| Hotline: 0983.970.780

Người trồng nhiều rừng nhất Tuyên Quang

Thứ Tư 10/10/2012 , 09:35 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Trách (thôn Làng Mông, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) được nhiều người gọi là vua rừng xứ Tuyên.

Với suy nghĩ ráo riết, thôi thúc lên rừng, nỗ lực lao động liên tục, từ một chủ hộ nghèo, ông Nguyễn Văn Trách (thôn Làng Mông, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã trở thành tỷ phú, được nhiều người gọi là vua rừng xứ Tuyên.

Năm 1990, ông Trách đưa 3 người con từ xã Hồng Lạc chuyển về khu thâm sơn cùng cốc xã Đông Thọ mưu sinh. Người dân làng Mông đi lên rừng săn thú, lấy củi, thấy 4 bố con ông ngày nào cũng hì hục phát nương, làm rẫy ở khe Cam. Suối Khe Cam, rừng Đông Thọ khi ấy hoang sơ lắm. Ban ngày vào rừng, qua khe, dân làng còn phải đi thành nhóm vài người.

Thế mà cha con ông Trách cả gan vào đó định cư. Thấy lạ, dân hỏi chuyện mới biết, cha con ông lên rừng này sinh sống hẳn. Ông Trách sinh tới 10 người con. Vì đông con, điều kiện sinh kế ở Hồng Lạc quá khó khăn nên ông phải đưa các con lên đây bạt đồi trồng sắn, trồng lúa nương. Quen dần rừng thiêng, nước độc, gia đình ông cũng trụ lại được nơi cửa rừng và còn nuôi thêm được ít gia súc, gia cầm.

Năm 1995, khu vực Khe Cam được lập kế hoạch trồng rừng theo chủ trương giao đất, giao rừng của tỉnh Tuyên Quang. Dân bản khi ấy không ai tham gia chương trình. Ông Trách đứng ra nhận trồng 10 ha rừng keo. Năm 1996, ông nhận trồng 19 ha. Năm 1997, ông trồng 28 ha. Các năm tiếp theo, mỗi năm ông đều trồng trên 10 ha.

Ông Trách kết thúc trồng rừng vào năm 2002 khi ông 60 tuổi. Tổng diện tích rừng trồng của gia đình ông trong gần 1 thập kỷ đã lên đến 130 ha và trở thành gia đình có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Tuyên Quang.


Ông Trách bên khu rừng do chính tay ông trồng

Nay đã tuổi thất thập nhưng “vua rừng” Nguyễn Văn Trách vẫn còn tráng kiện và nhanh nhẹn, nước da trắng hồng, phong thái bảnh bao. Nói về con đường trở thành vua rừng, ông Trách lý giải đơn giản, rằng trồng để giải quyết công ăn việc làm cho các con và hơn cả là có nguồn thu từ việc giao khoán của Nhà nước để sinh sống.

"Khi đó, cả nhà tôi đều nghĩ chỉ trồng, trồng và trồng liên tục thì mới có đủ cơm ăn. Thực tình, việc kết thúc trồng rừng không phải là không còn nhu cầu mà vì không còn diện tích để trồng nữa", ông Trách nói.

Khu rừng sản xuất ở Khe Cam của ông Trách nằm biệt lập và tập trung thành một khu. Hàng ngày, ông Trách phân công nhiệm vụ bảo vệ rừng cho một người con trai, một cháu nội và cho chính ông. Theo đó, ba thế hệ của gia đình ông luân phiên tuần tra, trực gác ở 2 đầu cửa rừng.

Ông quan niệm, bảo vệ rừng không chỉ là tuần tra, canh gác mà quan trọng nhất là tạo được mối quan hệ thân tín với đồng bào địa phương. Rừng rộng không thể kiểm soát hết nên bà con địa phương hàng ngày lên rừng chăn trâu, kiếm củi chính là những người giúp gia đình ông giữ rừng tốt nhất.

Ông Lý Kim Võ (Chủ tịch UBND xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương) nhận xét, vua rừng Nguyễn Văn Trách đã thể hiện một nỗ lực tuyệt vời để vượt khó trên vùng đất khó. Đối với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, sự xuất hiện những điển hình đặc biệt như ông Trách có giá trị, ý nghĩa sâu sắc, là tấm gương để đồng bào học tập, làm theo.

Đi dưới tán rừng ông Trách với những cây keo cao cả chục mét có đường kính đều chằn chặn từ 40-50 cm, ông Hoàng Hải Phòng (cán bộ Trạm kiểm lâm Đông Thọ) cho biết, rừng Khe Cam có đường độc đạo nên những người lạ thâm nhập vào phá rừng là không dễ dàng.

Với tuổi từ 10-16 năm, rừng Khe Cam còn tạo nguồn sinh thủy dồi dào cho hồ Như Xuyên dự trữ và cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho địa bàn 4 xã. Lợi ích đó được hầu hết cư dân địa phương hiểu nên ra sức bảo vệ khu rừng.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cho phép khai thác, sau khi hoàn trả nguồn vốn cho Nhà nước, khu rừng sẽ cho gia đình ông Trách nguồn thu ngót nghét 10 tỷ đồng. Hiện nay, việc khai thác đang được tiến hành với dự kiến hoàn thành trong 2 năm. Từng đánh cá trên sông, lưu lạc buôn bè, bán thuốc lào…, ông Trách liệt kê một loạt công việc mà ông đã trải qua. Tất cả đều không giúp gia đình ông thoát được cảnh nghèo đói.

Vậy nhưng khi nói về việc được sở hữu một số tiền rất lớn từ nghề trồng rừng, ông Trách chỉ dám “tự thưởng” cho mình bằng ý định xây một ngôi nhà nhỏ vững chắc thay cho ngôi nhà lá đã ọp ẹp, xiêu vẹo. Có tiền, ông sẽ đầu tư trở lại rừng. Ông sẽ thuê phân lô, chia khoảnh, thiết kế đường ranh, làm đường khai thác… Ông muốn những giá trị mà ông tạo dựng được khi đã già sẽ được con cháu kế thừa, phát triển, để các con, các cháu không rơi vào cảnh cực khổ, bần hàn như ông đã từng trải.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm