| Hotline: 0983.970.780

Ôm cây chết đứng

Thứ Hai 13/08/2012 , 13:47 (GMT+7)

Đã qua thời sốt nóng đến thời… sốt rét, những người ôm siêu cây cảnh bạc tỉ thủa nào gần như chết đứng. Cái chết có đủ mùi hỉ, nộ, ái, ố.

Đã qua thời sốt nóng đến thời… sốt rét, những người ôm siêu cây cảnh bạc tỉ thủa nào gần như chết đứng. Cái chết có đủ mùi hỉ, nộ, ái, ố.

Sốt nóng thành sốt rét

Xã Đức Bác (Sông Lô, Vĩnh Phúc) là địa phương đi đầu trong việc thành lập hội cây cảnh, sớm trước cả huyện, cả tỉnh. Xã có 400 hộ tham gia nghề cây cảnh, trong đó có 100 hộ dấn sâu với số vốn ít nhất 500 triệu trở lên, 25 hộ đầu tư từ vài tỉ đến cả chục tỉ. Hội cây cảnh Đức Bác những năm thịnh, mỗi năm đem lại lãi ròng cỡ 40 tỉ.

Ông Bùi Quang Sự, Hội trưởng Hội Sinh vật cảnh Đức Bác, kể lại nguồn cơn của nghề: “Dân quê tôi trước đây toàn đi thuyền buôn cối đá, buôn đồ gốm đổi lấy thóc, lấy ngô rồi mới bán theo dạng tiền tươi. Từ chỗ đi nhiều, thấy ở tỉnh Nam Định làm cây cảnh hay quá nên tôi học. Bàn với vợ mãi không xong, nhân buổi vợ đi ra đồng, vườn chuối tiêu đang tốt mỡ màng, tôi cầm dao phạt hết để cho thành sự đã rồi, vợ không đồng ý cũng không xong. Mấy năm gần đây, buôn cây cảnh lãi quá, nhiều người mới lao theo. Giờ, giá cây lao dốc, cả làng lao đao. Giá xuống theo phổ rộng từ cây vài ba ngàn đến cây tiền tỉ. Từ đầu năm đến nay cả trăm cây trong vườn của tôi không có người mua. Có cây trước đây 500 triệu đồng, lắm khách nì nèo tôi không bán mà giờ chẳng ma nào thèm hỏi. Sốt nóng đã thành sốt rét. Kinh tế suy thoái đến cái anh chèo đò chỉ 3.000 đồng/lượt vượt sông Lô sang Việt Trì còn ít người đi huống hồ cây tiền tỉ”.


Khu vườn hoành tráng của một ông chủ giờ bị đình đốn

Khác với một số nơi mua, gom, cổ phần cây cảnh bằng tiền vay ngân hàng, vay nặng lãi, dân Đức Bác đi từ cây nhỏ đến cây lớn, đa số đều tự làm, tự gột nhưng cũng gặp không ít gieo neo. Ông Hội trưởng Hội Sinh vật cảnh Đức Bác giờ chấp nhận phận đi các tỉnh làm thuê sửa cây, tạo dáng với số tiền mỗi ngày được 500.000đ. Một số ông chủ vườn khác đi phu hồ, thợ xây, chạy chợ lần hồi sống qua ngày để lại những vườn cây tốt xanh um, lá cành vươn tứ phía không ai sửa. Người mới vào nghề gần như “chết không có đất chôn”, đám ăn theo như xoay chậu, bán cây rong cũng lũ lượt nghỉ gần hết.

Làng Khoái Chung có ông chủ trẻ tên Hùng từng nổi tiếng có hàng chục thợ cây, thợ làm chậu và một vườn cây quý. Giờ anh đã phải bán căn nhà tiên tổ đi nơi khác sao chè thuê kiếm sống vì vỡ nợ. Ông Bùi Văn Chiến, Hội phó Hội Sinh vật cảnh Đức Bác, bảo tôi: “Kế hoạch làm nhà của tôi phải 4 năm nữa khi con cái học hành xong mới tiến hành nhưng do dân làng đàm tiếu rằng bọn cây cảnh giờ vỡ mồm hết nên tôi cay lắm, quyết tâm làm để khẳng định mình chưa đến nỗi nào”.



Ông Chiến với cây bạc tỉ đang ế

Ngôi nhà hiên tây, thoáng mát khi trước ông bà có ở hết đời cũng không phải lo bị đập đi để xây căn biệt thự 2 tầng rộng thênh thang, mỗi sàn 150 m2 trị giá trên tỉ đồng. Để có tiền xây nhà, ông Chiến gọi người đến bán 1 cây sanh, 1 lộc vừng với giá ngót 1 tỉ, bằng phân nửa khi sốt. Lúc tôi đến, “ngôi nhà danh dự” đang sơn, gấp rút hoàn thành. Dẫn tôi đi xem toàn những cây “gồ ghề” như cặp sanh theo dáng tứ linh trước có khách trả 1,8 tỉ không mua nổi cái gật đầu của ông hay cây sanh dáng long thăng trước 1,2 tỉ, cây sanh dáng long phá 1 tỉ ông cũng không bán, giờ nằm sừng sững giữa vườn như một nỗi đau.


"Ngôi nhà danh dự" của ông Chiến đang sơn

Hội cây cảnh thành "hội trồng mơ"

Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng công an xã kiêm Hội trưởng Hội Sinh vật cảnh Triệu Đề (xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), một tổ chức hùng mạnh với 120 hội viên ở một xã có 1.950 hộ/2.150 hộ buôn cây. Hội của ông Nhân giờ bị dân quanh vùng đổi tên gọi là “Hội trồng cây mơ”, mà giấc mơ của các hội viên còn lớn hơn nhiều cái anh gá bạc mong lấy nhà người ta về làm chuồng lợn. Không mơ sao được khi ông Chủ tịch UBND xã mua một cây sanh 36 triệu đồng, chưa đến 2 năm sau bán ngót 1 tỉ; anh Nguyễn Viết Tuân mua cây sanh 42 triệu sau 5 năm bán 4 tỉ, mua cây sanh 800 triệu sau 3 năm bán 5,5 tỉ…

Hội Sinh vật cảnh lúc thịnh vượng có hơn 40 xe ô tô, mèng nhất cũng loại 500 triệu đồng, còn không toàn Camry, Lexus, Fortuner từ bạc tỉ đến bạc nhiều tỉ… Ô tô đẹp, biệt thự thênh thang, tất cả đều lãi đậm, cứ mua cây nào trúng cây đấy. Cảnh tượng ấy ngày ngày đập vào mắt dân Triệu Đề có sức gây nghiện đến lạ kỳ. Người bán bò, bán trâu, kẻ bán đất, cược nhà đi buôn cây cảnh. Có người nhân lúc vợ ngủ lén lấy hoa tai vàng đi bán làm vốn, có kẻ chồng đi vắng lén rút sổ tiết kiệm ra đặng có chút dắt lưng. Đến ngay cán bộ xã từ chức sắc đến bình thường, tổng cộng gần chục người cũng tham gia vào giới buôn cây cảnh.


Những cây bạc tỉ thế này giờ rất khó bán

Hội chợ sinh vật cảnh Triệu Đề tổ chức ở Ủy ban năm 2010 đúng thời điểm vượng, có ngày giao dịch tới 23 tỉ làm ai cũng muốn choáng ngất. Hội chợ đáng ra chỉ có 7 ngày nhưng được các ông chủ vườn tài trợ nên kéo dài cả tháng với chi phí ngót 1 tỉ đồng được bao trọn. Hàng quán ăn ngập đường, lụt xóm với khoảng 60-70 quán ăn sáng, ăn ngày rồi lại ăn đêm. Công lao động khiêng cây, bốc phân bò cũng gấp chục lần cấy gặt. Công ngày ngày kéo chục chuyến xe bò phân cũng đút túi ngon ơ bạc triệu. Cảnh đó kích thích dân Triệu Đề đến nỗi có nhiều ông chủ thầu xây dựng đang nhận công trình chấp nhận bỏ về nhà làm ang chậu. Nay, hàng trăm nhà vườn đầy ắp cây, có cái đầu tư cả chục tỉ trong đó nợ 3-4 tỉ đồng.

Anh Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1980, khởi đầu tay trắng vào cây 2 năm mua đất phố 800 triệu lại làm nhà khiến ai cũng mắt tròn, mắt dẹt. Giờ với số nợ cỡ 2 tỉ, thanh lý tất anh còn phải đang rao bán đất. Anh Nguyễn Viết Tuân đang rao bán mảnh đất mua 3 tỉ hồi nào có sẵn 9 gian nhà gỗ, 11 vì kèo theo lối cổ cũng vì cây cảnh. 40 chiếc ô tô của Triệu Đề giờ 30 chiếc đã về nơi rất xa, số còn lại vẫn có người rao tiếp.

Anh Trần Ngọc Huân nhớ về thủa vàng son: “Có cây lãi gấp một, hai lần, có cây tôi lãi tới hai mươi lần như cây sanh mua 20 triệu về, một năm sau bán 4,5 tỉ. Gom vốn tôi đầu tư hai nhà vườn 13,7 tỉ đồng trong đó nợ 1,7 tỉ đồng”. Thời củi hóa vàng đã xa, theo nhận định của anh phải 3 năm nữa thị trường chơi cây mới phục hồi chứ 90% ông chủ đang rất khó khăn, phải bán cây ăn dần. Đây cũng chính là thời để thanh lọc những kẻ không chuyên nghiệp ra khỏi cuộc chơi.

Mỗi tầng lớp tham gia nghề cây cảnh đều…bụm miệng thổi giá. Thợ thổi, môi giới thổi, người buôn thổi, người chơi cũng thổi nốt. Có cây được giá không phải do dáng của nó mà do…dáng của chủ. Vẫn là cây đó, về nhà đại gia giá một trời một vực với thường dân vì đại gia nào chịu chơi cây loàng xoàng bạc chục, bạc trăm? Cây cảnh lúc đó không còn là cây nữa mà là vật trang sức khẳng định cấp bậc, đẳng cấp của một người.

Tôi được nghe kể chuyện thổi giá rất hài rằng, khi mua một cây mới, chủ cây thuê ô tô, thuê một người lạ cắp ca táp đến trả giá. Trong cuộc thương thảo, người lạ đó tình cờ mở ca táp lấy một cái kính, cái bút “sơ ý” để lộ ra từng xấp, từng cọc tiền 500.000đ xanh lét. Sau khi trả giá gấp hai ba lần giá trị thực của cây mà chủ cũng không bán, ông khách làm như tức khí bỏ đi. Thiên hạ được phen mắt tròn, mắt dẹt. Giá cây cảnh được thổi một cách kín đáo, thổi không có tí khói nào, chỉ có ai mua mắt mới cay xè vì hớ.

Ông Hội trưởng Hội Sinh vật cảnh Triệu Đề gọi gần chục cú điện thoại cho các chủ vườn để dẫn tôi đi thực tế mà không được. Người bận bươn trải bán mành, bán quần áo vỉa hè, kẻ bận đi bán…phân bò cho một đại gia ở Việt Trì, Phú Thọ. 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm