| Hotline: 0983.970.780

Những chứng cứ khoa học và thực tiễn khiến thuốc diệt cỏ 2.4 D bị đề xuất cấm?

Thứ Ba 10/01/2017 , 09:26 (GMT+7)

Là một trong số các loại thuốc trừ cỏ được sử dụng lâu đời nhất trên thế giới cũng như được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên vừa qua, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đề xuất loại bỏ thuốc trừ cỏ 2.4 D khỏi Danh mục. Theo đó kể từ ngày 30/12/2016, Cục BVTV đã tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép khảo nghiệm...

Theo đó kể từ ngày 30/12/2016, Cục BVTV đã tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV, cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV đối với thuốc BVTV có chứa hoạt chất 2.4 D.


Tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ ngày càng gia tăng
 

Cục BVTV cũng đã có văn bản gửi các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV cho biết, đang hoàn tất thủ tục trình Bộ NN-PTNT xem xét, quyết định và giải pháp áp dụng lộ trình loại bỏ các thuốc BVTV có chứa hoạt chất 2.4 D ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục).
 

Ám ảnh về Dioxin

Theo Báo cáo đề xuất loại bỏ thuốc BVTV có chứa hoạt chất 2.4 D của Cục BVTV gửi Bộ NN-PTNT: 2.4 D (cùng với 2.4.5-trichlorophenoxyacetic axit và MCPA - 2-methyl-4-chlorophenoxyacetic axit) được phát triển lần đầu tiên khoảng từ những năm 1940 trong giai đoạn Chiến tranh thế giới lần thứ II bởi các nhóm nghiên cứu người Anh và Mỹ với mục đích ban đầu là một phần của nỗ lực bí mật tạo ra các tác nhân chiến tranh hóa học sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ II, đây cũng là một vũ khí mới trong nông nghiệp nhằm làm giảm năng suất cây trồng của các nước Đức, Nhật.

Trong vòng một năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, 2.4 D đã được thương mại hóa thành thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ lá rộng trong SX nông nghiệp…

Hiện nay, hoạt chất này vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới vì giá thành thấp. Nó không chỉ được sử dụng dưới dạng đơn chất mà còn được kết hợp với các hợp chất khác để tạo nên nhiều loại thuốc diệt cỏ thương mại.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sử dụng các thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất 2.4 D một cách thiếu kiểm soát cũng đang tiềm tàng những nguy cơ lớn cho môi trường cũng như lo ngại tới sức khỏe con người.

Trong các sản phẩm 2.4 D dùng làm thuốc trừ cỏ có chứa một lượng chất Chlorophenol không được tổng hợp hết gọi là phenol tự do. Chất Chlorophenol có mùi hôi nồng rất khó chịu, là nguyên nhân chính tạo nên mùi hôi đặc biệt của thuốc trừ cỏ 2.4 D. Chlorophenol có nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người và môi trường sống do trong tự nhiên, Chlorophenol tồn tại tương đối lâu và có thể chuyển hóa thành chất Dioxin.

Chất Dioxin có khả năng kích thích tế bào ung thư phát triển, gây đột biến tế bào và dị dạng cơ thể người và động vật máu nóng và từng là nỗi ám ảnh dai dẳng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam mà Mỹ từng sử dụng.

Mặc dù 2.4 D không có tác dụng như 2,4,5-T trong Chất độc da cam (tức Agent Orange, gồm hai thành phần chính là 2.4 D và 2,4,5-T), song rất nhiều người lo ngại rằng 2.4 D cũng chứa độc tính cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Đối với những cựu chiến binh và thế hệ người Việt Nam đã từng sống trong và ngay sau chiến tranh, đây là một nỗi ám ảnh không thể quên. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, vấn đề về thuốc trừ cỏ 2.4 D đã được nhiều cử tri quan tâm và kiến nghị đề xuất loại bỏ khỏi Danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
 

Lạm dụng vô tội vạ

Tại Việt Nam, 2.4 D được đăng ký sử dụng từ năm 1991. Hiện nay trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, có tổng cộng 36 tên thương phẩm thuốc BVTV có chứa hoạt chất 2.4 D đăng ký trừ cỏ trên khoảng 6 loại cây trồng.

15-07-00_thuoc-tru-co-glyphoste-tinh-n-ton-loi-ich-10157
Ảnh: Lê Bền
 

Trong đó, có 33 tên thương phẩm có hoạt chất đơn 2.4 D và 3 tên thương phẩm là thuốc hỗn hợp của 2.4 D và các hoạt chất khác. Hoạt chất 2.4 D được đăng ký trừ cỏ trên một số loại cây trồng như lúa, ngô, điều, cà phê, mía, cao su và các vùng đất không trồng trọt. Tuy nhiên, việc sử dụng 2.4 D đang diễn ra hết sức phức tạp, có nhiều biến tướng và khó kiểm soát.

2.4 D là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm chlorophenoxy được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới với vai trò là một loại thuốc diệt cỏ chọn lọc có thể diệt hầu hết các loại cỏ lá rộng. 2.4 D là một trong các loại thuốc diệt cỏ lâu đời nhất, đã được thương mại hóa từ năm 1946 và hiện đang được SX bởi nhiều Cty hóa chất ở các quốc gia trên thế giới, cho phép kiểm soát cỏ dại rất tốt đối với các diện tích trồng lúa mì, ngô, cây ngũ cốc… với cơ chế chỉ diệt các loại cây hai lá mầm. 2.4 D có thể tồn tại dưới các dạng axit, muối hoặc este.

Theo Cục BVTV, chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2016, đã có trên 2,8 triệu lít thuốc BVTV thành phẩm có hoạt chất 2.4 D đã được NK về Việt Nam (con số này năm 2015 là 4,2 triệu lít và năm 2014 là hơn 3,6 triệu lít).

Nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thôn, bản ở vùng cao, bà con khi bắt đầu một vụ mùa mới thay vì làm cỏ theo cách truyền thống là dùng dao phát, đốt, rồi cuốc đất, nhiều người đã thực hiện công đoạn duy nhất là phun hóa chất diệt cỏ.

Cách làm này tiết kiệm về thời gian, công sức nhưng việc sử dụng thuốc tùy tiện, thiếu hiểu biết đã gây ra những tác động nhất định đến đời sống của người dân trong thôn, nhất là nguồn đất, nguồn nước gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khi phun thuốc trừ cỏ trên những diện tích lớn, đặc biệt ở những nơi đầu nguồn, hoạt chất của thuốc theo nước mưa chảy đến nơi khác và tích tụ gây ô nhiễm nguồn nước sử dụng của con người và gây mất cân bằng sinh thái…

Ngoài ra, ở nhiều nơi nông dân lạm dụng thuốc trừ cỏ khiến cho cỏ chết từ ngọn tới rễ nên đất không giữ được nước, sau một hai vụ dùng thuốc liên tục là đất màu bị trôi sạch, cây trồng còi cọc do thiếu dinh dưỡng.

Hoạt chất 2.4 D được tổng hợp từ các auxin (hoóc-môn giúp thực vật tăng trưởng) do vậy khi sử dụng ở hàm lượng rất thấp sẽ có tác dụng kích thích cây đẻ nhánh và phát triển, kích thích ra rễ trong giâm cành, chiết cành, ngăn chặn sự rụng quả trước thu hoạch. Chính vì tính chất này, nên ngoài mục đích trừ cỏ, người nông dân còn sử dụng hoạt chất 2.4 D với nhiều mục đích khác nhau, nhất là với mục đích kích thích sinh trưởng.

Tuy nhiên, tình trạng này không được các nhà SX khuyến cáo vì hoạt chất 2.4 D có thời gian cách ly rất dài, tới 42 ngày từ lần phun cuối cùng đến khi thu hoạch nên nguy cơ tồn dư trên các loại nông sản sẽ rất cao. Hiện nay tại Việt Nam, hoạt chất 2.4 D chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV với mục đích sử dụng duy nhất là trừ cỏ. Do vậy, các trường hợp buôn bán, kinh doanh và sử dụng với mục đích khác đều là sai quy định của pháp luật…

15-07-00_mxresdefult
Ảnh: Lê Bền
 

Thời gian gần đây, dư luận xã hội hết sức hoang mang trước nhiều thông tin về việc thương lái dùng hóa chất này làm chất bảo quản cho chuối bằng cách phun lên lớp vỏ bên ngoài giúp chuối tươi lâu hơn và vỏ cứng hơn trong thời gian dài (?). Với sự tiện dụng trong diệt cỏ với giá rẻ, không chỉ trong nông nghiệp mà ngay cả nhiều công việc khác như phát quang, vệ sinh các vỉa hè, hành lang đường giao thông, 2.4D cũng đang bị lạm dụng một cách vô tội vạ!

Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết: Hiện nay, trong số 74 hoạt chất thuốc trừ cỏ nằm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, có 13 hoạt chất có thể thay thế 2.4 D để trừ cỏ dại hiệu quả trên đa dạng các loại cây trồng cũng như vùng đất không trồng trọt (trong đó có 6 hoạt chất thuốc BVTV thế hệ mới). Vì vậy, việc Cục BVTV đề xuất Bộ NN-PTNT loại bỏ 2.4 D ra khỏi Danh mục thuốc BVTV là điều cấp thiết và hoàn toàn có các giải pháp thay thế.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm