| Hotline: 0983.970.780

Nồng nàn Hà Nội

Thứ Năm 30/09/2010 , 09:45 (GMT+7)

Mỗi mùa, mỗi thời Hà Nội đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, chưa khi nào cảnh sắc Hà Nội đẹp, rạng rỡ như những ngày Hà Nội đón Đại lễ 1.000 năm. Từ số báo này, nhóm PV NNVN hòa mình với triệu triệu cảm xúc khác nhau để chuyển tải nhanh nhất về Hà Nội - Đại lễ - Ngàn năm tới độc giả.

Mỗi mùa, mỗi thời Hà Nội đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, chưa khi nào cảnh sắc Hà Nội đẹp, rạng rỡ như những ngày Hà Nội đón Đại lễ 1.000 năm. Từ số báo này, nhóm PV NNVN hòa mình với triệu triệu cảm xúc khác nhau để chuyển tải nhanh nhất về Hà Nội - Đại lễ - Ngàn năm tới độc giả. 

Nhìn đâu cũng muốn bấm máy  

Định bụng chọn một vài khoảnh khắc về Hà Nội những ngày này, tôi quyết định bấm máy hẹn với nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Hoàng Hà, một gã trai Hà Nội gốc ít nhiều chứng minh được “tình yêu Hà Nội” của mình qua những phóng sự ảnh đầy cảm xúc.  

"Tôi phải làm một chùm ảnh mới được. Một chùm ảnh đẹp hơn những gì ông biết về khả năng của tôi rất nhiều. Đi với tôi một vòng, ông sẽ thấy một Hà Nội lạ lắm".

Hoàng Hà dẫn dụ tôi đi theo ống kính lẫn tình yêu Hà Nội của anh và rồi tôi chợt giật mình nhận ra, dường như trong con người này có đến… hai Hà Nội. Một Hà Nội của hoài niệm và một Hà Nội của những đổi thay chóng mặt. Một vẻ đẹp về văn hoá, tinh thần dân tộc trong cái đi lên của văn minh vật chất. Lạ một điều là con người ấy có thể yêu cả hai và nói đến thời khắc nào, vấn đề gì đều hết sức say sưa.

Có thể hôm trước anh vừa hoàn thành bộ ảnh đẹp miễn chê về đại lộ Thăng Long mới thông xe với những ánh đèn cao áp lung linh thì hôm sau lại lang thang đi tìm nét Hà Nội xưa ở Nhà thờ lớn, Tháp nước Hàng Đậu, đền Ngọc Sơn… chúi máy ảnh vào tận những vết rêu mốc trên những bức tường bê tông tróc lở. Mâu thuẫn giữa sự choáng ngợp về cái mới và day dứt mơ hồ với những nét xưa trong các khu phố cổ gây khó khăn cho tôi khi hỏi gã thích phóng xe trên đại lộ Thăng Long hơn hay lang thang thang trong những góc phố rêu phong chật hẹp ngắm lá vàng.

Bởi dường như cả hai thứ đều đem lại cho con người vốn quanh năm nhìn Hà Nội bằng “con mắt báo chí” ấy những cảm xúc khác nhau. Nhưng tất cả đều được gã lý giải bằng tình yêu Hà Nội. “Với tôi Hà Nội nào cũng đẹp bởi đó là quê hương, là một phần cuộc sống của mình. Hà Nội cho tôi nhiều thứ và ngược lại tôi cũng muốn cống hiến một điều gì đó”.

 Theo chân gã tôi lang thang hết phố cổ Hà Nội đến những con đường xuyên thẳng ra bờ sông Hồng. Thú thật với một người vừa “nhập cư” Hà Nội chưa lâu như tôi thì không thể cảm nhận được những sự thay đổi bởi nhìn đâu cũng thấy mới lạ. Nhưng với Hoàng Hà lại khác. Từ hồ Hoàn Kiếm đến phố Hàng Bông, hàng Hòm… ở đâu cũng thấy gã giương máy lên bấm tành tạch.

Gã bảo rằng dù lang thang các phố suốt ngày nhưng hôm nay gã sẽ có những bức ảnh chưa bao giờ chụp được. Đó có thể là dãy phố ở Hàng Ngang nhà nào nhà nấy đều treo đèn lồng, cờ hoa trước cửa. Hay những công viên mới được tân trang đông đúc hơn nhiều so với ngày thường. Nhìn cách gã trầm trồ khi đi qua công viên Lý Thái Tổ mới được trang hoàng để chuẩn bị tổ chức các chương trình trong đại lễ tôi ngộ ra rằng: “Dường như những ngày này người Hà Nội cũng lạ lẫm về Hà Nội”.

Sự mới mẻ cũng đến từ chính những con người mà tôi cứ nghĩ rằng họ thân thuộc Hà Nội nhất. Hồ Hoàn Kiếm, công viên Lý Thái Tổ, Nhà thờ lớn đông hơn ngày thường trước Đại lễ là chuyện bình thường. Nhưng điều lạ là trong số khách vãn cảnh có không ít người dân Hà Nội gốc nhà cách bờ hồ Hoàn Kiếm vài trăm mét cũng dắt tay nhau dạo bước lên cầu Thê Húc hay cách công viên vài trăm bước cứ ngó nghiêng mỗi khi đi qua. Họ đâu lạ lẫm với những nơi này? Những nơi mà mở mắt ra là họ đã thấy, sáng sớm chạy thể dục hay buổi chiều đưa con cái ra dạo chơi cơ mà. Những nơi mà như tôi thường nghe thì thân thuộc đến mức họ bỗ bã rằng “còn gì lạ đâu”.

Nhưng hôm nay ai cũng trầm trồ. Thật sự những người vốn thân thuộc nhất cũng thấy những đổi thay. Trong sự nhộn nhịp ấy tôi thấy Hoàng Hà bắt chuyện với một cụ bà lớn tuổi. Một cụ bà trọn đời người sống ở Hà Nội sáng nay chợt bỏ buổi đi chợ để dâng hương đền Ngọc Sơn. Như chính bà thừa nhận thì đây là việc bà đã không làm từ lâu lắm rồi. Nhà bà cụ tên Thơm này chỉ cách cổng đền chừng 500m nằm sâu trong phố Bảo Khánh. Một người sống trọn đời ở một nơi như thế mà đến tận hôm nay vẫn lạ lẫm đi tới đi lui thì có là chuyện lạ?

Đứng ở những góc máy cũ sẽ không bao giờ tìm lại được những bức ảnh một phần của Hà Nội như xưa nữa nhưng gã vẫn mỉm cười vì có thể sẽ có những bức ảnh mới kinh điển không kém. Gã ao ước rằng nếu có thể chụp một bức ảnh toàn cảnh thấy rõ những đổi thay quá đẹp trong những ngày này thì thật tuyệt vời. Với những người sống trọn cả đời người ở Hà Nội còn cảm nhận những điều mới lạ như thế thì Đại lễ ngàn năm đã đến gần lắm rồi.

“Lạ thật chú à. Tôi quen thuộc cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa đến mức xem những nơi đó rất bình thường. Nhưng mấy hôm nay cứ thích ra đây. Cái cảm giác nhìn du khách thăm đền Ngọc Sơn, giơ máy ảnh chụp Tháp Rùa, dâng hương lên đền cứ như lần đầu đến Hà Nội vậy. Nhất là sau khi đã được trang hoàng chuẩn bị Đại lễ. Cứ như sau một đêm là lại có sự thay đổi ấy”.

Như đồng thuận với lời trần tình bà cụ, Hoàng Hà chêm vào: “Tôi đã chụp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bức ảnh về những nơi này. Mọi khi đều phải tìm cảm xúc rất lâu nhưng hôm nay cảm xúc cứ tự nhiên ùa đến. Nhìn đâu cũng có thể bấm máy”. Hóa ra gã đang làm bộ ảnh về một Hà Nội hôm nay để so sánh với những bức ảnh kinh điển cùng một địa điểm về Hà Nội qua các thời kỳ. Một bộ ảnh mà tôi có cảm nghĩ rằng gã làm bằng nhiệt huyết của một người con Hà Nội với những cảm xúc trước thêm Thăng Long tròn một ngàn năm chứ không chỉ của nhà báo Hoàng Hà đơn thuần.

Chẳng hạn Nhà thờ lớn ở phố Nhà Chung ngày xưa đứng xa xa có thể lấy toàn cảnh nhưng bây giờ cây cối che gần hết. Phải lại gần và dốc ngược máy ảnh lên mới có thể chụp. Hay tháp nước hơn 100 năm tuổi ở Hàng Đậu ngày xưa sần sùi nhưng giờ có vẻ trơn tru hơn qua nhiều lần tu bổ. Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc ở hồ Hoàn Kiếm trông chật chội hơn khi những gốc tre già tỏa bóng bao trùm cả chiếc cổng khi qua khỏi cầu Thê Húc… (Còn nữa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm