| Hotline: 0983.970.780

Libya bị đình chỉ tư cách tại Hội đồng Nhân quyền

Thứ Tư 02/03/2011 , 10:49 (GMT+7)

Với việc thông qua nghị quyết này, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã phê chuẩn việc đình chỉ chưa từng có tiền lệ tư cách thành viên tại Hội đồng Nhân quyền, cơ quan được thành lập cách đây gần năm năm.

Biểu tình phản đối chính phủ tại Zawiya.
Kỳ họp thứ 65 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc gồm 192 thành viên, sáng 2/3 (giờ Hà Nội) đã nhất trí thông qua nghị quyết đình chỉ các quyền thành viên của Libya tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Nghị quyết viết Đại Hội đồng "quyết định đình chỉ các quyền thành viên trong Hội đồng Nhân quyền của Libya." Nghị quyết cũng bày tỏ "lo ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền" tại Libya, nước là thành viên của Hội đồng Nhân quyền từ tháng 5/2010.

Với việc thông qua nghị quyết này, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã phê chuẩn việc đình chỉ chưa từng có tiền lệ tư cách thành viên tại Hội đồng Nhân quyền, cơ quan được thành lập cách đây gần năm năm.

Trước đó, ngày 25/2, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Đại Hội đồng Liên hợp quốc xem xét đình chỉ quyền thành viên của Libya tại diễn đàn ở Geneva này.

Tiếp đến ngày 26/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết 1970, theo đó cấm vận vũ khí đối với Libya, áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với Tổng thống Libya Muammar Gaddafi cùng các thành viên trong gia đình và những người thân cận của ông.

Nghị quyết này cũng yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở Hague điều tra và có thể truy tố những người chịu trách nhiệm về việc người biểu tình thiệt mạng ở Libya.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên cố hóa kênh mương để phát huy hệ thống thủy lợi

Nếu kênh mương xập xệ, dù hồ đập có nhiều và hiện đại đến mấy thì hệ thống thủy lợi cũng chẳng thể phát huy hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm