| Hotline: 0983.970.780

Nhìn từ cuộc khủng hoảng Catalonia

Thứ Sáu 29/09/2017 , 11:10 (GMT+7)

Phe ly khai đang nắm quyền ở vùng Catalonia muốn trưng cầu dân ý vào 1/10 tới, để tách rời vùng đất (7,5 triệu dân, chiếm 16% dân số) ra khỏi Tây Ban Nha.

Nhưng chính quyền của Thủ tướng Mariano Rajoy kiên quyết bác bỏ, và theo Tòa Bảo hiến Tây Ban Nha thì việc trưng cầu này là vi hiến.
 

Phong trào ly khai bị đàn áp

Ngày 26/9, trong thông cáo gửi cho cảnh sát Catalonia, Công tố viên trưởng vùng Catalonia yêu cầu niêm phong và giám sát ngay những địa điểm có thể được dùng làm phòng phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết mà phe ly khai muốn tổ chức, và phải được duy trì đến 21h Chủ nhật (1/10) - ngày dự định tổ chức trưng cầu dân ý. Cảnh sát cũng được yêu cầu nhận diện những người chịu trách nhiệm các phòng phiếu.

Biểu tượng màu cờ sắc áo của Catalunya tại Đại học Barcelona ngày 22/09/2017

Các thành viên của Ủy ban bầu cử đã phải đồng loạt từ chức, vì Tòa Bảo hiến đe dọa phạt vạ các thành viên mỗi ngày 12.000 euro. Cảnh sát và hiến binh cũng tịch thu gần 10 triệu lá phiếu bầu cử, 45.000 giấy mời tham gia kiểm phiếu. Viện Công tố Tây Ban Nha thông báo hôm 13/9 rằng, nếu 700 thị trưởng vùng Catalonia tham gia tổ chức trưng cầu dân ý, họ sẽ bị khởi kiện và bắt giam. Sáng 20/9/2017, cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt Phó thủ hiến Joseph Maria Jove và 13 viên chức cao cấp. Ba cơ quan chính phủ, gồm trụ sở chính quyền địa phương, sở tài chính và sở ngoại giao Catalonia bị cảnh sát lục soát, tịch thu hồ sơ, tài liệu.

Chính quyền trung ương tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự gồm cảnh sát quốc gia và hiến binh đến Barcelona, thủ phủ vùng Catalonia. Theo nguồn tin chính thức, có 11.000 cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha và 16.500 cảnh sát vùng Cataluny (Mossos). Họ đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, giữa một bên là “pháp chế Tây Ban Nha” và một bên “tính chính đáng của vùng Catalonia”. Bộ Nội vụ đã tạm hoãn kỳ nghỉ của họ, và bố trí hàng trăm cảnh sát trên hai tàu du lịch ven bờ biển thành phố Barcelona và Tarragone.

Chính quyền trung ương Tây Ban Nha đã nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với lực lượng cảnh sát vùng Catalonia. Chỉ huy cảnh sát Catalonia, Jose Maria Romero de Tejada, ngày 23/9 cho biết đã nhận được chỉ thị phải phục tùng mệnh lệnh của Đại tá Diego Perez de los Cobos thuộc lực lượng "hiến binh" quốc gia. Madrid cho rằng thời gian qua, cảnh sát Catalonia đã không chấp hành lệnh từ trung ương, trong đó có yêu cầu giải tán các đám đông biểu tình tại các tòa nhà chính phủ. Hiện Đại tá Diego Perez de los Cobos đã ra lệnh triển khai tăng cường lực lượng cảnh sát quốc gia và hiến binh đến Catalonia. Đã có 59 trang web thông tin về cuộc trưng cầu dân ý bị đóng.

Về mặt tổ chức và hậu cần, với việc các phương tiện bầu cử hầu như bị phá vỡ, khả năng diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ngày 1/10 là rất ít.
 

Vì sao khủng hoảng ngày càng lún sâu?

Hiến Pháp Tây Ban Nha năm 1978 có quy định tiến trình theo đó các tỉnh sáp nhập thành cộng đồng tự trị nhưng lại không định hình được các quan hệ giữa chính quyền trung ương và các cộng đồng tự trị, bởi vì đa phần các vùng tự trị không tồn tại ở thời điểm thông qua Hiến pháp. Văn kiện thừa nhận sự tồn tại chủ quyền quốc gia, khẳng định “quốc gia Tây Ban Nha không thể chia cắt.”

Ngay lúc đó, quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương được xây dựng từng bước khi mà các đảng chiếm đa số cần đến đảng dân tộc chủ nghĩa chiếm thiểu số để bầu thủ tướng hay thông qua các chính sách chung của Tây Ban Nha. Cộng đồng tự trị xứ Basque và Catalonia vì thế có thẩm quyền rất rộng từ đó.

Không ít người Catalonia kêu gọi chính phủ Madrid hành động và thậm chí họ còn cho rằng cần phải làm điều đó sớm hơn. Ngay cả đảng Xã hội, đảng đối lập hàng đầu, đã ủng hộ phe bảo thủ để bảo vệ Nhà nước pháp quyền. Nhưng tình hình trở nên nghiêm trọng bởi vì phe cực tả biến trưng cầu dân ý thành vấn đề có tính nguyên tắc.

Tại Nghị viện, đảng đối lập Podemos (Chúng ta có thể) phụ thuộc vào các đồng minh trong vùng. Lãnh đạo đảng đã quyết định diễn giải các biện pháp của chính phủ như là một kiểu trấn áp bất hợp pháp. Những người chủ trương Catalonia độc lập tìm thấy đồng minh trong phe cực tả đang hy vọng làm suy yếu đảng Xã hội. Bàn cờ chính trị của Tây Ban Nha đang rất phức tạp và nguy hiểm vì một số tác nhân chính trị vẫn thấy có lợi trong việc khơi dậy đối đầu hay trấn áp. Tương lai chính trị của Tây Ban Nha rất bất trắc.
 

Tiền lệ nguy hiểm cho châu Âu

Vấn đề Catalonia đã trở nên không chỉ nghiêm trọng với Tây Ban Nha mà còn cả với châu Âu. Cuộc khủng hoảng Catalonia đã quá sâu và sẽ là quá nguy hiểm cho châu Âu nếu can dự vào, vì rõ ràng lúc này đây là hồ sơ quá nhạy cảm. Trong quá khứ gần đây, ngoại trừ Madrid thì hầu hết các thủ đô trong EU đã thừa nhận nền độc lập của Kosovo sau hơn một thập kỷ giằng co giữa nhiều quốc gia trong cuộc khủng hoảng Balkan.

Thừa nhận Catalonia độc lập sẽ tạo ra một tiền lệ kinh khủng cho châu Âu, các phong trào ly khai có ở khắp nơi trong các nước thành viên EU sẽ thấy ở đó một tấm gương sử dụng công cụ dân chủ để đạt mục tiêu ly khai.  Ở đó đây thuộc châu Âu, những mầm mống của phong trào ly khai xuất phát từ các hiềm khích cộng đồng do lịch sử để lại dù đã được giải quyết ổn thỏa hòa bình, đơn cử vài trường hợp như những người Flamand với cộng đồng Wallonie ở Bỉ, xứ Basque dính dáng tới cả Tây Ban Nha và Pháp, ở Anh thì có xứ Scotland, Bắc Ailen… có thể lại có đất để trỗi dậy nếu như Tây Ban Nha không giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng ở xứ Catalonia.

Trong cuộc trưng cầu dân ý không mang tính ràng buộc pháp lý ngày 9/11/2014, đã có 80,76% cử tri Catalonia tham gia bỏ phiếu ủng hộ Catalonia trở thành một quốc gia độc lập.

Catalonia hiện đang chia rẽ sâu sắc: Hơn 700 trên tổng số 948 thị trưởng vùng Catalonia cho biết sẵn sàng tham gia trưng cầu dân ý ngày 1/10, ngược lại có tới 5/10 thành phố lớn (bao gồm Barcelona và một số thành phố khác quanh Barcelona - thủ phủ xứ Catalonia), thì từ chối.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm