| Hotline: 0983.970.780

Liên kết trồng dâu nuôi tằm

Thứ Ba 11/07/2017 , 14:05 (GMT+7)

Mô hình liên kết trồng dâu nuôi tằm của Cty TNHH Hoàng Mai NMC đã mang lại thu nhập khá cho bà con nông dân và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Ông Hoàng Kỳ Vũ, Chủ tịch UBND xã Diên Đồng, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa cho biết, cuối năm 2015 toàn xã chỉ có 1 hộ thử nghiệm mô hình trồng dâu nuôi tằm, thì đến nay đã có 6 hộ tham gia với diện tích mở rộng lên 5ha. Qua khảo sát thực địa cho thấy đất trồng dâu trên địa bàn xã rất phù hợp vì gần sông Cái và sông Chò.

07-06-57_1
Nghề trồng dâu nuôi tằm đang mang lại hiệu quả cho người dân xã Diên Đồng

Theo ông Vũ, mô hình trồng dâu nuôi tằm được thực hiện liên kết chặt chẽ. Theo đó, Cty hướng dẫn kỹ thuật tại hộ gia đình và đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách, phẩm chất, giá cả đã cam kết và số lượng kén thu hoạch thực tế. Bên cạnh đó, Cty còn có chính sách hỗ trợ như cung ứng giống dâu, tằm, vật tư, nông cụ trả chậm.

Về hiệu quả kinh tế từ mô hình mang lại, với diện tích trung bình 2.000m2 trồng dâu sẽ giải quyết việc làm cho 2 lao động, nếu nuôi "ngon lành" 1 hộp tằm giống tạo được 45 - 50kg kén. Giá kén dao động từ 110.000 - 140.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về từ 5 - 6 triệu đồng trong vòng nửa tháng. Nếu có đất trồng dâu với diện tích lớn, lợi nhuận còn cao hơn.

Điển hình là gia đình chị Nguyễn Thị Thùy Vi ở thôn 5 có diện tích trồng dâu 1ha. Mỗi tháng chị nuôi 3 hộp tằm (giá 500.000 đồng/hộp), thu được khoảng 1,5 tạ kén, doanh thu từ 18 - 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 8 - 10 triệu đồng.

Ông Trần Văn Quang, Trưởng ban quản lý dự án dâu tằm tơ (Cty TNHH Hoàng Mai NMC) cho biết, để nuôi thành công thì phải có giống dâu tốt, nhà tằm thoáng, nuôi thưa, vôi đủ. Ruộng dâu phải được chăm sóc làm cỏ, bón phân, tưới nước, thu hoạch lá đúng qui trình để đạt năng suất từ 30 - 45 tấn/ha. Nhà nuôi tằm ăn rỗi (tuổi 4 - 5) phải thoáng mát, duy trì ở nhiệt độ từ 28 - 30 độ C, tránh gió lùa, tránh nắng trực xạ. Mật độ tằm nuôi phù hợp với tuổi tằm, ăn đúng bữa, đủ bữa, đúng định lượng không thừa không thiếu...

07-06-57_3
Cây dâu trồng tại xã Diên Đồng sinh trưởng và phát triển tốt

Về đầu ra sản phẩm, theo ông Quang, hiện diện tích ruộng dâu chưa lớn nên Cty thu mua kén và liên kết với nhà ươm tơ tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Nhưng khi các hộ nông dân nắm vững qui trình kỹ thuật, Cty sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm tại hộ và có chính sách lâu dài khi SX cánh đồng lớn. Đồng thời lắp đặt dây chuyền ươm tơ tự động khi có vùng nguyên liệu dâu ổn định.

"Với diện tích 1ha trồng dâu và 500m2 nhà nuôi tằm, Cty đã thực hiện công việc nuôi tằm con tập trung để cung cấp tằm giống cho bà con. Đến nay Cty đã triển khai liên kết mô hình trồng dâu nuôi tằm với nông dân các xã Diên Đồng, Diên Thọ, Diên Sơn, Diên Tân, Diên Xuân, Suối Tiên (Diên Khánh); các xã Khánh Bình, Khánh Thành (Khánh Vĩnh) và xã Suối Cát (Cam Lâm) với diện tích dâu đã trồng hơn 20ha", ông Quang chia sẻ.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm