| Hotline: 0983.970.780

Long Tuyền, làng cổ

Thứ Tư 03/09/2014 , 13:10 (GMT+7)

Làng cổ Long Tuyền còn lưu giữ 6 di tích cấp quốc gia như một dấu ấn văn hóa văn minh miệt vườn ở vùng sông nước miền Tây. 

Làng xưa, 170 tuổi có vẻ lạc lõng giữa “phồn hoa đô hội”? Bây giờ nhiều nhà vườn vừa có cách giữ nét làng xưa vừa thu hút du khách từ nội ô ra ngoại thành.

Du lịch cộng đồng

Theo con nước lớn từ sông Hậu vào vàm sông Bình Thủy chạy dài 15 km tỏa ra khắp các con rạch nhỏ; khách Tây thích thú về đây là như vậy. Họ ngao du trên xuồng ghe về đồng ruộng, nhìn ngắm nhà cửa  xóm làng và những món ngon lạ miệng ở miền quê.

Miền Tây, hầu như ở đâu cũng có  hoa thơm, trái ngọt, ẩm thực miệt vườn hấp dẫn du khách ngay khi thưởng thức những món ăn chỉ là cá lóc nướng trui, gà xào muối ớt.

Những món bánh dân gian lại được dịp “trình làng”. Tại sao món bánh xèo của bà Mười Xiềm ở quận Bình Thủy nổi tiếng ở Viện Smithsonian, Mỹ? Vì giá trị của nó là sự kết hợp những món ngon thực vật và con tép, con tôm, thịt vịt bằm và cả chuột đồng mùa lúa chín.

Dân Tây thích nét mộc mạc của dân xóm rạch Rau Răm thông qua rạch Bà Bộ, Mương Khai về Long Tuyền, thích tận mắt xem cách làm, thưởng thức món pizza hủ tiếu theo sáng kiến của một chủ vườn muốn tạo khác biệt.

Ông Hai Hiếu (Ngô Chí Hiếu), nhà ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều (Cần Thơ) gọi đó là cách làm du lịch của cộng đồng. Gợi mở những khả năng từ làng nghề, tinh túy gia truyền cùng tham gia vào điểm đến hoặc làng du lịch.

“Làm du lịch gắn với mô hình sinh thái vườn ở làng cổ Long Tuyền là một cách gìn giữ môi trường, một cách giữ làng xưa”, ông Hai Hiếu kỳ vọng các mô hình du lịch sẽ dần thay đổi cách nghĩ, cách làm của cộng đồng.

Không ít người biết ông Hai Hiếu mê “làm du lịch” ngay từ những năm bao cấp. Thời đó, du lịch là cái gì đó nghe có vẻ xa xỉ cho tới khi trở thành nhu cầu của một xã hội phát triển.

Đôi khi suy nghĩ của ông nhanh hơn những người cấp giấy phép nên đã có lúc ông phải chạy lo giấy tờ mở bến đậu tàu chở khách du lịch đến khu vườn dâu Hạ Châu, sa- pô- chê, sầu riêng, măng cụt “cổ thụ” rộng 6 ha của nhà vườn Năm Hiếu - một bạn già của Hai Hiếu. Khu vườn với những cây cổ thụ tưởng như không ở đâu cổ hơn.

Mấy năm qua, mỗi ngày ông Hai Hiếu cưỡi xe gắn máy chạy từ nội ô ra Long Tuyền như con thoi, vừa “chạy” giấy tờ vừa thuyết phục mấy điểm du lịch “ngồi chung” Câu lạc bộ (CLB) du lịch sinh thái vườn Long Tuyền.

Cốt lõi của Du lịch có trách nhiệm nhằm phát triển du lịch bền vững dựa trên ý thức của người tạo điểm đến, du khách, các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng và nhà hoạch định chính sách có lợi cho môi trường và phúc lợi cộng đồng.

Sức thuyết phục trong suốt 7 năm của ông Hai Hiếu, cuối cùng cũng khiến các nhà vườn chịu mở cửa vườn liên kết làm du lịch. Tuy là điểm mới, nhưng không bao lâu sau, bên cạnh nhiều đoàn khách trong nước nối tour, có khoảng 200 du khách nước ngoài tìm tới đây mỗi ngày…

Mỗi khi trò chuyện với khách, ông Hai Hiếu cảm nhận mối quan tâm du lịch của mọi người hiện rõ tinh thần nhiệm với môi trường và xã hội. Chương trình Du lịch có trách nhiệm là cách tiếp cận mới trong quản lý và làm du lịch nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích cực khi thực hiện ý tưởng phát triển điểm đến hoặc kế hoạch phát triển làng du lịch.

Đó là một quá trình liên tục nhằm tạo ra một nơi tốt đẹp hơn để con người sinh sống và tham quan.

Dấu làng xưa

Từ trung tâm TP Cần Thơ theo QL 91 chừng 5 km, làng cổ Long Tuyền nằm hai bên bờ sông Bình Thủy êm đềm, thơ mộng. Nếu tính theo địa giới hành chính ngày nay trải rộng gồm các phường Bình Thủy, An Thới, Long Tuyền và  Long Hòa thuộc quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

12-15-03_dinh-binh-thuy-co-xu-nh-le-hong-vu
Long Tuyền cổ miếu - đình Bình Thủy ngày nay

Làng hội tụ cả một quần thể gồm 6 di tích, đi từ vàm sông là đình Bình Thủy, đến các chùa Nam Nhã, Hội Linh cổ tự, Long Quang cổ tự đến khu di tích mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa và trụ sở An Nam Cộng sản Đảng.

Về tới Long Tuyền, chuyện xưa “lục ấp’’ (sáu thôn) như những thước phim chiếu chậm: Vào năm Giáp Thìn 1844 đời Thiệu Trị thứ 13 có tên gọi là làng Bình Hưng. Đó là “năm Thìn bão lụt”, theo lời người xưa, trận bão lớn hãi hùng chưa từng thấy kéo qua vùng đồng bằng này, cuốn phăng nhà cửa, ruộng vườn tan nát khiến dân chúng “tha phương cầu thực”.

Sau đó dân trở về làng cúng vái dựng lên Long Tuyền cổ miếu bằng tre lá để cầu mong “mưa thuận, gió hòa”. Sau bao lần trùng tu sửa sang  thành đình Bình Thủy ngày nay tọa lạc uy nghi rộng trên 4.000 m2.

Năm 1852, tương truyền khi đoàn hải thuyền của Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi trên sông Hậu gặp sóng to gió lớn nên cho ghé vào nhánh sông nhỏ lánh nạn. Trên mặt sông nơi đây trông lúc nào cũng phẳng lặng, bình yên, đoàn thuyền nhờ vậy nên thoát hiểm an toàn.

Làng lại đổi tên thành Bình Thủy. Đến những năm đầu thế kỷ XX, dân làng đổi lại Long Tuyền. Đó là qua chiêm nghiệm tâm đắc của các cụ ngày xưa, sách viết lại rằng: “Sông Bình Thủy nước chảy uốn khúc như thân rồng nằm, miệng rộng và vàm sông Bình Thủy há toác ra ngậm trái châu là đất Cồn Linh án ngữ trước vàm sông. Các chi lưu của 4 rạch tỏa ra như 4 chân rồng. Đoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng. Nước sông quanh năm lăn tăn gợn sóng tựa hồ muôn vảy rồng lấp lánh ẩn hiện giữa những vườn cây trái sum suê’’.

Đón ngày mới

Hằng năm hội đình Bình Thủy là một trong ba hội đình lớn nhất miền Tây, ông Hai Hiếu muốn liên kết hoạt động của CLB du lịch với lễ hội vào giữa tháng tư. Tới tháng Chạp dân làng tổ chức các ngày lễ Thượng điền, Hạ điền cúng tế cầu an, thỉnh sắc thần và hát bộ ba đêm liền cùng với các trò chơi dân gian...

Đôi bờ sông Bình Thủy là hai con đường làng láng nhựa, xe chạy êm ru. Người dân trồng hoa cỏ tươi tươi tắn ven đường. Qua chợ Bình Thủy sầm uất là tới nhà cổ vườn lan ở Bình Thủy, Cần Thơ - một điểm đến du lịch nổi tiếng hơn khi gắn câu chuyện tình trong bộ phim như: "L'amant", "Người đẹp Tây Đô", "Dòng sông Hoa Trắng"… Gia tộc họ Dương sở hữu tài sản vô giá này.

Ông Hai Hiếu chỉ dẫn: Cứ đi xe hay tàu đều thuận tiện, có nhiều điểm du lịch lớn nối tour, qua lần lượt 6 khu di tích tới căn cứ Vườn Mận, vườn cây trái dọc lộ Vòng Cung rồi nối liền qua chợ nổi Phong Điền, mộ cử nhân Phan Văn Trị, chợ nổi Cái Răng…

Đi vòng một tuyến du lịch cộng đồng gắn với sinh thái và những món ngon dân dã mà nhà vườn thường nói về thực dưỡng.

Năm nay làng cổ Long Tuyền tròn 170 năm tuổi, đã thành phường Long Tuyền. Ông Trần Văn Khánh, Bí thư Đảng ủy phường Long Tuyền tỏ ra hào hứng khi nói chuyện làm du lịch cộng đồng: Khi làn sóng đô thị hóa lấn sân, đất nông nghiệp chỉ còn 40%, đất lúa rất ít còn lại phần lớn đất vườn và hoa màu làm vành đai xanh cho thành phố.

Chọn cách nghĩ khác cho lao động địa phương có công ăn  việc làm, thu nhập thay đổi mà vẫn giữ được sự thong thả của một vùng quê chuyển mình; chọn một cách định dạng cuộc mưu sinh cho một số chủ vườn, nhưng lại thỏa mãn nhu cầu của số đông du khách tìm một chút mộc mạc điền dã, thiên nhiên còn sót lại bằng cách làm du lịch có trách nhiệm để phát triển ý thức và phúc lợi cộng đồng.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm