| Hotline: 0983.970.780

Lửa rèn 500 tuổi đã tắt

Thứ Sáu 16/07/2010 , 10:41 (GMT+7)

Về làng rèn Hiền Lương (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bây giờ, âm thanh chát chúa trong mỗi sáng sớm đã lùi vào dĩ vãng...

Bếp rèn ở Hiền Lương nguội lạnh với thời gian
Về làng rèn Hiền Lương (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bây giờ, âm thanh chát chúa trong mỗi sáng sớm đã lùi vào dĩ vãng. Nghề rèn nông cụ truyền thống của làng một thời vàng son đã không còn trụ được với thời gian.

Một thời vàng son

Dẫn chúng tôi ra Tổ Đình - nơi thờ các vị tiền nhân và lưu giữ linh khí của làng rèn, ông Trần Đình Việt, Trưởng thôn Hiền Lương nhắc lại quá khứ làng rèn với đôi mắt ánh lên niềm tự hào. Ông cho biết: “Hiền Lương là một trong những làng nghề truyền thống cổ nhất của xứ Đàng Trong. Thời trước cả trăm hộ dân hầu như nhà nào cũng có bễ rèn đỏ lửa ngày đêm. Nghề rèn nông cụ đã đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong làng cũng như vươn xa ra Quảng Trị rồi vào các tỉnh phía Nam”.

Ngược về quá khứ, làng rèn Hiền Lương được hình thành từ thế kỷ XV dưới thời Hậu Lê, ngoài nghề rèn nông cụ, bước qua các triều đại từ chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn rồi đến nhà Nguyễn, các dân đinh trai tráng trong làng thường được tuyển mộ, trưng tập vào các tổ chức thợ rèn nhà nước chuyên chế tác các vũ khí, vật dụng phục vụ đương triều. Với nghề cha truyền con nối cộng với đôi bàn tay khéo léo của mình, những người con làng rèn xuất sắc đã trở thành những vị quản lý, đốc công ở các cơ sở rèn nhà nước thời phong kiến. Trong tiềm thức của cư dân làng rèn, ông Hoàng Văn Lịch là vị tiền bối thường được người dân nhắc đến và xem như người đã đưa làng rèn Hiền Lương phát triển đến thời cực thịnh. Theo gia phả họ Hoàng, ông Hoàng Văn Lịch sinh năm 1774, mất năm 1849, thọ 75 tuổi, có tài năng thiên bẩm về nghề rèn và cơ khí. Dưới thời vua Gia Long, ông làm việc ở đội Thạch Cơ (máy đá).

Sang thời vua Minh Mạng, giữ chức Đốc công sở vũ khí tại Kinh thành Huế và năm 1838 ông đã đóng thành công tàu hơi nước cho chạy thử nghiệm trên sông Hương. Sau 2 năm, ông lại tiếp tục đóng thêm 2 tàu hơi nước nữa, được vua ban thưởng và phong tước Lương Sơn Hầu. Tiếp nối truyền thống của cha ông, những người con làng rèn Hiền Lương như Trần Văn Đắc, Dương Phước Thiệu… đã làm rạng rỡ uy danh của làng rèn, được các đời vua triều Nguyễn trọng dụng đã có những công trình góp phần giúp dân, giúp nước. Đúng như tinh thần hai câu đối được đặt ở Tổ Đình: Nghiệp tổ tôn vinh muôn thuở dài câu danh vẫn thịnh/Tổ Đình cúng vái ngàn năm nhờ cậy đức công quang.

"Tuyệt đường mưu sinh"

Ông Hoàng Vận- một nghệ nhân làng rèn hiếm hoi còn sót lại

Làng rèn truyền thống bên dòng sông Bồ nay đã không còn hưng thịnh như xưa. Quá khứ vàng son đã qua đi nay chỉ để lại những bếp rèn nguội lạnh với thời gian.

Theo lời ông Việt, trong làng với gần 250 hộ dân nhưng chỉ còn có 3 hộ trám trụ được với nghề, nhưng cũng chỉ làm cầm chừng, phục vụ cho nhu cầu rèn nông cụ trong thôn mà thôi. Ông Trương Vận (76 tuổi) - một thợ rèn hiếm hoi còn sót lại của làng rèn Hiền Lương tâm sự: “Tui học nghề rèn từ lúc tóc còn để chỏm, nghề rèn đến tui đã là đời thứ 3. Những năm chiến tranh, cả nhà phải sơ tán ra Quảng Trị, tui vẫn lấy nghề này để kiếm kế mưu sinh. Sau khi giải phóng được trở về quê hương, làng rèn vẫn đỏ lửa ngày đêm, có khi khách đến đặt hàng mà bận mùa vụ làm không kịp. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, những mối hàng xa cứ thưa dần, chỉ còn lại trong thôn xóm nên nghề rèn vì rứa mà cũng tuyệt đường mưu sinh”.

Những lớp trẻ trong làng đã không còn mặn mà gì với nghề truyền thống của cha ông, những người sống chết với nghề rèn nay đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm nhưng muốn kiếm một người trẻ để truyền nghề cũng không có. Nhìn xa xăm ra phía Tổ Đình cuối làng, giọng ông Vận buồn buồn: “Chỉ sợ mai ni lớp đầu bạc như bọn tui về với tổ tiên, con cháu làng rèn Hiền Lương này chẳng biết đến nghề rèn nữa, thất truyền thì tiếc lắm!”

Hiện nay, đa số người dân trong làng phiêu bạt vào Nam, ra Bắc kiếm sống, số còn lại chủ yếu là lớp trẻ do nhu cầu cuộc sống cũng chuyển sang nghề cơ khí, sửa chữa ô tô, nghề kim khí với thu nhập cao hơn trong khi theo mãi nghề rèn sẽ không sống nổi. Nghề rèn ở Hiền Lương nức tiếng một thời không chỉ bởi số hộ dân làm đông mà còn bởi dưới đôi tay tài hoa của người thợ, cộng với những kinh nghiệm bí truyền của gia đình đã rèn nên nhưng nông cụ, vật dụng có sức bền, độ bén cao. Thế mà nay, đi khắp làng rèn, tiếng quai búa đã xa dần, nay chỉ còn những bếp rèn nguội lạnh. Nhiều gia đình chỉ giữ lại dụng cụ rèn như một kỷ niệm về một nghề của ông cha đã nuôi sống bao thế hệ của làng trong quá khứ.

Vào nhà ông Hoàng Hứa, một hộ dân làm nghề rèn, đúng lúc ông đã ra đồng, chỉ có vợ ông - bà Phan Thị Tân, bên lò rèn đang ngồi thu xếp lại các vật dụng “cất kho”. Chỉ vào bệ rèn nguội tanh, bà cụ buồn buồn: “Cả nửa tháng nay không có khách tới đặt làm nông cụ chi cả nên ông nhà tôi phải đi đan lưới chuẩn bị mùa đánh cá kiếm cơm. Trước đây, cứ độ năm bảy ngày, có người tới đặt làm khi thì cây rựa, con dao, cây mác, cũng kiếm được 70-100 nghìn, có đồng ra đồng vào. Bây chừ cả tháng mà không thấy được đồng mô”.

Vừa qua, Sở VH - TT&DL đã tiến hành quy hoạch làng rèn Hiền Lương vào danh sách các làng nghề truyền thống của Huế, đưa các sản phẩm của làng trưng bày trong các cuộc triển lãm, hội chợ làng nghề. Đây là tín hiệu vui, làm ấm lên bao bếp lửa làng rèn sau một thời gian tắt ngấm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm