| Hotline: 0983.970.780

Những chú lợn sống giữa 'rừng hoa', tắm bằng thảo dược, nghe nhạc trữ tình

Thứ Năm 30/11/2017 , 14:30 (GMT+7)

Ngày ngày được tẩm bổ bằng thảo dược, nghe nhạc trữ tình du dương, những con lợn của anh Nguyễn Văn Thục (chủ trang trại chăn nuôi lợn thảo dược Hiền Thục, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) sống một vòng đời “vương giả”, cho ra thực phẩm hảo hạng “cưa đổ” những thực khách sành ăn nhất.

Hương thơm từ... chuồng lợn

Vào trại lợn mà chẳng thấy tiếng kêu eng éc chối tai, chỉ thấy tiếng nhạc từ đâu dội về đầy ắp lỗ tai. Ở nông thôn, trại lợn nào nuôi 300 - 500 con lợn đầu làng thì cuối làng vẫn hứng mùi phân nồng nặc. Còn nơi đây, quần thể lợn lên tới cả ngàn con nhưng luôn phảng phất hương hoa lan, hương hồng nhung, hương bưởi dịu thơm.

“Đây đích thị là “resort” của loài lợn!” Nghe thấy thế, anh Thục cười vang rồi bảo: “Ai vào đây lần đầu cũng nói như vậy”.

09-30-15_hienthuc1
Anh Thục đang đảo trộn phân hữu cơ trong hố ủ phân compost

Với người đàn ông 47 tuổi này, vợ con là tình yêu thứ nhất, lợn là tình yêu thứ hai. Ngoài thời gian ăn, ngủ với vợ thì anh ở cùng đàn lợn. Cựu binh Nguyễn Văn Thục ví trang trại của mình là "đại bản doanh" của lợn đặc chủng. Cả tỉnh Nam Định này, không có ai nuôi nhiều lợn thảo dược như anh. Trong suốt một vòng đời từ lúc mang thai đến khi xuất chuồng, quân đoàn lợn cả ngàn con được huấn luyện trong môi trường... kỷ luật thép, từ chế độ ăn uống, sinh hoạt đến giải trí.

Mô hình nuôi lợn hữu cơ được anh gây dựng suốt hai thập kỷ. Không giống thức ăn đạm bạc của loài lợn Móng Cái, lợn rừng; cũng chẳng phải thức ăn công nghiệp tẩm kháng sinh, hoá chất giúp tăng trọng nhanh của các trang trại lợn công nghiệp; “ẩm thực” dành cho những chú lợn tại trang trại Hiền Thục tự phối trộn các thành phần rất đặc biệt.

09-30-15_hienthuc2
Hệ thống lắng lọc chất thải chăn nuôi hiện đại của trang trại Hiền Thục
“Trang trại lợn hữu cơ Hiền Thục là mô hình kiểu mẫu của cả tỉnh Nam Định về phát triển môt hình chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Ở đây, toàn bộ chất thải chăn nuôi đã được xử lý để tạo ra nguồn phân bón hữu cơ giá trị, trở thành dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Cách làm này cần được nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh để lan toả phong trào “môi trường xanh, nông sản sạch”, ông Nguyễn Trọng Tấn - Điều phối viên BQL Dự án LCASP tỉnh Nam Định.

Ngoài cám ngô, cám gạo, đậu tương, cá khô (cung cấp năng lượng, protein và đạm tự nhiên thiết yếu cho vật nuôi), anh Thục bổ sung thêm nhiều loại thảo dược thiên nhiên trong khẩu phần ăn hàng ngày của đàn lợn như: đẳng sâm, khổ sâm, kim ngân, quế chi, thảo quả, bỗng rượu... và chế phẩm men vi sinh EM. Chúng có tác dụng phòng chống các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, trợ tim và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng tối ưu nhất. Nhờ vậy, suốt hơn 20 năm qua, chuồng lợn của gia đình ông không phải sử dụng bất cứ liều thuốc kháng sinh hoá học nào.
 

Ru ngủ bằng âm nhạc

Những con lợn hằng ngày được ăn sâm, ngậm thảo dược có thân hình cường tráng và săn chắc. Với đôi chân chắc khoẻ, chúng di chuyển liên tục, nhanh thoăn thoắt (khác hẳn với lợn nuôi bằng cám công nghiệp tăng trọng nhanh có bộ xương yếu, cõng cả núi thịt nên rất thích nằm). Mỗi con lợn là một hoạt náo viên tinh nghịch, nhưng khi cần không gian yên tĩnh, anh Thục lại dùng “tuyệt chiêu” khiến chúng ngoan ngoãn im lặng.

Mỗi khu chuồng đều có những chiếc loa thùng. Buổi sáng từ 7 giờ đến 10 giờ và buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ hàng ngày, anh Thục kết nối điện thoại thông minh với loa thùng để phát nhạc cho lợn nghe.

Giọng hát của những danh ca đình đám được cất lên, đàn lợn nguẩy đuôi tỏ vẻ sung sướng. Một lúc sau, nhiều con nằm xuống, mắt lim dim chìm vào giấc ngủ sâu. Màn “massage não” bằng tiếng nhạc giúp đàn lợn thư giãn, giảm stress và không bị sốc, giật mình khi có tiếng động mạnh.

“Giấc ngủ giúp chúng tiêu hao ít năng lượng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và tăng trọng nhanh hơn”, anh Thục bật mí.

09-30-15_hienthuc3
Cho lợn nghe nhạc để thư giãn, giảm stress

Vị trại chủ này tự hào rằng, thịt lợn anh tạo ra thuộc loại ngon nhất tỉnh, bởi chúng được nuôi từ 100% thức ăn tự nhiên. Mỗi lứa lợn kéo dài 6-7 tháng thay vì vỗ béo cấp tốc 3-4 tháng đã xuất chuồng như các trang trại lợn công nghiệp khác. Lợn nuôi bằng thảo dược có bì dầy và giòn; màu thịt đỏ tươi do không bị stress. Khi luộc chín, nước vẫn trong vì không tồn dư tạp chất, thịt chắc, ngọt thơm đặc trưng.

Anh Thục bảo, người Mỹ, người châu Âu... có thể nghĩ ra những “cỗ máy” khổng lồ để sản xuất thịt với tốc độ tăng trọng nhanh chóng mặt, giá rẻ mạt. Nhưng với tôi, đó là... miếng thịt nhân tạo, được nhào nặn bởi máy móc và các nguyên liệu kích thích sinh trưởng phi tự nhiên. Ngày nay, chúng ta đã phải trả giá đắt vì điều đó. Hiện tượng kháng kháng sinh trên cơ thể người ngày càng phổ biến trên thế giới, cướp đi sinh mạng của khoảng 700.000 người mỗi năm. Thực phẩm tồn dư kháng sinh góp phần tạo ra bi kịch đó.

"2 năm trước, thịt lợn thảo dược của tôi và thịt lợn công nghiệp có giá bằng nhau (do thị trường chưa tin dùng - PV). Hôm nay, thịt lợn thảo dược đang bán cao hơn thịt lợn công nghiệp 20%. Và, tôi khẳng định chỉ 5 năm sau, thịt lợn thảo dược của tôi sẽ có giá cao gấp đôi, gấp 3 lần thịt lợn công nghiệp”, anh Thục nói.

Con người đang cần thực phẩm sạch, an toàn hơn bao giờ hết. Người Nhật đã nhìn thấy điều đó từ rất sớm. Họ không bị cuốn theo cuộc chiến giảm giá, tăng sản lượng trên thương trường. Thay vào đó, sản xuất sản phẩm độc đáo, chất lượng cao và thân thiện môi trường mới tạo ra phép lạ, giúp nông nghiệp Nhật Bản tăng trưởng vượt bậc.
 

Vành đai xanh an toàn dịch bệnh

Để tạo ra môi trường chăn nuôi không thuốc kháng sinh, ngoài sử dụng thảo dược để phòng chống bệnh, anh Thực đã thiết lập một vành đai xanh an toàn dịch bệnh xung quanh chuồng trại với ao cá và khu vườn trồng “kỳ hoa dị thảo” gồm vô số giỏ phong lan rừng, hoa hồng nhung, đinh lăng, bưởi Diễn… Bởi vậy, người ta ví trại lợn Hiền Thục giống như một công viên sinh thái, ngăn ngừa mọi dịch bệnh hại nguy hiểm “vô phương cứu chữa” như tai xanh, lở mồm long móng…

Đây cũng là một trong 5 mô hình chăn nuôi trên toàn quốc được ứng dụng công nghệ xử lý nước thải phân tán DEWATS của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Bộ NN-PTNT), sử dụng liên hoàn hệ thống bể tự hoại, hầm biogas, bể lọc/phản ứng kỵ khí, bãi lọc ngang trồng cây (dong riềng)… Bởi vậy, dòng nước cuối cùng sau khi xử lý rất trong, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi ra môi trường, có thể tái sử dụng để tắm cho vật nuôi.

09-30-15_hienthuc4
Không gian sinh thái sạch đẹp của trang trại Hiền Thục

Năm 2016, được BQL Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Nam Định hỗ trợ trang trại của anh xây dựng bể ủ phân compost và hướng dẫn kỹ thuật ủ phân với dung tích chứa hơn 30m3 và hướng dẫn quy trình thực hiện. Theo chủ trang trại lợn hữu cơ này, cách ủ phân của dự án LCASP khác ở chỗ, ngoài phân lợn còn phải có chất độn (trấu, rơm rạ, bùn, lá cây...) là các phế phụ phẩm nông nghiệp. Tuy thời gian ủ kéo dài khoảng 45 ngày nhưng chất lượng phân rất tốt và tơi xốp. Anh Thục tận dụng nguồn phân này bón cho cây trong vườn. Cây lớn nhanh hơn, bông to, quả sai trĩu trịt.

Hiện tại, thịt lợn hữu cơ của anh Thục đang được cung ứng tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Minh Long trên địa bàn tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hà Nam. Thương hiệu “thịt lợn thảo dược trang trại Hiền Thục” ngày càng có nhiều khách hàng ưa chuộng. 

09-30-15_hienthuc5
Một khu nuôi lợn của anh Nguyễn Văn Thục

Có thể sử dụng dược liệu thay thế kháng sinh

Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Hương (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi): Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng dược liệu để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi trong phòng và điều trị các bệnh phổ thông cho lợn, đặc biệt là các bệnh hô hấp, tiêu hoá...

Ví dụ, dựa trên nguyên tắc quân, thần, tá, sứ trong đông y và thành phần các hoạt chất trong một số thảo dược, chúng tôi đã bào chế thành công thảo dược TL06 gồm cỏ sữa, vỏ sim, rễ măng cụt, khổ sâm, sâm rừng, củ sen với mục đích phòng, trị bệnh tiêu chảy cho lợn sau cai sữa.

Một bài thuốc khác cũng khá thú vị, đó là sử dụng thảo dược bào chế từ cao bột thân lá cây bọ mắm (21,6%), dây cóc (51,2%) và gừng (27,2%) cũng giúp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đồng thời kích thích tăng trưởng, ngăn ngừa tiêu chảy và bệnh đường hô hấp trên lợn.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm