| Hotline: 0983.970.780

Những ngôi trường học phí nửa tỉ đồng một năm

Thứ Tư 03/12/2014 , 09:39 (GMT+7)

Mặc dù tính ra mỗi ngày cho con đi học tại SIS mất tới 1,5 triệu đồng, song anh Nguyễn Văn Bắc cho rằng chi phí như vậy cũng là hợp lí.

Dù biết so sánh là khập khiễng nhưng khi đặt bút viết bài này chúng tôi chợt nhớ tới những học sinh nghèo ở nông thôn, đặc biệt là vùng cao áo không đủ mặc, ăn không đủ no để tới lớp. Trong khi những học sinh theo học những ngôi trường mà chúng tôi giới thiệu sau đây có mức học phí lên tới vài ba trăm triệu đồng/năm.

300 triệu đồng cho 200 ngày học

8 giờ sáng tại Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chiếc xe 16 chỗ của Trường Quốc tế Singapore Internationnal School chạy một vòng quanh khu biệt thự bán đảo Linh Đàm đón các em học sinh bậc tiểu học và trung học tới trường.

Mặc dù tính ra mỗi ngày cho con đi học tại SIS mất tới 1,5 triệu đồng, song anh Nguyễn Văn Bắc cho rằng chi phí như vậy cũng là hợp lí. Anh cho biết thêm, ngoài học phí ra các khoản thu khác cũng được Nhà trường xử lí rất hợp lí thông qua buổi ngoại khóa, giao lưu ca nhạc, trình diễn tài năng rồi phát giấy mời phụ huynh đến cổ vũ và thu mỗi vé mấy trăm nghìn đồng. Nhận được vé mời, gần như các bậc cha mẹ đều vui vẻ đóng tiền để được tới xem con em mình biểu diễn.

Đưa con lên xe giao cho tài xế và giáo viên quản lí xong, anh Nguyễn Văn Bắc chia sẻ, con gái đầu của anh đang du học bên Vương quốc Anh còn cậu bé vừa lên xe đi học là con trai thứ 2 đang học lớp 5 Trường Quốc tế Singapore Internationnal School.

Anh Bắc tâm sự, là con trai cả trong gia đình, ông cụ thân sinh ra anh trước là chủ một doanh nghiệp Nhà nước và nay đang quản lí một kho xăng dầu nên nhìn chung điều kiện kinh tế gia đình cũng tạm gọi là có điều kiện. Tuy nhiên, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình anh Bắc cũng giản dị như bao gia đình khác, duy chỉ có tương lai của hai đứa con thì vợ chồng anh và ông bà nội có đầu tư mạnh tay một chút.

Theo đó, ngay từ năm lớp 1 gia đình anh đã cho hai đứa con học tại Trường Quốc tế Singapore Internationnal School với mức học phí 300 triệu đồng/năm cho 200 ngày đi học.

Anh Bắc cho rằng, cái lợi lớn nhất khi cho con theo học tại trường quốc tế là khả năng, nền tảng ngoại ngữ của học sinh rất tốt và rất chuẩn do được các thầy cô giáo người nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Mới học lớp 5, nhưng giờ con của anh Bắc có thể nói chuyện bằng tiếng Anh vanh vách. Ngoài tiếng Anh, con anh còn được học cả tiếng Trung.

13-35-58_3
Một giờ học nhạc của học sinh trường quốc tế.

Bên cạnh đó, các cháu còn được học về kỹ năng sống, được vui chơi thể thao, học các môn năng khiếu và đặc biệt là không bị áp lực bài vở như học tại các trường công lập tại Việt Nam. Bằng chứng là sau 5 năm theo học tại Trường Quốc tế Singapore Internationnal School, chưa bao giờ anh Bắc thấy con phải vật vã làm bài tập về nhà. Bản thân nhà trường cũng cấm không cho học sinh làm bài tập về nhà nên buổi tối con trai anh có thêm thời gian quây quần, vui chơi bên gia đình nhiều hơn.

“Mặt khác, do hai vợ chồng tôi đều bận công việc từ sáng đến tối nên không có thời gian đưa đón con đi học hằng ngày nên việc cho con học tại trường quốc tế buổi trưa vợ chồng tôi đều yên tâm vì chế độ dinh dưỡng tại các trường quốc tế rất bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm do có cả chuyên gia về dinh dưỡng và đầu bếp chuyên nghiệp phục vụ nhiều bữa/ngày", anh Bắc tâm sự.

Theo chiếc xe đưa đón học sinh của Trường Quốc tế Singapore Internationnal School tới phố Duy Tân, Hà Nội, chúng tôi thêm một lần ngạc nhiên nữa khi thấy cơ ngơi hoành tráng, cơ sở vật chất hiện đại của trường với tòa nhà cao trên 10 tầng cùng hệ thống sân chơi thể thao ngoài trời.

13-35-58_2
Học sinh Trường Singapore Internationnal School chơi thể thao.

Qua nhân viên maketing tên Phạm Thúy Anh, chúng tôi biết Singapore Internationnal School là ngôi trường trực thuộc Tập đoàn KinderWorld, một tên tuổi lớn về giáo dục tại Quốc đảo Singapore. Thành lập vào năm 1986 tại Singapore, cuối thập niên 1990 các nhà đầu tư của KinderWorld quyết định mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam. KinderWorld đã mở trường mẫu giáo quốc tế dưới tên Trường Mẫu giáo Quốc tế KinderWorld (KIK) vào năm 2000 và trường tiểu học quốc tế dưới tên Singapore Internationnal School (SIS) tại Hà Nội và TP.HCM vào năm 2004.

Học quốc tế là phải du học?

Quá trình tìm hiểu những ngôi trường có học phí khủng tại Hà Nội, chúng tôi nhận thấy ngoài Singapore Internationnal School còn một loạt những ngôi trường quốc tế khác cũng có mức học phí khủng không kém.

Điển hình như Lycée Français Alexandre Yersin (Trường Quốc tế Pháp). Trong vai một người muốn xin cho con theo học, chúng tôi được nhân viên tuyển sinh của trường cho biết, chỉ nhận tuyển sinh mới cho hệ mẫu giáo, còn từ hệ tiểu học trở lên trường chỉ tiếp nhận các em có quốc tịch Pháp và sử dụng được tiếng Pháp trôi chảy và học phí tại ngôi trường này lên tới vài chục nghìn USD/năm.

Tại trường quốc tế cao cấp hàng đầu ở Hà Nội khác là United Nations International School Hà Nội (UNIS), qua dò hỏi chúng tôi được biết mức học phí trung bình cho mỗi học sinh cũng lên tới 450 triệu đồng/năm (10 tháng học). Đấy còn chưa kể các khoản phí khác như phí ghi danh, đưa đón, cơ sở vật chất, bán trú… cộng lại phải trên dưới 100 triệu đồng nữa.

Qua website của Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific College - APC), mức học phí cho năm 2014 - 2015 từ hệ mầm non cho tới lớp 12 dao động từ 50-185 triệu đồng. Bên cạnh đó, nếu đăng ký thêm lớp song ngữ cam kết đỗ đại học, cao đẳng mỗi em học sinh phải đóng thêm từ 50-80 triệu đồng/năm. Các khoản học phí trên là chưa bao gồm các khoản phí xe đưa đón, ăn ở, phí ghi danh… Tính ra, một học sinh theo học tại Asia Pacific College - APC mỗi năm ngót nghét 300 triệu đồng.

Với Trường Quốc tế Việt Anh (BVIS), mức học phí cho học sinh từ bậc mầm non lên THPT của trường cũng cao ngất ngưởng, từ hơn 150 triệu đồng đến hơn 330 triệu đồng/năm. Học phí của học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) được chia theo cấp học với mức độ tăng dần. Theo đó, bậc tiểu học có mức học phí là 99 triệu đồng/10 tháng, học sinh THCS mức học phí là 114 triệu đồng/10 tháng, học sinh lớp 9 có mức học phí 126 triệu đồng/11 tháng, bậc THPT là 129 triệu đồng/10 tháng. Các khoản phí khác của trường cũng trên dưới 70 triệu đồng/học sinh/năm.

Theo chia sẻ của một cán bộ từng công tác tại Bộ GD-ĐT, có một thực tế phải thừa nhận là những gia đình cho con em đi học tại các trường quốc tế hiện nay phần lớn đều xác định từ đầu là cho con đi du học nước ngoài khi tốt nghiệp THPT.

Thậm chí, số khác chỉ năm lớp 11, 12 đã chuyển sang học tại những ngôi trường danh giá và có học phí hàng tỉ đồng/năm ở bên Anh, Mỹ, Pháp, Úc... Bởi nếu không đi du học nước ngoài thì với giáo trình và phương pháp dạy hoàn toàn khác biệt so với chương trình học tại hệ thống trường công lập tại Việt Nam, nguy cơ những cậu ấm, cô chiêu được đào tạo tại những trường quốc tế “trượt vỏ chuối” khi thi vào các trường đại học danh giá trong nước là rất dễ xảy ra.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm