| Hotline: 0983.970.780

Người Việt chế tạo tàu ngầm: Từ "Yết Kiêu I"

Thứ Hai 10/03/2014 , 09:13 (GMT+7)

"Yết Kiêu 1" có chiều dài 3,2 m, cao 1 m và chiều ngang cũng 1 m, nặng hơn 1 tấn. Tuy nhỏ, nhưng "Yết Kiêu 1" có đầy đủ tính năng của 1 tàu ngầm.

Đối với người Việt Nam, tàu ngầm còn là một cái gì rất xa lạ. Số người được “mục sở thị” một chiếc tàu ngầm vẫn còn rất hiếm chứ đừng nói đến chuyện am hiểu về nó, dù chỉ là những kiến thức rất thông thường, như vì sao tàu ngầm lặn xuống rồi lại nổi lên được? Tàu vận hành trong lòng đại dương như thế nào?...

Thế nhưng năm 2010, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã được chế tạo tại Việt Nam, và đây cũng là chiếc tàu ngầm đầu tiên được chế tạo ở Đông Nam Á. Tác giả của chiếc tàu ngầm đó là ông Phan Bội Trân, một hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Cụ nội ông Phan Bội Trân là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu, từng làm quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào Nam cai quản vùng đất mà bây giờ là vũng Dĩ An - Bình Dương. Khi cụ nhận chức ở đó, một số con cháu ở quê đã theo cụ vào để khai sơn phá thạch lấy đất cấy cày, và lập nên một chi họ Phan khá lớn ở đó. Thân sinh ông Trân hoạt động cách mạng trước năm 1945, từng bị thực dân Pháp bắt tù đày, tra tấn đến thành tàn phế.

Ông Phan Bội Trân là Việt kiều Pháp, học ngành hóa, có kiến thức chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những vật liệu composit được sử dụng làm thiết bị trong tàu ngầm, và đã từng làm việc trong một hãng chuyên chế tạo tàu ngầm. Năm 1996, ông về nước, mở một phân xưởng chuyên nghiên cứu về composit.

Năm 2010, ông Phan Bội Trân chế tạo và thử nghiệm thành công chiếc tàu ngầm mini. Tàu được ông đặt tên là "Yết Kiêu 1". Từ thân phận một gia nô của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu đã trở thành một danh tướng đời Trần. Ông quê làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (hiện nay làng Hạ Bì thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc). Tương truyền ngoài lòng dũng cảm, sự tận trung, Yết Kiêu còn là người vô cùng khỏe mạnh và có thể lặn dưới nước hàng giờ, đi dưới đáy sông như đi trên cạn hàng mấy dặm liền.

Nhờ tài đó, ông đã nhiều lần lặn dưới nước đục thủng thuyền chiến của giặc Nguyên - Mông, khiến chúng hao binh tổn tướng rất nhiều. Giặc tan, ông lại trở về làng sinh sống, dù được triều đình ban chức tước khá cao. Sau khi mất, ông được dân làng Hạ Bì tôn làm thành hoàng làng và lập đền thờ, gọi là đền Quát. Hiện đền vẫn còn, hàng trăm năm nay khói nhang không dứt.

Đặt tên con tàu ngầm của mình là "Yết Kiêu", hẳn là kỹ sư Phan Bội Trân đã gửi gắm vào đó rất nhiều kỳ vọng. Còn 1 là vì nó là chiếc tàu ngầm đầu tiên. Hiện tại, tàu đã được phát triển thành nhiều phiên bản, có thể ứng dụng trong cả hai lĩnh vực là dân sự và quân sự.


Tàu ngầm "Yết Kiêu 1"

Toàn bộ kinh phí để làm ra con tàu đều là tiền riêng của ông, không dùng đến 1 đồng tiền nào của Nhà nước. Tuy nhiên, ông đã nhận được sự tư vấn, hỗ trợ, giám định rất nhiệt thành của phía Hải quân, và việc thử nghiệm con tàu cũng được thực hiện trong khu vực quân sự.

"Yết Kiêu 1" có chiều dài 3,2 m, cao 1 m và chiều ngang cũng 1 m, nặng hơn 1 tấn. Tuy nhỏ, nhưng "Yết Kiêu 1" có đầy đủ tính năng của 1 tàu ngầm. Tàu vận hành bằng động cơ điện, nguồn điện là ắc quy và có thể đạt vận tốc tối đa 15 hải lý/giờ.

Điều đặc biệt là vỏ tàu làm bằng composit nên có độ bền cao hơn vỏ thép. Chia sẻ với báo chí về việc dùng composit làm vỏ tàu, tác giả của tàu "Yết Kiêu 1" cho biết: Nếu làm vỏ tàu bằng thép thì quá trình chế tạo khuôn đúc rất phức tạp. Còn làm bằng composit thì khuôn đúc cũng bằng chính composit, nên dễ làm và rẻ hơn nhiều.

Ông Phan Bội Trân cũng cho biết thêm: Hơn 90% linh kiện của "Yết Kiêu 1" là được tìm mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua của nước ngoài. Nếu cần SX với số lượng nhiều, tôi sẽ mua công nghệ SX động cơ của nước ngoài, để đảm bảo 100% tàu ngầm này mang thương hiệu “Made in Việt Nam”.

"Yết Kiêu 1" ra đời khiến rất nhiều người ngỡ ngàng và thán phục. Thành tựu đó xứng đáng được coi là một điểm son của trí tuệ Việt. Hơn thế nữa, đó còn là một niềm tự hào: Người Việt Nam chúng ta có thể làm nên những kỳ tích ngay cả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn nhất. Trong kháng chiến chống Pháp, lúc đầu công binh xưởng của ta chỉ chế ra được những khẩu súng bắn xa được… 40 m. Nhưng rồi chẳng bao lâu, những khẩu SKZ, những khẩu súng chống tăng ra đời cũng từ công binh xưởng của quân đội nhân dân Việt Nam, đã trút bão lửa lên đầu giặc, khiến chúng từ hoàn toàn bất ngờ đến kinh hoàng bạt vía.

Còn trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, những nhà khoa học Việt Nam đã cải tiến, nâng tầm bắn của tên lửa Liên Xô khiến B52 giặc rụng như sung trên bầu trời miền Bắc. Hay những tàu phá thủy lôi do chúng ta SX đã vô hiệu hóa hoàn toàn ý đồ phong tỏa các cửa biển miền Bắc bằng thủy lôi của giặc…

Trở lại với "Yết Kiêu 1". Theo tác giả của con tàu, thì hiện tại nó đang được nghiên cứu và phát triển theo hướng tổ hợp khí tài, có khả năng chiến đấu hiệu quả. Được sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia, kỹ sư Phan Bội Trân đã hoàn thiện về lý thuyết về những tính toán của mình và đã bắt tay thực hiện. Nếu thành công, tổ hợp khí tài này sẽ không sợ bất kỳ một hạm đội mạnh nhất nào của đối phương.

Kỹ sư Phan Bội Trân tâm niệm: Việc mua sắm vũ khí quân sự của các nền quốc phòng nước ngoài là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, người phương Tây có một câu châm ngôn mà ta cần chú ý “Tiền bạc là sợi dây gân của chiến tranh”. Nếu đi theo hướng đó là mình thua. Bởi chất lượng, hiệu quả của những khí tài đi mua đó tỷ lệ thuận với tiền bạc, hay nói nôm na là tiền nào thì của nấy.

Nước ngoài họ làm kinh tế, nên ai có tiền là họ bán, trong khi tiền bạc của chúng ta có hạn. Chúng ta kỳ vọng vào tàu ngầm Kilo. Nhưng chúng ta chỉ có 6 chiếc, trong khi đối phương có thể có 10 lần hơn chúng ta, hoặc họ đủ tiền để mua những khí tài hiện đại hơn, như tầu ngầm lớp Lada, cũng của Nga, chẳng hạn. Nhưng nếu chúng ta có sự đầu tư đúng đắn, hiệu quả vào chất xám thì bằng trí tuệ của mình, chúng ta có thể tạo ra những tổ hợp khí tài mà với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của mình, chúng ta vẫn dư sức SX, chế tạo.

Và nguyên tắc “tiền nào của nấy” hoàn toàn có thể bẻ ngược lại. Nghĩa là tiền bạc ta có thể ít, nhưng những khí tài do chúng ta tạo nên bằng chính trí tuệ Việt sẽ có chất lượng, hiệu quả chẳng kém gì, thậm chí hơn cả những khí tài ngoại nhập. Cần có những sáng tạo mang tính đột phá về quân sự, mới có thể bảo vệ chủ quyền của đất nước. (Còn nữa)…

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm