| Hotline: 0983.970.780

Người đàn ông bản lĩnh nhất thế giới

Thứ Hai 20/05/2013 , 09:53 (GMT+7)

Chẳng hề ngoa khi đặt cho Nick Vujicic danh hiệu đó. Những gì anh đã làm được với số phận của mình hoàn toàn xứng đáng được gọi là người đàn ông bản lĩnh nhất thế giới.

Chẳng hề ngoa khi đặt cho Nick Vujicic danh hiệu đó. Những gì anh đã làm được với số phận của mình hoàn toàn xứng đáng được gọi là người đàn ông bản lĩnh nhất thế giới.

Cho dù cha mẹ anh đã suýt ngất đi khi đứa con của mình chào đời không có tay chân nhưng họ đã bình tĩnh, sáng suốt để dẫn dắt anh đến với cuộc đời tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đầy những điều tuyệt diệu này.

Anh tâm sự rằng, đã không ít lần thất bại, cảm thấy như gục ngã, muốn bỏ đi tất cả, biến khỏi thế giới này. Tuy nhiên, chính gia đình là động lực giúp anh đứng dậy sau hàng ngàn lần vấp ngã. Để giờ đây anh trở thành một diễn giả có khả năng làm lay động con tim của hàng trăm ngàn người.

Chơi thể thao với một bàn chân tí hon

Sinh ra không có tay chân nhưng Nick đã nỗ lực không ngừng để chứng minh mình là người có ích. Bản thân Nick giờ đây có thể đá bóng, bơi và thậm chí là lướt ván, những môn thể theo mà nhiều người bình thường còn khó có thể làm được.

Mặc dù khi sinh ra đã không có tay chân nhưng điều đó không thể khuất phục được Nick. Mặc dù cả người chỉ có một bàn chân nhỏ xíu bên hông trái nhưng thế là quá đủ cho những pha sút bóng trên sân cỏ của anh. Ngoài ra, bàn chân duy nhất này còn đảm nhận nhiệm vụ gõ bàn phím, viết chữ và cầm nắm những đồ vật mà Nick muốn.

Trong khi đó, Nick đã tuyên bố rằng, chính những khuyết tật trên cơ thể đã giúp anh dễ dàng hơn trong việc bơi lội. Cơ thể dễ nổi kết hợp cùng bàn chân nhỏ hoạt động như một bánh lái khiến Nick đặc biệt linh hoạt dưới nước.


Nick tung người xuống bể bơi

Không dừng lại ở đó, năm 2008, trong chuyến du lịch đến Hawaii (Mỹ), Nick đã học được cách lướt ván, khống chế những cơn sóng dữ của vùng biển này. Bethany Hamilton, nữ chuyên gia lướt ván đã bị mất 1 cánh tay do cá mập cắn từ khi cô mới 12 tuổi là người đã chỉ cho Nick những kĩ năng tuyệt vời trên tấm ván.

Mô tả lại về buổi học lướt sóng đầu tiên với Hamilton, Nick chia sẻ: “Cô ấy thật tuyệt vời, ban đầu tôi đã rất sợ hãi nhưng ngay sau đó cảm thấy an toàn hơn và hoàn toàn bị những con sóng chinh phục. Ngoài ra, chính cơ thể đặc biệt của tôi làm cho toàn thân có trọng tâm thấp, ổn định và dễ giữ thăng bằng hơn khi lướt sóng”.

Ngoài ra, Nick còn có sở thích lang thang trên sân golf và sử dụng cằm để giữ gậy đánh bóng.

Nỗ lực tuyệt vời

Tình trạng của Nick là căn bệnh bẩm sinh có tên khoa học là Phocomelia, những người mắc bệnh này sẽ khuyết chi bẩm sinh, mà trong trường hợp của Nick là chỉ có 1 bàn chân nhỏ mọc bên hông trái. Tuy nhiên, Nick đã chiến đấu với số phận bằng nghị lực, học cách sử dụng thành thạo bàn chân duy nhất và một chiếc ván trượt để phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống.

Anh chàng sinh ra ở Melbourne, Australia nhưng hiện nay đang sống ở Mỹ chia sẻ: “Tôi thường gọi chiếc xe lăn của mình một cách thân thiết là đùi gà”. Chỉ có xuống nước bơi tôi mới rời chiếc xe lăn của mình. Không như nhiều người nghĩ, tôi nổi khá dễ trong nước, nguyên nhân là vì đến 80% là phổi đầy khí, trong khi đó bàn chân bé nhỏ sẽ hoạt động như bánh lái giúp tôi học và bơi khá nhanh, Nick chia sẻ.

Từ khi còn bé, cha mẹ đã tập cho Nick tính tự lập và giúp anh có được sự can đảm để đương đầu với cuộc sống đầy khó khăn trong tương lai. Cha của Nick là người đã đưa anh xuống nước khi mới 18 tháng tuổi để tập bơi, ông cũng là chủ nhân của các dụng cụ đặc biệt gắn vào bàn chân bé nhỏ của Nick giúp anh cho thể gõ phím và giữ bút viết khi tới tuổi đến trường. Nick tâm sự: “Cha tôi là người đã đặt tôi xuống nước khi mới 18 tháng tuổi, đó chính là hành động đem lại sự can đảm cho con trai ông sau này”.

Nhưng bên cạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ, Nick đã không ít lần đối mặt với sự chế giễu, trêu chọc của bạn bè khi theo học ở trường dòng tại Australia. Tuy nhiên, nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình và những người bạn tốt, anh đã vươn lên để trở thành diễn giả, tác giả viết sách nổi tiếng như hiện nay. Nick đã từng tuyên bố rằng: “Đó là một trong những thời điểm vô cùng khó khăn, nhưng chính nó đã tạo ra con người tôi ngày hôm nay”.


Nick đang học lướt ván

“Tôi đã từng tự hỏi, tại sao số phận lại nghiệt ngã với mình như vậy. Tôi đã có thể sống dựa trên lòng thương hại của mọi người nhưng tôi đã không buông mình trôi theo cuộc đời này. Thay vì than khóc, tôi đã tự tìm cho mình nụ cười, chia sẻ niềm tin, nghị lực sống với mọi người”, Nick chia sẻ.

Nick đã từng mạnh dạn tuyên bố: Tôi không có tay để chạm vào mọi người, nhưng trái tim tôi có thể chạm và làm rung động con tim của những người tôi yêu.

Khi 17 tuổi, Nick đã bắt đầu đứng trước đám đông để trình bày về các quan điểm của mình, đến nay, chàng trai đã đi qua hàng chục quốc gia, có hàng ngàn bài phát biểu trước công chúng, đem lại niềm tin và sự ngưỡng mộ cho rất nhiều người. Năm 1990, Nick vinh dự nhận giải thưởng "Công dân trẻ nước Úc" cho những nỗ lực của mình.

Năm 2003, Nick đã lấy được bằng cử nhân thương mại chuyên ngành kế toán tài chính. Hiện tại, Nick là Chủ tịch và CEO của tổ chức Quốc tế Life Without Limbs - Cuộc sống của những người không tay chân, hoạt động mới mục đích tìm kiếm sự hỗ trợ và nâng đỡ những người có hoàn cảnh giống như anh.

Ngoài ra, Nick cũng là tác giả viết sách với tác phẩm nổi tiếng "Cuộc sống không giới hạn", cuốn tự truyện đầu tiên của Nick về những nỗ lực của anh trong suốt những năm qua. Cuốn sách đã được hàng triệu độc giả trên thế giới đón nhận, được dịch và phát hành ở Việt Nam.

Cách đây ít ngày, cuốn tự truyện thứ 3 của Nick đã được giới thiệu tại Việt Nam, cuốn sách có tên tiếng Việt là "Sống cho điều ý nghĩa hơn", tên gốc là Limitless, được xuất bản tại Mỹ hồi tháng 4/2013. (Còn nữa)

Lịch trình thăm Việt Nam của Nick

22/5: Hãy sống cho điều ý nghĩa hơn (TP.HCM), truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV6; 23/5: Không bao giờ bỏ cuộc (TP.HCM); 23/5: Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV6; 24/5: Không bao giờ bỏ cuộc (Hà Nội); 24/5: Hãy sống như Nicky (Hà Nội); 25/5: Hãy sống như Nicky (TP.HCM), truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV6; 25/5: Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng (TP.HCM).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm