| Hotline: 0983.970.780

Báo động đỏ về an ninh nguồn nước

Thứ Sáu 13/01/2023 , 11:04 (GMT+7)

Gần 50.000 đập lớn trên thế giới có thể mất hơn 25% dung lượng lưu trữ vào năm 2050 do tình trạng bồi lắng trầm tích, đe dọa an ninh năng lượng và nguồn nước.

Tình trạng xây dựng đập thủy điện ồ ạt ở các quốc gia thượng nguồn khiến mực nước trên sông Mekong nhiều năm qua đã xuống tới mức 'bất thường', đe dọa sinh kế của 60 triệu người sống dọc hạ lưu. Ảnh: SCMP

Tình trạng xây dựng đập thủy điện ồ ạt ở các quốc gia thượng nguồn khiến mực nước trên sông Mekong nhiều năm qua đã xuống tới mức "bất thường", đe dọa sinh kế của 60 triệu người sống dọc hạ lưu. Ảnh: SCMP

Kết quả nghiên cứu về an ninh nguồn nước của Liên Hợp quốc vừa công bố hôm 11 tháng 1 đưa ra cảnh báo trên.

Theo đó, công suất của hệ thông các con đập lưu giữ nước trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ giảm từ 6 nghìn tỷ mét khối xuống còn 4,655 nghìn tỷ mét khối vào năm 2050. Đại học Liên Hợp quốc cho rằng, các quốc gia cần phải có hành động để giải quyết vấn đề cũng như bảo vệ cơ sở hạ tầng lưu trữ nước quan trọng bắt nguồn từ hiện tượng phù sa bồi lắng, tích tụ trong các hồ chứa do sự gián đoạn của dòng chảy tự nhiên. Điều này có thể gây hư hại cho các tua-bin thủy điện và cắt giảm quá trình phát điện.

Việc cản trở dòng trầm tích dọc theo những con sông cũng có thể khiến các vùng thượng nguồn dễ bị tổn thương do lũ lụt hơn và đe dọa môi trường sống của cư dân và cộng đồng sinh thái ở các vùng hạ lưu do xung đột nguồn nước.

Nghiên cứu của Liên Hợp quốc đã xem xét các dữ liệu từ hơn 47.000 con đập tại 150 quốc gia và cho biết, 16% công suất ban đầu đã bị biến mất. Báo cáo cho biết, Mỹ đang phải đối mặt với khoản thiệt hại 34% nguồn nước vào năm 2050, trong khi Brazil ước tính mất 23%, Ấn Độ 26% và Trung Quốc 20%.

Các nhà phân tích từ lâu đã cảnh báo rằng, chi phí xã hội và môi trường dài hạn của những con đập khổng lồ đã vượt xa lợi ích của chúng. Ông Vladimir Smakhtin, giám đốc Viện Nước, Môi trường và Sức khỏe của Đại học Liên Hợp quốc, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, hiện hoạt động xây dựng các đập trữ nước trên toàn thế giới đã giảm đáng kể, với khoảng 50 đập được xây dựng mỗi năm, so với con số 1.000 vào giữa thế kỷ trước.

Ông Vladimir Smakhtin nói: “Tôi cho rằng câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra bây giờ là đâu là những lựa chọn thay thế cho các con đập - bao gồm cả việc tạo ra năng lượng - khi chúng đang bị loại bỏ dần”.

Trong một diễn biến liên quan, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây đập trên các con sông lớn, trong đó thủy điện là một phần quan trọng trong kế hoạch cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và kiểm soát khí thải nhà kính, tuy nhiên các dự án như đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới - đã gây ra những rối loạn về mặt xã hội và môi trường.

Theo một nghiên cứu của Reuters công bố hồi năm ngoái, các con đập do Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong cũng đã làm gián đoạn dòng phù sa chảy vào các quốc gia hạ lưu, làm thay đổi cảnh quan và gây nguy hiểm cho sinh kế của hàng triệu nông dân.

Trong nhiều năm vừa qua, giới chuyên gia liên tục cảnh báo, việc xây dựng vô số các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đã gây ra nhưng hệ lụy và tổn thất to lớn cho vùng hạ lưu. Nguyên nhân là do nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong chảy về hạ lưu giúp cân bằng mực nước ở các đồng bằng và mang theo phù sa làm màu mỡ cho đất, cung cấp thức ăn cho hệ thủy sinh, đồng thời đẩy lùi tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng trồng lúa và cây ăn trái, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

(Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm