| Hotline: 0983.970.780

Phân bón đắt là ‘dấu chấm hết cho kỷ nguyên thực phẩm giá rẻ’

Thứ Tư 18/01/2023 , 11:00 (GMT+7)

Xung đột Nga-Ukraine kéo dài khiến giá phân bón toàn cầu đạt mức kỷ lục, buộc nông dân phải tăng giá lương thực và gây áp lực lên người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Khủng hoảng thiếu phân bón tiếp tục là mối đe dọa đặc biệt đối với sản xuất lương thực và giá lương thực thế giới trong năm nay. Ảnh: AA

Khủng hoảng thiếu phân bón tiếp tục là mối đe dọa đặc biệt đối với sản xuất lương thực và giá lương thực thế giới trong năm nay. Ảnh: AA

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos (Thụy Sỹ), giới chuyên gia tiếp tục cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn áp dụng chiêu bài “vũ khí hóa năng lượng và lương thực" gây ra khủng hoảng chuỗi cung ứng và sản xuất phân bón, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu.

Cảnh báo trên cũng nhắc lại mối quan tâm từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khi giám đốc điều hành Kristalina Georgieva cho biết thế giới nên "chuyển sự chú ý ngay hôm nay sang phân bón, bởi vì đây là nơi chúng ta thấy mối đe dọa đặc biệt đối với sản xuất lương thực và giá lương thực vào năm 2023".

Bà Kristalina Georgieva nói thêm: "Giá phân bón vẫn ở mức rất cao. Ví dụ, việc sản xuất amoniac (nguyên liệu để sản xuất phân bón) ở Liên minh châu Âu đã sụt giảm đáng kể. Tất cả những hệ lụy này đều có liên quan đến tác động của cuộc chiến của Nga đối với giá khí đốt sẵn có".

Nga đã dự trữ phân bón để sử dụng trong nước vào năm ngoái. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), trong khi xuất khẩu của nước này giảm, giá phân bón cao kỷ lục đã giúp doanh thu xuất khẩu tăng 70%.

Moscow tăng xuất khẩu sang các nước như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Nga cũng sản xuất một lượng lớn chất dinh dưỡng, như kali và phốt phát - những thành phần chính trong phân bón giúp cây cối và hoa màu phát triển.

Chủ tịch hãng phân bón lớn nhất thế giới Yara, ông Svein Tore Holsether gọi sự phụ thuộc này là một "vũ khí lợi hại". "Với năng lượng, chúng tôi đã xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Âu bằng khí đốt giá rẻ của Nga và chúng tôi cảm thấy hậu quả cũng như chi phí tác động tức thì đối với thực phẩm và phân bón bởi một nửa sản lượng lương thực của thế giới phụ thuộc vào phân bón", ông Holsether nói.

Tác động nghiêm trọng

Tuần trước, các chuyên gia kinh tế đã báo cáo rằng chi phí phân bón tăng mạnh có thể làm giảm sản lượng lương thực thế giới vào cuối thập kỷ này, trong khi diện tích đất nông nghiệp tăng lên tương đương ngang với "quy mô của phần lớn Tây Âu" sẽ được yêu cầu để đáp ứng nhu cầu trên toàn cầu. Điều này có nghĩa là sẽ có "những tác động nghiêm trọng" như nạn phá rừng, đa dạng sinh học và khí thải carbon.

Tiến sĩ Peter Alexander (Đại học Edinburgh) cho biết: "Đây có thể là dấu chấm hết cho kỷ nguyên thực phẩm giá rẻ. Trong khi hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tác động của điều đó trên các kệ siêu thị hàng tuần, và những người nghèo nhất trong xã hội sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù giá phân bón đang giảm so với mức đỉnh điểm, nhưng vẫn ở mức cao và điều này vẫn có thể dẫn đến lạm phát giá lương thực tiếp tục cao vào năm 2023".

Nghiên cứu tính toán rằng, nếu giá phân bón cao kéo dài có thể làm tăng giá lương thực lên 74% so với năm 2021 vào cuối năm nay, làm dấy lên lo ngại về "có thêm một triệu người chết đói và hơn 100 triệu người bị suy dinh dưỡng".

Ông chủ của hãng phân bón Yara, cảnh báo rằng tác động của tất cả những điều này đang được cảm nhận trên khắp thế giới. "Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, vì vậy nó sẽ có tác động toàn cầu. Chúng tôi đã thấy một số điều đó từ sự gián đoạn và cần có nguồn phân bón của Nga để duy trì sản xuất lương thực", vị này cảnh báo.

(BBC, MNS)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.