấp 3 lần. Ngoài cá hồng, người ta còn nuôi cả cá chẽm, cá chim...đều là những giống cá ngon và có giá trị kinh tế cao.

Nhìn mô hình nuôi cá lồng trên biển, ông Đông chợt nảy sinh ý định khai thác thời gian nhàn rỗi, tạo thêm công ăn việc làm cho các thuyền viên của mình. Hiện ông đang làm chủ của 2 tầu câu cá ngừ đại dương, quản lý trên 20 thủy thủ. Tất cả thu nhập của thủy thủ đoàn đều phụ thuộc vào mùa đánh bắt cá ngừ từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Thời gian còn lại mọi người đều phải chật vật kiếm sống nên ông Đông thấy không cam lòng.

Chi bằng ông tổ chức nuôi cá tại đảo, cũng là một suất dầu chạy ra khơi đánh cá, tại sao không tận dụng triệt để. Ông lại sẵn thuyền có thể khai thác các nguồn thủy sản trực tiếp bổ sung nguồn thức ăn cho cá. Vừa kết hợp đánh bắt các loại thủy sản trên vùng biển Đông, như vậy chắc chắn thu nhập của anh em thủy thủ đoàn sẽ thêm phần ổn định và tăng lên đáng kể.

Cá hồng đen và ước mơ đỏ

Ấp ủ mộng nuôi cá lồng tại quần đảo Trường Sa từ rất lâu nhưng lão ngư Phạm Ngọc Đông vẫn chần chừ chưa dám quyết vì chưa kiếm được người có kinh nghiệm nuôi, giúp quán xuyến các bè cá lồng trên đảo. Chuyến ra khơi lần này thì khác, ngoài thủy thủ đoàn “biên chế”, thuyền của ông Đông còn chở thêm “chuyên gia” nuôi cá lồng Ngô Công Thành, một thanh niên trẻ ở cùng xã Vĩnh Thạnh.

 Thành có kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại các bè nuôi cá ở địa phương nhưng không có vốn tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình. Thành đã dự định vay vốn ngân hàng theo chương trình xuất khẩu lao động với hy vọng sau vài năm trở về sẽ có được chút vốn liếng nho nhỏ. Biết vậy, ông Đông động viên Thành cùng cộng tác hướng ra biển: “Đi xuất khẩu lao động thì phải bỏ vốn vài chục triệu đồng, mất một năm làm để trả nợ, hai năm sau mới bắt đầu thu lợi mỗi tháng 6-7 triệu đồng. Không bằng ở nhà tự làm. Mình làm mình hưởng mà không mất vốn, không phải trả nợ”. Hứa sẽ đảm bảo mức thu nhập cứng 6-7 triệu đồng mỗi tháng, ngoài ra khi thu hoạch cá vẫn được hưởng lợi như các thành viên trong thủy thủ đoàn, ông Đông đã chính thức tuyển dụng được chàng chuyên gia trẻ cho “dự án” phát triển kinh tế hướng biển cùa mình.

Trong chớp nhoáng ông Đông đã quyết định đầu tư thí điểm tại đảo Đá Tây 5 lồng cá hồng đen. Nếu công việc thuận lợi, sau khi thu hoạch cá ông sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống nuôi thêm cá chim, cá chẽm, thậm chí có thể nuôi cả cá ngừ đại dương…

Thời gian tàu cập đảo, Thành đã khảo sát toàn bộ địa hình nuôi cá tại đây kết quả đúng như mong đợi, biển lặng êm, nước sạch, bãi rộng… tất cả hội đủ các yếu tố kĩ thuật để nuôi trồng thủy sản. “Với môi trường nước ở đây em nghĩ chắc chắn sẽ thành công. Biển tương đối tĩnh, đây là điểm quan trọng vì là sóng lớn quá thì con cá sẽ thường xuyên bị mệt. Vùng đảo này vốn là nơi trú gió bão của các ngư dân, sóng khơi cấp 6 thì vào đây cũng sẽ giảm đi thành cấp 4”.

 Điều băn khoăn duy nhất của Thành là chi phí vận chuyển thức ăn cho cá cũng như chi phí vận chuyển cá thành phẩm vào bờ để bán quá lớn. Nhưng ông Đông nhanh chóng giải tỏa khó khăn này, sống ở biển Đông người ta luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ những người cùng cảnh. Nếu nuôi cá lồng tại đây ông Đông có thể gửi mua lại thức ăn công nghiệp từ Cty Dịch vụ hải sản Trường Sa với giá ở trên bờ, thậm chí đến chu kì thu hoạch ông cũng sẽ bán luôn cho đơn vị này. Đổi lại phần đầu tư thiết bị lồng, lưới phục vụ nuôi cá ông sẽ đặt mua của Cty và đội tầu cá của ông sẽ vẫn đảm nhiệm việc cung ứng thức ăn tươi cho cả hai bên. (Hết)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm