| Hotline: 0983.970.780

Microsoft tạo phần mềm 'giao tiếp' với vật nuôi, giúp tăng sản lượng sữa và thịt

Thứ Ba 19/09/2017 , 09:10 (GMT+7)

Sản phẩm này là của gã khổng lồ công nghệ Microsoft. Hiện tại, hệ thống mới chỉ hoạt động bằng tin nhắn văn bản nhưng sẽ sớm được cập nhật thêm khả năng phát âm vào cuối năm nay.

Nhờ vậy, người nông dân có thể tra cứu những thông tin về gia súc của mình bằng những câu nói như: “Cháu đang cảm thấy thế nào? Có đói không? Lần cuối cháu tiêm phòng là khi nào?”.

07-59-04_bo-1
Smartphone giúp người tương tác được với bò

Trong giai đoạn thử nghiệm, nhiều nông dân trên khắp thế giới đã ghi nhận sản lượng sữa gấp 3. “Nhờ sự giúp đỡ của Microsoft, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng tạo ra một trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phân tích ngôn ngữ loài người đồng thời kết nối với một AI khác phân tích hành vi của động vật. Hơn một nửa dân số thế giới chưa được truy cập internet, đồng nghĩa với việc tín hiệu kết nối là một thử thách lớn cần những giải pháp sáng tạo”, bà Peggy Johnson, PGĐ Bộ phận Phát triển doanh nghiệp của Microsoft cho hay.

Ứng dụng dựa trên AI trên website Tambero.com đã chính thức được ra mắt với mục tiêu giúp những người nông dân nghèo nhất cũng có thể “giao tiếp” với gia súc của mình, thông qua một chiếc điện thoại thông minh. Người sáng lập và thiết kế ứng dụng, Eddie Rodriguez Von Der Becke tự tin khẳng định: “Đây là bước tiếp theo của tiến bộ công nghệ”.

Những con robot dựa trên AI của Tambero sẽ phân tích tình trạng của vật nuôi bằng các thông số đầu vào và tương tác với người nông dân, nhắc họ về thời gian tiêm phòng, cho ăn, thời điểm sinh sản cũng như các thông tin bổ ích để cải thiện sức khoẻ của chúng.

“Bằng những công nghệ hiện đại cũng như phối hợp với các chủ doanh nghiệp địa phương, những người hiểu rõ nhất nhu cầu của cộng đồng, chúng tôi hi vọng có thể tìm được một giải pháp bền vững, tồn tại nhiều năm nữa”, bà Peggy cũng chia sẻ thêm.

Mục tiêu chính của Tambero.com là chia sẻ những kinh nghiệm nông nghiệp tới khắp thế giới để nâng cao sản lượng sữa và xa hơn là nâng cao đời sống của những người chăn nuôi bò ở những nước nghèo nhất trên thế giới. “Bò sữa có khi còn nói chuyện thú vị hơn vài người tôi quen”, Von Der Becke châm biếm trên Facebook cá nhân của mình.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm