| Hotline: 0983.970.780

Phân bón vôi lân Địa Long giảm chi phí SX lúa

Thứ Năm 29/03/2012 , 14:21 (GMT+7)

Phân bón vôi lân Địa Long rất có hiệu quả trong việc xử lý ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, lúa ít sâu bệnh, tăng năng suất, giúp giảm chi phí trong SX.

Cty CP Khai thác Khoáng sản và Xây dựng miền Nam (Cty) Chi nhánh Kiên Giang kết hợp Trạm KN- KN huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sử dụng phân bón vôi lân Địa Long trong canh tác lúa vụ ĐX 2011- 2012 tại xã Thạnh Hưng.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đều đánh giá cao hiệu quả của phân bón vôi lân Địa Long trong việc xử lý ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, lúa ít sâu bệnh, tăng năng suất, giúp giảm chi phí trong SX. Ông Đinh Thiết Hùng, Trưởng trạm KN- KN Giồng Riềng cho biết, toàn huyện có gần 44 ngàn ha đất chuyên SX lúa, chủ yếu là đất nhiễm phèn tiềm tàng từ trung bình tới nặng. Trong khi đó, phần lớn nông dân lại chưa có thói quen bón lót các loại vôi lân vào đầu vụ để hạ phèn, nên khi gieo sạ lúa dễ bị chết làm tổn thất giống, tốn công cấy dặm…

Vì vậy, vụ ĐX 2011-2012, trạm đã phối hợp với Cty triển khai 5 điểm trình diễn bón lót phân bón vôi lân Địa Long trên 2 vùng đất bị nhiễm phèn nặng và trung bình để nông dân học tập kinh nghiệm. Anh Lê Hoài (ở ấp Hòa Bình, xã Hòa Thuận), một nông dân tham gia mô hình cho biết: “Gia đình tui có 24 công ruộng, do đất bị phèn nặng nên canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn. Khi gieo sạ lúa thường bị ngộ độc phèn, không phát triển được. Tui có dùng vôi bột để hạ phèn nhưng hiệu quả không cao. Vụ này được trạm KN- KN huyện giới thiệu nên tui đã mạnh dạn đăng ký tham gia mô hình”. 

Ruộng lúa sử dụng phân bón vôi lân Địa Long đạt năng suất cao, giảm chi phí

Theo anh Hoài, tham gia mô hình nông dân được cán bộ kỹ thuật tập huấn và được tư vấn về quy trình canh tác lúa giảm chi phí. Theo đó, phân bón vôi lân Địa Long được dùng để bón lót vào lần làm đất cuối cùng trước khi sạ, còn các loại phân khác được chia thành 3 đợt bón theo thời gian sinh trưởng của cây lúa. Kết quả, lúa sau khi sạ không bị chết do ngộ độc phèn như những năm trước. Hiện tượng ngộ độc hữa cơ cũng không xảy ra do lượng axit hữu cơ sinh ra trong quá trình phân hủy rơm rạ đã được trung hòa, không còn gây độc cho rễ lúa. Cây lúa phát triển xanh tốt ngay từ đầu, bộ rễ khỏe nên hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm lượng phân bón bị thất thoát, sâu bệnh cũng ít hơn…

“Vụ này chi phí toàn bộ phân, thuốc BVTV của gia đình tui chỉ tốn 1,5 triệu đồng/công, trong khi đó mọi năm phải tốn trên 2 triệu. Vài ngày nữa lúa được thu hoạch, dự kiến 24 công ruộng sử dụng giống OM 5451 sẽ cho thu hoạch khoảng 25 tấn lúa”, anh Hoài phấn khởi cho biết.

Không được chọn tham gia điểm trình diễn, bà Nguyễn Thu Đông, ở ấp Thạnh Xuân, Thạnh Hưng đã tự bỏ tiền ra mua 300 kg phân bón vôi lân Địa Long về sử dụng cho hơn 1 đất nhà. Bà Đông cho biết: “Phân bón vôi lân Địa Long có tính năng hạ phèn rất tốt và cầm được lâu. Tôi SX theo mô hình lúa- cá, ruộng không còn phèn nên cả lúa và cá đều phát triển tốt. Lúa ít sâu bệnh nên không cần phải phun thuốc, cứng cây, không bị đỗ ngã như mọi năm nên công thu hoạch cũng rẻ hơn. Nhiều bà con trong xóm sau khi thăm ruộng lúa thấy hiệu quả nên đã xin vỏ bao về để mua. Vụ tới tôi sẽ tiếp tục mua sản phẩm phân bón vôi lân Địa Long về sử dụng”.

Kết quả trình diễn sử dụng phân bón vôi lân Địa Long ở huyện Giồng Riềng cho thấy, sản phẩm này có tác dụng tốt trong cải tạo đất, tạo môi trường thuận lợi cho cây lúa phát triển ngay từ đầu. Vì vậy, phân bón vôi lân Địa Long rất cần thiết trong SX lúa, nhất là đối với những vùng đất nhiễm phèn nặng. Bộ rễ lúa phát triển mạnh, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, giảm phân bón hóa học, giúp lúa cứng cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh… “Ở các điểm trình diễn, bình quân chí phí SX giảm được 1,2 triệu đồng/ha, năng suất cao hơn đối chứng 460 kg/ha, lợi nhuận cao hơn 4,2 triệu đồng/ha”, ông Hùng cho biết.

Những năm qua, Cty đã kết hợp với ngành nông nghiệp các địa phương ở ĐBSCL và khu vực Tây Nguyên làm các điểm trình diễn sản phẩm phân bón vôi lân Địa Long trên các loại cây trồng như lúa, rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp… đều đạt hiệu quả cao.

Riêng ở ĐBSCL, phân bón vôi lân Địa Long phát huy hiệu quả rất tốt đối với vùng đất phèn mới khai hoang, vùng SX lúa - tôm ở các tỉnh ven biển. Trong tổng số hơn 500.000 tấn phân bón vôi lân Địa Long đã được Cty cung ứng ra thị trường thời gian qua thì phần lớn được nông dân sử dụng trên vùng đất phèn, mặn trồng lúa.

Qua thăm thực tế đồng ruộng và tham gia hội thảo, nhiều nông dân cho biết sẽ mua phân bón vôi lân Địa Long về sử dụng trong thời gian tới. Lão nông Võ Văn Mười, ở ấp Thạnh Xuân, xã Thạnh Hưng cho biết: “Đất của gia đình tui bị nhiễm phèn rất nặng. Tui đã thử nghiệm sử dụng vôi bột nhưng hiệu quả không cao, lại rất bụi khi rải. Còn dùng phân lân thì chi phí quá cao. Thậm chí tui còn sử dụng cả xi măng để rải thử. Tui thấy phân bón vôi lân Địa Long này giá cả hợp lý, sản phẩm được vo viên nên dễ sử dụng. Tui đã đăng ký mua 600 kg về sử cho 2 ha đất lúa trong vụ hè thu tới”.

Ông Dương Hùng Đỗ, TGĐ Cty cho biết, nguyên liệu chính để làm ra phân bón vôi lân Địa Long được lấy từ các khoáng mỏ tự nhiên có tác dụng làm kết tủa các chất tạo phèn (nhôm, sắt…), đẩy natri ra khỏi keo đất, giúp quá trình rửa chua, rửa mặn nhanh và hiệu quả hơn. Trong quá trình SX, chúng tôi đã nghiên cứu bổ sung thêm các vi sinh vật có ích như vi sinh vật cố định đạm, phân giải cellulose, phân giải lân khó tiêu trong đất… từ đó giúp phân giải các chất vô cơ thành hữu cơ, cải tạo đất, giúp cây phát triển tốt.

Xem thêm
Muỗi hành gây hại và phòng trừ

Muỗi hành (sâu năn) gây hại ở nhiều nước trồng lúa châu Á trong đó có Việt Nam, thất thoát năng suất lúa do muỗi hành có thể đến 50%.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm