| Hotline: 0983.970.780

Nông dân điện tử

Thứ Năm 17/06/2010 , 09:07 (GMT+7)

Lần này, mời bạn đọc “sang” Thái Lan để xem một cách làm rất hiệu quả mà nông dân nước này đang áp dụng trong sản xuất. Điều này chẳng đến nỗi khó học với nông dân nước ta, nhưng để áp dụng được thì cần phải có thời gian chuẩn bị công phu và cầu thị, không chỉ từ phía nông dân mà từ cả những người quản lý nông nghiệp.

Lần này, mời bạn đọc “sang” Thái Lan để xem một cách làm rất hiệu quả mà nông dân nước này đang áp dụng trong sản xuất. Điều này chẳng đến nỗi khó học với nông dân nước ta, nhưng để áp dụng được thì cần phải có thời gian chuẩn bị công phu và cầu thị, không chỉ từ phía nông dân mà từ cả những người quản lý nông nghiệp.

>> Cách làm của một nông dân Trung Quốc
>> Giấc mơ Hoành Vinh
>> Đối lập trên cùng vùng đất
>> Chán học nông nghiệp
>> Bán cả... ''cần câu''
>> Khoa học kỹ thuật ư? Kệ!
>> Đất bỏ hoang vẫn phải đi... mua rau
>> Nông dân - Khi nào chuyên nghiệp?

Xa lộ thông tin cho nông dân

Tháng 8/2008, Tập đoàn Telenor Thái phối hợp với Quỹ Rak Ban Kerd và kênh phát thanh Ruam Duay Chuay Kan lập ra tổng đài *1677 với tên gọi Xa lộ thông tin cho nông dân. Chị Rungnabha Yordmai, một nông dân trồng lúa ở miền Bắc Thái Lan là một trong những người đăng ký đầu tiên sử dụng dịch vụ này. Cái tên nghe đã hay, lại được quảng cáo là kho dữ liệu phong phú nhất từ trước tới nay về lĩnh vực nông nghiệp, thoạt đầu chị Rungnabha chỉ nghĩ là cứ dùng, bởi có mất tiền đăng ký đâu mà lo hụt lưng vốn.  

Chị Rungnabha Yordmai, một nông dân trồng lúa ở miền Bắc Thái Lan

Bản tin từ *1677 cung cấp hàng ngày gồm có 6 nội dung chính: Xu hướng thị trường; sản lượng; kỹ thuật canh tác mới; công nghệ phụ trợ sản xuất; tin tức tổng hợp liên quan nông nghiệp; dự báo thời tiết. Kể từ khi đăng ký với tổng đài, hàng ngày Rungnabha nhận đều đặn các thông tin, đặc biệt chị không hề bỏ sót những gì đề cập đến thời vụ và sản lượng thu hoạch từ các vùng khác. “Ngày nào tôi cũng mong ngóng nhận được thông tin về các kỹ thuật canh tác và giới thiệu nông cụ mới vì nông dân chúng tôi rất hiếm có cơ hội đi dự các khóa huấn luyện tập trung. Mong mỏi đó được *1677 đáp ứng qua chiếc điện thoại di động của tôi”, Rungnabha nói.

Thái Lan vẫn là một nước nông nghiệp với 60% dân số sống nhờ lĩnh vực này. 80% dân số nông nghiệp thuộc diện nghèo và đều gánh trên vai một khoản nợ nần nào đấy. Điều đấy phụ thuộc vào thói quen sản xuất truyền thống và không tận dụng được những kỹ thuật sản xuất mới, dẫn đến chi phí sản xuất cao, không tiếp cận được thị trường, tiếp cận bí quyết canh tác mới rất hạn chế. Nông dân sống ở các vùng xa, vùng sâu thì càng xa vời với những tiến bộ về giống, về kỹ thuật và về thị trường. Điều này đã được chứng thực qua 8 cuộc điều tra thực địa của Bộ Nông nghiệp Thái Lan trong năm vừa rồi. Nhóm nông dân nghèo thường ngần ngại trước các chương trình nông học thiên về công nghệ và kỹ thuật mới, bởi vì áp dụng nó sẽ khiến chi phí sản xuất tăng cao. Nhưng một khi được hỗ trợ để tiếp cận những công nghệ này, họ lại rất hào hứng. Điều này chắc không chỉ là đặc điểm của nông dân Thái Lan.

Xa lộ thông tin cho nông dân ra đời trong bối cảnh đó được dự báo sẽ vấp phải nhiều thách thức. Nhưng sự hấp dẫn của điều khoản “miễn phí” đã đánh động được những người ngại nhất. *1677 cũng xác định ngay từ đầu nhiệm vụ phải đả thông những giới hạn giữa công nghệ với sự chần chừ của người nông dân, chỉ bằng chiếc điện thoại di động. Chị Rungnabha kể lại rằng, chị chẳng biết mặt kỹ sư nông nghiệp của mình mà chỉ biết hàm ơn cái con số *1677. Những thông tin được tổng đài cung cấp đã được áp dụng rất hiệu quả. Tỷ dụ như kiến thức làm enzyme Ionic plasma từ lá cây được chứng thực rất có tốt trên đồng. Kiến thức trao đi gửi lại qua chiếc điện thoại lúc đầu như khiến chị rơi vào một thế giới ảo, nhưng sự bổ ích đã nhanh chóng dẹp đi tấm lý đó cho Rungnabha. “Hay như chuyện tôi học cách làm bio compost qua tin nhắn, vừa làm vừa hỏi ngay trên đồng mà hiệu quả cao đến bất ngờ”, Rungnabha nói. Đó cũng là cách chị học làm phân bón sinh học mà nhờ đó chi phí sản xuất và chi phí mua phân bón đã giảm được 67%, đồng thời năng suất lại tăng tới 40%. 

Học được cái mình cần 

Chị Rungnabha Yordmai trên mảnh ruộng đã cày ải chờ vụ mới
Theo đánh giá của Tập đoàn tư vấn Boston, Mỹ, công nghệ viễn thông đã có đóng góp quan trọng tới hiệu quả sản xuất kinh tế và phục lợi xã hội, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Trường hợp của Rungnabha hay hàng trăm nghìn nông dân Thái Lan khác đã cho thấy nhờ có công nghệ viễn thông mà các kiến thức được truyền đến tay người nông dân nhanh nhất, chi tiết nhất, giúp họ giảm được giá thành sản xuất, tiếp cận công nghệ và kỹ năng, tăng thu nhập và mặt khác là tận dụng có hiệu quả chức năng của chiếc điện thoại di động ngoài việc nói chuyện và gửi nhận tin nhắn.

*1677 đã xây dựng được một cộng đồng nông dân thời đại điện tử. Mạng lưới nông dân thành viên của *1677 đã trở thành một tập thể đông đúc và cũng là diễn đàn để họ có thể trao đổi kinh nghiệm nông học với nông dân ở khắp các vùng miền khác. *1677 còn là nơi nhen mầm cho sự ra đời của mạng lưới “nông dân giúp nông dân” đang hoạt động rất có hiệu quả ở Thái Lan. Theo thống kê của *1677, mạng lưới này hiện có 20.000 người trên khắp Thái Lan. Ngay trong năm đầu tiên ra đời, *1677 đã được trao giải Xuất sắc về Công nghệ thông tin và truyền thông của Thái Lan.

Tôi hài lòng với *1677 và thấy quý chiếc điện thoại của mình. Có lẽ vì thế mà mấy năm rồi tôi chẳng đổi cái điện thoại nào khác. Tôi và những kỹ sư nông học ở tổng đài *1677 chẳng hề biết mặt nhau, ấy mà lâu nay chúng tôi nói chuyện như người nhà. Cũng nhờ sử dụng thường xuyên mà tôi thấy mình như đã được đi khắp Thái Lan, được đi cả ra nước ngoài nơi có tiến bộ nông nghiệp đã giúp ích cho tôi trong sản xuất - Rungnabha Yordmai

Theo đánh giá của Sanun Karnka báo cáo tại Hội nghị quốc tế về Công nghệ máy tính trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên tổ chức năm 2006 ở Florida, Mỹ, tác giả đã sử dụng thuật ngữ nông dân điện tử để đề cao vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong sản xuất xuất nông nghiệp, quảng bá và tiêu thụ nông sản, giới thiệu công nghệ và kỹ thuật canh tác mới.

Nghiên cứu về ứng dụng trong thực tiễn tại làng Ban-Tonyang, xã Mue 8, huyện Muang, tỉnh Lampang cho thấy, công nghệ thông tin và truyền thông là phương thức đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của nông dân chứ không phải các lớp học tập trung dài ngày. Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông, nông dân có thể học được trực tiếp nhất cái họ cần, học vào thời điểm thuận tiện nhất và có thể tham khảo ngay thông tin về những mô hình đối chứng mà không phải mất thời gian đi thực tế.

Nông dân điện tử không phải chỉ có những trường hợp như chị Rungnabha Yordmai. Họ còn là những người biết ứng dụng công nghệ vi tính vào quản lý sản xuất nông nghiệp, là những người học và sản xuất từ kinh nghiệm được phổ biến trên Internet, là những người luôn nhìn thấy được cái hay của công nghệ mới và đầu tư có hiệu quả vào đồng ruộng. Họ là những người tiên phong trong thực tiễn và thành công luôn nằm trong khả năng của họ. (Còn nữa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm