| Hotline: 0983.970.780

Từ chuyện kể của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Thứ Ba 11/09/2012 , 10:39 (GMT+7)

Khi còn những cái đầu hung hăng thì giao thông vẫn chắc chắn lộn xộn và những cái chết vẫn sẽ nhiều thêm, đau lòng thêm.

1. Có bao nhiêu cái chết do va chạm giao thông? Con số đó nhiều vô kể. Mới rồi, ở đô thị lớn bậc nhất cả nước là TP HCM, ba người đàn ông lao vào tẩn nhau chỉ vì một va quẹt nhỏ. Hình ảnh loan trên trang nhất các báo điện tử, nhiều độc giả cảm thấy buồn bã và xấu hổ. Và, cũng tại TP HCM, vài ngày sau, hai người mất mạng cũng vì lỗi tương tự. Cả khu phố náo loạn vì lưỡi dao vung lên, còn cả nước “sốc” vì thời buổi này sao mạng người bị xem thường đến thế! Rất buồn là, những chuyện ấy cứ xảy ra như nước chảy dưới chân cầu.

2. Vị đạo diễn lừng danh của Việt Nam là NSND Đặng Nhật Minh kể rằng, một lần ông ngồi trong quán cà phê ở Luang Prabang (Lào) thì thấy một xe taxi va quẹt với một xe máy. Người lái xe máy lồm cồm bò dậy, người lái taxi cũng mở cửa lao xuống. Cứ tưởng 2 người lao vào tẩn nhau. Nhưng không. Người đi xe máy chắp tay trước ngực và người lái taxi cũng chắp tay trước ngực. Họ cúi đầu về phía nhau và điều “lạ lùng” là sau đó đường ai nấy đi.

Vì sao lại có điều “lạ lùng” như thế? Vị đạo diễn lý giải: Bản tính của người Lào là biết nhường nhịn nên hệ thống đèn tín hiệu  giao thông có đặt ở đây cũng không có mấy tác dụng. Người ta tự động nhường nhau khi qua đường, khi tham gia giao thông công cộng. Điều này ai cũng dễ hiểu vì thanh niên Lào khi đến tuổi trưởng thành ai ai cũng phải lên chùa tu một năm, làm những công việc công ích cho nhà chùa, hàng ngày tụng kinh niệm Phật, thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Bởi vậy khi vào đời những thanh niên đó đã có sẵn nếp sống thiền ngay trong bản tính của mình.

Thiền mà NSND Đặng Nhật Minh nói ở đây được hiểu như là một cách sống, một nếp sống.

Và, vì đạo diễn của “Bao giờ cho đến tháng Mười” đúc rút một vấn đề rất đáng suy tư: Một trong những nguyên nhân của sự thiếu hụt văn hóa trong đời sống cộng đồng là thói “Không biết nhường nhịn”.

3. Có quá nhiều lời ca thán về giao thông tại Việt Nam. Trên báo chí nước ngoài, giao thông Việt Nam được ví như “địa ngục” và “tham gia giao thông ở Việt Nam như dấn thân vào cuộc phiêu lưu mà kết thúc không biết sống chết thế nào” (CBSnews của Mỹ). Còn hãng tin BBC của Anh thì ví giao thông Việt Nam nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS.

Nghe nhận xét về nước mình thế, hẳn chẳng ai vui nhưng ai cũng thấy đúng. Năm rồi, cả nước có tới hơn 11 nghìn người chết và gần 49 nghìn người bị thương vì tai nạn giao thông. Đó là một con số vô cùng đau đơn và day dứt.

Đã có quá nhiều giải pháp, và nguyên nhân được đưa ra nhưng nguyên nhân của sự thiếu hụt văn hóa trong đời sống cộng đồng là thói “không biết nhường nhịn” như NSND Đặng Nhật Minh lý giải thì dường như chưa được xem xét một cách thỏa đáng.

Và như vậy, khi còn những cái đầu hung hăng thì giao thông vẫn chắc chắn lộn xộn và những cái chết vẫn sẽ nhiều thêm, đau lòng thêm.

Xem thêm
Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Real Madrid đã chính thức giành chức vô địch La Liga mùa giải 2023-24 sau khi chứng kiến đối thủ cạnh tranh Barcelona gục ngã trước Girona.

Quảng Trị Marathon 2024: Chốt phương án bảo đảm an toàn cho vận động viên

Sau khi thực địa đường chạy, Ban tổ chức Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa đã thống nhất các phương án đảm bảo an toàn cho vận động viên.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm