| Hotline: 0983.970.780

Người không biết sợ hãi

Thứ Ba 01/11/2011 , 12:05 (GMT+7)

Giới tình báo phương Tây cho rằng, Putin là một điệp viên có trái tim thép ẩn đằng sau vẻ tươi cười hiền lành.

Giới tình báo phương Tây cho rằng, Putin là một điệp viên có trái tim thép ẩn đằng sau vẻ tươi cười hiền lành. Cơ quan tình báo Anh, MI5 nhận xét: Putin là người không biết sợ hãi.

>> Putin - người đàn ông số 1 nước Nga 

Putin cùng Tổng thống Nga đương nhiệm Dmitry Medvedev (trái)

Không biết sợ

Năm 1975, chàng thanh niên 21 tuổi Putin tốt nghiệp chuyên ngành Quốc tế, khoa Luật của Trường Đại học Leningrad. Với thành tích xuất sắc trong học tập và tính cẩn thận kín đáo, Putin lọt vào mắt của KGB. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông được cử đi học ở Tổng cục I Học viện Tình báo đối ngoại (lúc bấy giờ gọi là Học việc Cờ đỏ Liên Xô).

Tại Học viện Tình báo, Putin là một học sinh xuất sắc, đặc biệt trong môn bắn súng và được đánh giá là cực giỏi tiếng Đức. Một năm sau khoá học cấp tốc ở Học viện này, Putin trở thành một sĩ quan tình báo và phục vụ trong KGB. Lúc này, Putin luôn cố gắng để thực hiện ước mơ mà bất kỳ sỹ quan tình báo Liên Xô nào cũng có, đó là được đi hoạt động ở nước ngoài. Năm năm sau, ông được cử đi công tác 5 năm trong nhóm quân đội Xô Viết tại Đức, lúc đó Putin tròn 33 tuổi.

Trước đó, Putin là một trong số ít điệp viên tốt nghiệp lớp đào tạo đặc biệt của KGB. Những điệp viên này được gọi là xuất sắc của những điệp viên xuất sắc, và được lãnh đạo KGB cơ sở tiến cử. Sau đó, chỉ gần một nửa trong số họ tốt nghiệp, tất cả đều thành thạo những kỹ năng của một điệp viên KGB cao cấp, và đều nói tiếng Đức như người Đức chính gốc.

Sang Đức, Putin làm việc tại Dresden và Leipzig, Cộng hoà Dân chủ Đức với thân phận công khai là Chủ nhiệm Nhà hữu nghị Liên Xô - Đông Đức. Sau đó, thiếu tá Putin được cấp một căn nhà sang trọng ở phố Radebergershtrasse, cách nơi làm việc không xa và gần với một căn cứ quân sự của Liên Xô.

Tại đây, nhóm của ông có nhiệm vụ tuyển mộ và đào tạo tình báo viên cho KGB ở Đức, đồng thời thiết lập quan hệ với các nhà lãnh đạo Đông Đức. Putin đã làm những gì ở Đức, cho tới nay ít ai biết hoặc tiết lộ. Người ta chỉ biết rằng, Putin phụ trách thu thập tin tức tình báo kinh tế ở đây. Và có hai chiến công khiến ông nổi tiếng trong KGB.

Đầu tiên là việc khai thác công nghệ của phương Tây ở Dresden, nơi có nhà máy cung cấp máy tính cá nhân nổi tiếng Robotron. Nhà máy này có quan hệ làm ăn với khá nhiều hãng máy tính phương Tây và thường xuyên có các cuộc viếng thăm của các chuyên gia phương Tây. Nhóm của Putin có trách nhiệm khai thác các công nghệ tiên tiến của phương Tây thông qua hoạt động tại nhà máy này.

Sau một thời gian ở Dresden, Putin được cử đến Leipzig. Có nguồn tin cho rằng Putin đã kiểm soát toàn bộ hệ thống tình báo Tây Đức qua Leipzig. Nhưng những hoạt động của Putin ở Leipzig cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.

Trong thời gian này, Putin kiếm được những tài liệu mật về chế tạo máy bay tiêm kích "Eurofyter". Thông tin này được cho là quý như vàng với không quân Liên Xô, vốn vẫn coi Anh, Mỹ là đối thủ chính trong thời chiến tranh lạnh.

Ông Putin trong một lần đi lặn

Mơ ước làm điệp viên từ nhỏ

Putin từng nói: “Tôi mơ ước làm điệp viên từ nhỏ. Và tôi cũng rất thích câu nói của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger – Những người làm việc ra trò đều xuất thân từ ngành tình báo”.

Theo lời kể của người nhà Putin, lúc nhỏ, ông đặc biệt thích xem những phim nói về tình báo của Liên Xô. Đến khi đi học, lúc phải viết bài luận có chủ đề: Ước mơ của em là làm nghề gì? Rất nhiều bạn học của Putin viết họ muốn thành bác sỹ, kỹ sư, giáo viên... , trong khi đó, Putin viết: “Sau này, em muốn trở thành nhân viên tình báo. Có lẽ bây giờ và về sau này, không nhiều người thích việc làm của một điệp viên, ấn tượng nói chung của mọi người về điệp viên là không tốt. Nhưng mấy ai hiểu được công việc của họ mang lại lợi ích lớn thế nào cho đất nước”.

Ít lâu sau, Putin có dịp đi tham quan bảo tàng quân sự cùng các bạn. Tại đây, người quản lý bảo tàng nói với Putin: “Tôi nghe nói cậu muốn trở thành điệp viên. Nhưng cậu biết không, KGB chỉ tuyển lựa những người tài năng xuất chúng”. Putin nói, chính điều này là một trong những nguyên nhân khiến ông luôn cố gắng học giỏi.

Năm Putin học trung học được ông cho là bước ngoặt lớn trong đời. Đó là lúc huấn luyện viên Nhu đạo – người kèm cặp Putin từ năm ông 10 tuổi khuyên cha mẹ Putin: “Hãy để cậu bé này vào trường Cao đẳng kỹ thuật, với thành tích học tập xuất sắc, cậu ấy sẽ không cần thi. Thi đại học thì dù sao cũng mạo hiểm, thi trượt lại phải đi quân dịch. Không thể bỏ lỡ cơ hội tốt thế này”.

Nhà sử học Roy Mevedev - không có quan hệ gì đến Tổng thống Medvedev, từng có lần nói: "Người dân Nga có mối liên kết chặt chẽ với ông Vladimir Putin với nhiều cảm xúc hơn các chính trị gia bình thường khác. Ông ấy được xem là một vị lãnh tụ có đạo đức". Các cuộc thăm dò cho thấy có khoảng 57% người Nga ghi nhận rằng có "một giáo phái thờ Putin" trong nước; 52% số người tin rằng đó là một khuynh hướng tích cực.

Cha mẹ Putin đồng ý, bởi ông là con trai duy nhất. Theo lời Putin thì hồi ấy ngày nào ông cũng chịu sự “hợp kích tấn công” đến từ huấn luyện viên và gia đình. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Putin đi đến quyết định: “Tất cả đều phải do tôi làm, do tôi quyết định. Nếu tôi sớm bỏ cuộc, nghe theo sự sắp đặt của người khác, thì mọi dự định, ước mơ đều thất bại”.

Và rồi Putin vẫn cương quyết thi vào khoa Luật của Trường Đại học Leningrad. Quyết định đó cũng khiến sau này ông trở thành “điệp viên thép” đối với giới tình báo phương Tây, và là nhân vật còn nhiều bí ẩn cho đến nay với báo giới châu Âu.

Ông Vladislav Surkow, Phó Chánh văn phòng của điện Kremlin xem ông Putin như là "một người đàn ông mà số phận và Chúa đã phái đến nước Nga". Tại quê hương của Vladimir Putin ở St. Petersburg, người ta thấy ngày càng nhiều những tấm áp-phích đề cao Thủ tướng Nga như là một vị Thần, bức áp-phích có hình một cánh tay mở rộng của Putin ngụ ý như ban phước lành cho cư dân St. Petersburg. Khuôn mặt ông Putin được đặc tả trên một bức ảnh như một vị tiểu thiên sứ xoay mặt về Thánh Peter và Nhà thờ lớn Paul.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm