| Hotline: 0983.970.780

Người bị chế độ cũ bỏ tù vì tội thờ Quốc tổ

Thứ Năm 06/04/2017 , 13:38 (GMT+7)

Năm nay đã ở cái tuổi “gần đất xa trời”, ước mong cuối đời của ông là chốn thờ tự Quốc tổ mà ông lập ra từ gần 60 năm nay được các thế hệ sau trân trọng hơn, để như lời ông nói: “Cây có cội, nước có nguồn, đạo làm người, việc đầu tiên, theo tôi là phải nhớ đến tổ tiên trước”.

Ông là Phan Công Khâm (Sơn Hồng Đăng), chủ nhân của một trong 3 điểm thờ Quốc tổ tại số 94 Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM.
 

Đi tù

Năm nay đã 82 tuổi, từng 2 lần bị tai biến nhẹ, lại huyết áp cao, ông Khâm đã yếu lắm, không còn leo cầu thang được nữa. Ông được người cháu, đồng thời là học trò cũ là bà Nguyễn Thị Thúy Phượng, năm nay gần 60 tuổi, và một người cháu nội của ông Khâm chăm sóc hàng ngày. Sinh năm 1936, tại Châu Đốc, An Giang, ông Khâm nguyên là thầy giáo dạy môn lịch sử tại một trường Trung học ở Châu Đốc, từng là học trò của “Nhà bác vật”, chí sĩ Lưu Văn Lang.

21-53-26_nh-1
Ông Phan Công Khâm tại khu thờ chính đình thờ Quốc tổ Lạc Hồng, số 94 Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM

Nhờ vậy, ông Khâm đã sớm thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhớ nguồn cội. Sau “Thầy Lang là người tôi luôn ngưỡng mộ, kính trọng. Thầy không chỉ là người có kiến thức rộng, uyên thâm, đến tụi Pháp, Mỹ còn phải e nể, mà còn là người rất yêu quê hương. Chính thầy là người khai sang đầu óc cho tôi và nhiều học trò khác về tình yêu quê hương, cội nguồn. Tôi lập mấy điểm thờ cũng là vì thế”, ông Khâm nói.

“Nghe nói hồi chế độ cũ, chú đã bị bắt bỏ tù vì tội thờ Quốc tổ?”, tôi hỏi. Bà Phượng kể: “Hồi đó, lúc đang là giáo viên, thầy đã có tư tưởng chống chế độ cũ, chính vì thế, hay bị tụi nó đến làm phiền. Lần đó, có mấy người bạn bên Đồng Tháp kêu thầy qua lập một cái đình nhỏ thờ Quốc tổ, tụi chính quyền cũ ở Đồng Tháp nó nói chỉ có theo Việt cộng mới thờ Quốc tổ, nên bắt thầy bỏ tù đâu hơn năm. Sau khi ra tù, thầy không dạy học nữa mà về quê vợ ở Cần Thơ sống”.

Năm 1960, thấy ông Khâm có lòng hướng về tổ tiên, ba vợ ông Khâm quyết định cắt cho ông một phần đất cho ông ở và thờ cúng tổ tiên. Đó chính là mảnh đất có khu đình này.

“Đình thờ này bắt đầu làm năm 1963, lúc đó còn chế độ cũ. Hồi đó, cái đình này chỉ là ngôi nhà lá, vách gỗ, tiền bạc do bạn bè, người thân đóng góp. Sau đó mỗi năm, có chút tiền nào thầy lại bỏ hết vào tu sửa. Bây giờ mới gọi là tàm tạm chứ cũng chưa có gì khang trang. Hồi mới làm cái đình này, nếu thầy không nhanh trí thì có khi lại bị tụi nó bắt lần nữa rồi cũng nên”, bà Phượng kể.

21-53-26_nh-4
Gian thờ Quốc mẫu Âu Cơ

Thấy tôi tỏ vẻ tò mò, ông Khâm chậm rãi tiếp lời: “Lúc tôi đúc tượng Quốc phụ Lạc Long Quân, tụi nó đến bảo muốn theo Việt cộng làm phản hay sao? Tôi thấy tụi nó nói vậy chắc không ổn nên mới sửa lại 1 chút cho giống tượng ông Di Lặc rồi nói tụi nó. Nhưng vẫn mặc áo. Cậu đã bao giờ thấy tượng Di Lặc mà mặc áo chưa?”, ông Khâm móm mém cười, nói. Sau giải phóng, bức tượng được trả về nguyên bản ban đầu và hiện được thờ một gian riêng trên tầng 1 của đình.
 

Nguyện ước chưa vẹn

Đến đình thờ Quốc tổ của ông Khâm, tôi không khỏi băn khoăn bởi một điểm thờ nguồn cội được ông Khâm dành tâm huyết cả đời như thế, nhưng có vẻ như nơi này không được “đối xử tử tế cho lắm”. Ngay cổng chính, đập vào mắt người đi đường là một xe ba gác bán trái cây choán gần hết cổng. Bên trong sân, xe máy và đủ thứ đồ đạc lỉnh kình, ngổn ngang. “Tôi cũng không biết làm sao, phải cho người ta thuê để có chi phí lo thuốc thang cho thầy, trang trải hàng ngày nữa”, bà Phượng cho biết.

Trầm ngâm một lát khá lâu, ông Khâm nói: “Hồi đó, ai cũng bảo tôi gàn, có mảnh đất rộng thế này, sao không đầu tư làm ăn, kiếm tiền, hay cho thuê cũng được, nhưng tôi nghĩ, mỗi người có khát vọng, nỗi niềm riêng. Tôi nghĩ, người ta sống trong đời cần giữ lấy cái đạo, thấm nhuần đạo ông bà tổ tiên, như cây có cội như sông có nguồn, đó cũng chính là điều tôi đúc rút được sau thời gian theo học thầy Lang, và tự thấy mình theo đạo thờ tổ tiên, thờ cha Rồng, thờ mẹ Tiên và các vua Hùng là hợp lẽ".

Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng hiện có ba tượng thờ: Quốc Tổ Hùng Vương, Quốc Mẫu Âu Cơ bằng đồng và tượng Quốc phụ Lạc Long Quân đúc bằng thạch cao. Tượng Lạc Long Quân gắn nhiều kỷ niệm với thầy do tự tay thầy đắp lấy ngay từ thời hàn vi mới mở đình. Bấy giờ không có nguyên vật liệu cũng như tiền bạc để đắp tượng cha Lạc Long Quân, ông đã sử dụng bức tượng Di Lặc xin được từ một ngôi chùa ở tận Châu Đốc đưa lên Sài Gòn làm "cốt" đắp tượng Lạc Long Quân.

21-53-26_nh-2
Bức tượng Quốc phụ Lạc Long Quân đúc năm 1963, từng phải “hóa trang” thành tượng Di Lặc

Chính vì thế, với gương mặt chữ điền vuông vức, trang nghiêm hào sảng, đai áo chỉnh tề nhưng phảng phất trong nét tượng cha Lạc Long Quân vẫn có bóng dáng ông phật Di Lặc tươi tắn. Bức tượng này cũng chính là nguyên mẫu được Ban quản lý Đền thờ Vua Hùng ở Công viên Văn hóa - Lịch sử Suối Tiên, Q.9 về tham khảo mẫu trước khi đúc tượng cho đền.

Ngoài những cổ vật gia đình gìn giữ được trang trí trên những bàn thờ Quốc Tổ, ở đây còn có nhiều phiên bản trống đồng, chiêng đồng do bà con đưa từ đất Tổ (Phú Thọ) vào tặng năm 1990. Trước đó, năm 1980, ông Khâm dồn hết gia tài nhỏ nhoi của mình tích góp được, bán cả những vật dụng của đình khi ấy, được hơn 30 triệu đồng, ông thuê người đúc một phiên bản trống đồng Đông Sơn, hiện được đặt ngay chính diện khu đình.

“Hàng năm, Tổ đình tổ chức trọng lễ vào ngày 1/1 âm lịch (tết cha), 5/5 (tết mẹ) và 10/3 giỗ tổ tiên (âm lịch). Nhưng chúng tôi chỉ làm trong khuôn khổ gia đình, ai biết họ tự đến và theo sở nguyện cá nhân chứ không mang tính chất lễ như ở các điểm công, có chính quyền tổ chức. Thầy hay nói với tôi, ước mỗi năm, vào các ngày giỗ, lễ, mọi người đến đây, cùng quay quần, sum họp, cùng nhau nói về lịch sử nguồn cội, tổ tiên”, bà Phượng nói.

Ông Khâm cho biết, sinh thời, Đại tướng Mai Chí Thọ và ông Trần Bạch Đằng vẫn tới thắp hương, trò chuyện ở đền vào những ngày tết, lễ. Trong đó, ông Trần Bạch Đằng vẫn nhắc: “Cái quý nhất là tấm lòng thì mình đã dành trọn hướng về Quốc Tổ. Còn việc thờ cúng lâu dài thì một gia đình, họ tộc hay một người, nhóm người tự làm không thể nào bằng nhờ chính quyền nhà nước làm”.

Đến nay, ngoài đình thờ nơi tôi đang đứng, ông Khâm còn có 3 điểm thờ Quốc tổ khác nữa ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Biết mình không còn gắn bó được bao lâu nữa với nơi thờ cúng nguồn cội này, ông Khâm đã viết sẵn bản di chúc, trong đó ước nguyện của ông là mong Nhà nước hỗ trợ, mong chính quyền địa phương tạo điều kiện để nơi này trở thành điểm giáo dục văn hóa truyền thống cho các thế hệ tương lai.

Để có chi phí, mặt tiền đình phải cho thuê, nhìn rất nhếch nhác, “thảm thương”

Tiễn tôi ra sân, bà Phượng nói nhỏ: “Chỗ này bây giờ là khu đất vàng, nhiều người muốn lắm chú ơi. Tôi và thầy chỉ mong nó đừng biến thành khu chung cư hay siêu thị thôi chú ạ”.

“Mấy năm nay, cũng nhiều người biết chỗ này, đến cúng viếng. Tôi mừng nhất là thấy có mấy trường như trường tiểu học Trần Văn Ơn, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Trỗi… dẫn dẫn các cháu đến tham quan. Nhưng lại buồn khi chứng kiến thái độ của các cháu, đến chỉ cho có, nhiều cháu chẳng biết chút xíu nào về lịch sử tổ tiên. Ngay cả các thầy cô giáo cũng giải thích cho các cháu rất sơ sài”, ông Phan Công Khâm.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm