| Hotline: 0983.970.780

Lý do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ thiệt hại nặng về người

Thứ Ba 07/02/2023 , 09:21 (GMT+7)

Sự kết hợp của nhiều yếu tố khiến trận động đất mạnh 7,8 độ richte xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra rạng sớm thứ Hai trở nên đặc biệt nguy hiểm.  

Trận động đất hôm qua đã san phẳng một phần các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP

Trận động đất hôm qua đã san phẳng một phần các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP

Các chuyên gia cho biết, các yếu tố trên bao gồm thời gian, địa điểm, đường đứt gãy tương đối tĩnh và kết cấu yếu của các tòa nhà bị sập…

Tính đến thời điểm này đã có trên 3.800 người đã thiệt mạng trong trận động đất cường độ 7,8 độ richter xảy ra ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Syria. Dự báo con số thiệt hại ​​sẽ còn tăng lên khi các dư chấn vẫn chưa dứt.

Theo các chuyên gia, đây là trận động đất mạnh nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1939, và xảy ra đúng vào khu vực đông dân cư. “Một lý do khác là nó xảy ra lúc 4h17 sáng, nghĩa là những người dân còn đang ngủ "bị mắc kẹt khi nhà của họ bị sập", Roger Musson, nghiên cứu viên danh dự tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh, nói với AFP.

Tác giả của cuốn sách The Million Death Quake cho biết, việc xây dựng các tòa nhà cũng không "thực sự phù hợp với một khu vực dễ bị hứng chịu động đất lớn".

Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong một trong những khu vực động đất hoạt động mạnh nhất thế giới. Trước đó, một trận động đất dọc theo đường đứt gãy Bắc Anatolian ở vùng Duzce phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ đã giết chết hơn 17.000 người vào năm 1999. Tuy nhiên, trận động đất hôm thứ Hai xảy ra ở phía bên kia của đất nước, dọc theo rìa đứt gãy Đông Anatolia.

Ông Musson cho biết, rìa đứt gãy Đông Anatolian đã không xảy ra trận động đất mạnh 7 độ richter trong hơn hai thế kỷ, điều đó có thể có nghĩa là mọi người đã "bỏ qua mức độ nguy hiểm" của nó. “Do đã quá lâu kể từ trận động đất lớn gần đây nhất nên ‘khá nhiều năng lượng’ có thể đã tích tụ”, ông Musson đưa ra giả thuyết.

Vị chuyên gia cho biết thêm, sức mạnh của các dư chấn hôm thứ Hai, bao gồm một trận động đất mạnh 7,5 độ richter, đã hậu thuẫn cho giả thuyết này. “Nó ‘gần như lặp lại’ trận động đất mạnh 7,4 độ richter ở cùng khu vực vào ngày 13 tháng 8 năm 1822, từng gây ra một thảm họa, khiến toàn bộ thị trấn bị hủy hoại và thương vong lên tới hàng chục nghìn người", ông Musson nói, đồng thời chia sẻ các dư chấn từ trận động đất đó tiếp tục hoạt động cho đến tháng 6 năm sau.

Theo Reuters, tâm chấn của trận động đất hôm qua ở độ sâu tương đối nông khoảng 17,9 km gần thành phố Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sinh sống của khoảng hai triệu người.

Bà Carmen Solana, nhà nghiên cứu núi lửa tại Đại học Portsmouth của Vương quốc Anh, cho biết vì không thể dự đoán được động đất nên giải pháp các tòa nhà chống rung là rất quan trọng ở những khu vực bị ảnh hưởng.

"Thật không may, cơ sở hạ tầng chống chịu còn chắp vá ở Nam Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là Syria, vì vậy việc cứu sống các sinh mạng hiện chủ yếu phụ thuộc vào nỗ lực giải cứu của lực lượng chuyên môn”, theo bà Solana.

Nhằm đối phó với trận động đất năm 1999, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua đạo luật vào năm 2004 yêu cầu tất cả các công trình xây dựng mới phải đáp ứng các tiêu chuẩn chống động đất hiện đại. Theo đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã coi việc xây dựng mạnh mẽ trở thành ưu tiên chính trị sau khi một trận động đất khác tấn công bờ biển Aegean vào năm 2020, khiến 114 người thiệt mạng.

Joanna Faure Walker, người đứng đầu Viện Giảm thiểu Rủi ro và Thảm họa của Đại học College London, đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra xem luật pháp có được tuân thủ hay không trước thảm họa mới nhất.

Bà cũng kêu gọi chính phủ nước này xem xét "liệu có khả năng cải thiện sự an toàn của các tòa nhà cũ hay không".

(Reuters; AFP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.