| Hotline: 0983.970.780

Nạn béo phì ở giới trẻ xuyên quốc gia

Thứ Năm 12/10/2017 , 11:10 (GMT+7)

Tỷ lệ trẻ em và vị thành niên bị mắc chứng béo phì đã tăng gấp hơn 10 lần trong vòng 40 năm qua. Điều này đồng nghĩa là thế giới hiện có 124 triệu bé gồm cả trai lẫn gái có trọng lượng cơ thể quá cỡ.

Đây là công bố trong Ngày Béo phì quốc tế thường niên (11/10) nghiên cứu mới nhất do Lancet vừa tiến hành. Theo BBC, tình trạng béo phì hiện không còn là “đặc quyền” của các nước giàu nữa mà đã lây lan sang tới khắp 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, bất kể giàu nghèo, thiếu đói.

Bệnh béo phì chủ yếu bắt nguồn từ chế độ ăn uống (Ảnh minh họa)

Tại vương quốc Anh, cứ 10 người trong độ tuổi từ 5 - 19 thì có 1 người béo phì. Trong khi đó, theo các chuyên gia sức khỏe tham gia bản nghiên cứu vừa công bố thì khi trẻ đã mắc béo phì thì rất khó giảm cân khi lớn thêm, và vô hình chung đẩy chúng vào những rủi ro sức khỏe khác ngày một nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia thuộc Hiệp hội Béo phì thế giới cảnh báo, chi phí cho hoạt động điều trị các loại bệnh tật có nguyên nhân từ nạn béo phì của nhân loại sẽ đạt mốc 920 tỷ bảng Anh hàng năm, bắt đầu từ năm 2025 tới. Và theo giới nghiên cứu thì hiện “chuẩn béo phì” cũng đã thay đổi theo dạng thức mới do tỷ lệ người trẻ thừa cân có xu hướng “ổn định” ở nhóm các nước giàu châu Âu, trong khi đó lại leo thang nhanh một cách đáng báo động tại những quốc gia đang phát triển hoặc phần còn lại của thế giới.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Majid Ezzati thuộc Trường Đại học Hoàng gia London (Anh) cho biết, nguyên nhân chính khiến tỷ lệ béo phì tăng đột biến trong vài thập kỉ vừa qua chính là “thức ăn giá rẻ” bùng nổ, được chế biến theo nhiều công thức khác nhau để cho các thực khách dễ ăn hơn. Có thể dễ chứng thực điều này nhất trong những năm gần đây là số lượng trẻ em và vị thành niên thừa cân tăng rất mạnh và tỷ lệ thuận với các cơ sở chế biến đồ ăn nhanh tại các nước Đông Á, châu Mỹ Latin như Trung Quốc, Ấn Độ Brazil...

Ông Majid Ezzati cũng nhận định, nếu xu thế này tiếp diễn thì chẳng mấy chốc số người thừa cân trên thế giới sẽ nhiều hơn số người nhẹ cân. Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef), tính đến năm 2016, thế giới có 192 triệu trẻ thiếu cân so với con số 124 triệu trẻ béo phì hiện nay. Đồng tác giả nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Harry Rutter cũng cho rằng, đây là một thách thức lớn đối với cộng đồng nếu không có giải pháp cụ thể. "Thậm chí là cả đối với những người từng gầy giơ xương thì họ cũng đã cảm thấy là ‘có da có thịt’ hơn so với cách nay 10 năm. Họ nói rằng, chúng tôi không muốn như vậy hoặc bị cho là lười vận động hoặc là ham ăn uống. Nguyên nhân chỉ đơn giản là mọi thứ xung quanh chúng ta đã thay đổi", ông Harry Rutter phát biểu.

Về giải pháp trước mắt, tiến sĩ Fiona Bull thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi một hành động “cứng rắn và mạnh tay” đối với các loại “đầu vào” chứa nhiều calorie và dinh dưỡng, đồng thời với việc tăng cường các hoạt động thể chất. Tính đến nay mới chỉ có trên 20 quốc gia áp thuế với các loại đồ uống có đường - thủ phạm chính gây thừa cân trong giới trẻ.

Tuy nhiên theo Trưởng bộ phận dinh dưỡng, Bộ Sức khỏe cộng đồng Anh, ông Alison Tedstone thì cuộc chiến với các nhà sản xuất đồ ăn, thức uống ngọt mới đang bắt đầu và phía trước vẫn còn là một hành trình dài hơi đầy chông gai. "Bằng chứng thì đã rõ rồi nhưng nếu chỉ nói suông với mọi người là dùng nhiều đường không tốt thì chưa đủ mà cần phải có chương trình giáo dục và truyền thông hoặc là các hành động thiết thực về sức khỏe hơn với người dân”, ông Alison nói.

Chủ đề của Ngày Béo phì quốc tế năm nay gửi đi thông điệp “trị bệnh ngay để tránh hậu quả nặng hơn”, kêu gọi các chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế giành ưu tiên cho cuộc chiến chống béo phì, đặc biệt ở giới trẻ. Ước tính, thế giới sẽ có tổng cộng 2,7 tỷ người lớn phải chung sống với bệnh tật liên quan đến thừa cân vào năm 2025 và chi phí điều trị hàng năm khoảng 1,2 nghìn tỷ USD. Các loại bệnh sinh ra từ béo phì phổ biến là tim mạch, tiểu đường, gan cũng như nhiều loại bệnh ung thư.

 

(Theo BBC; Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm