| Hotline: 0983.970.780

Rưng rưng đón các anh về

Thứ Tư 26/07/2017 , 14:30 (GMT+7)

10 giờ sáng ngày 13/4/2017, các thành viên Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ vỡ òa xúc động khi thấy những di vật đầu tiên của các liệt sĩ trong một hố chôn tập thể ở khu vực phía Đông Sân bay Biên Hòa.

Đây là những di vật của những liệt sỹ hy sinh trong trận đánh vào sân bay Biên Hoà Tết Mậu Thân 1968.
 

Từ một bức không ảnh

Cách đây 49 năm, ngày 31/1/1968, cuộc tiến công vào sân bay Biên Hòa của quân dân ta mặc dù có yếu tố quyết định trong việc bắt đế quốc Mỹ phải tuyên bố dừng leo thang chiến tranh, đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, nhưng trận đánh khốc liệt cũng khiến 150 chiến sĩ của Sư đoàn 5 và U1 Biên Hòa mãi mãi nằm xuống. Hòa bình lập lại, lực lượng vũ trang QK7 và tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần tổ chức các cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ nhưng không có kết quả.

16-11-26_nh_3
Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng và cựu chiến binh, thương binh Chế Trung Hiếu, 2 nhân vật góp phần rất lớn trong việc tìm kiếm các liệt sỹ

Năm 2016, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai phát hiện manh mối từ một bức không ảnh chụp sân bay Biên Hòa do kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng sưu tầm và đăng tải trên trang web Panoramio (trang web chuyên lưu trữ, đăng tải ảnh với vị trí địa lý xác định) ảnh 2009.

Tấm ảnh này được một cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam tên Bob Connor tình cờ vào trang Panoramio, thấy tấm ảnh này và nhận ra địa danh quen thuộc. Ngay sau đó, Bob Connor đã viết bình luận với nội dung, đó là vị trí lô cốt Hill 10, nơi từng xảy ra trận chiến ngày 31/1/1968. Trong trận chiến dữ dội ấy, có 153 bộ đội Việt Nam hy sinh, được lính Mỹ chôn cất trong một hố chôn tập thể ở vị trí gần đường băng…

Từ bình luận của Bob Connor về bức không ảnh, kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng lập tức đi tìm tài liệu nghiên cứu, anh tìm thêm được hai bức ảnh trong đó có một bức trong và một bức sau trận đánh. Đồng thời, nhờ người bạn già là ông Chế Trung Hiếu, 70 tuổi, thương binh sống ở Hải Phòng và rất giỏi tiếng Anh làm cầu nối liên lạc với Bob qua email.

Qua mạng internet, Bob Connor đánh dấu khu vực hố chôn các chiến sỹ hy sinh trên tấm ảnh và cho biết, người trực tiếp chôn các liệt sỹ là đại tá Martin Estrones (khi đó là đại uý chỉ huy bay ở sân bay Biên Hòa). Sau nhiều lần trao đổi qua email và cả điện thoại trực tiếp, tháng 3/2017, hai cựu binh Mỹ này bay sang Việt Nam, cùng đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ QK7 và Đồng Nai bắt đầu công cuộc tìm kiếm. Sau gần một tháng dò tìm, dùng tay gạt từng nắm đất, những di vật đầu tiên của các liệt sỹ đã hiện ra trong niềm xúc động rung rung của đồng đội.

Gặp kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng, hỏi về cái duyên hiếm có khi là người góp công lớn trong việc tìm được hài cốt các liệt sỹ, anh cho biết, từ nhỏ anh đã có niềm đam mê những tấm ảnh chụp từ trên cao (không ảnh), nên thường lang thang vào các trang mạng sưu tầm những bức ảnh xưa.

16-11-26_nh_5
Việc tìm kiếm rất tỉ mỉ, vạch từng nắm đất, không bỏ sót bất cứ thứ gì, dù nhỏ

Anh kể: “Rất nhiều ảnh do lính Mỹ chụp khi tham chiến ở Việt Nam, đăng tải lên các trang mạng. Trong đó rất nhiều ảnh chụp căn cứ quân sự, máy bay, tàu... Tôi đã sưu tầm và đưa lên các trang mạng khoảng 15.000 bức ảnh, khoảng 2/3 trong số đó là ảnh của lính Mỹ. Ngoài ra, tôi cũng sưu tầm và đăng rất nhiều bản đồ cũ, bản đồ quân sự. Việc tìm ra ngôi mộ liệt sỹ vừa rồi không hề đơn giản, vì việc xác định các địa danh mà lính Mỹ gọi bằng tiếng lóng với tên thật cũng rất khó, phải đọc và đối chiếu rất nhiều tài liệu mới biết được. Chưa kể các địa danh trước kia và sau này đã gần như hoàn toàn thay đổi. Để biết chính xác vị trí đã chụp các bức ảnh có khi phải mất thời gian rất nhiều năm, phải đối chiếu nhiều hình ảnh, bản đồ, không ảnh và ảnh vệ tinh. Nhiều lúc phải hỏi cộng đồng trên internet xác định, kiểm chứng giúp. Đôi khi bằng cả cách “cùn” là cứ đưa lên khu vực nghi vấn, để hy vọng có ai đó thấy, biết... phản biện rồi sau đó phân tích lại”.

Ngừng gây lát, anh nói tiếp, giọng chùng xuống: “Hôm tìm được những hài cốt đầu tiên phía tỉnh Đồng Nai điện cho tôi xuống. Nhìn thấy các chiến sĩ bốc lên những hài cốt đầu tiên, tôi xúc động không biết tả sao. Vừa mừng, vừa tủi, vừa thương. Sau 42 năm ngày giải phóng nhưng các anh vẫn còn nằm ở đây, dưới lòng đất lạnh lẽo mà gia đình không hay biết”.
 

Mong các anh báo mộng...

Kiến trúc sư Thắng cho biết, sau khi mộ tập thể khoảng 150 chiến sĩ tại khu vực sân bay Biên Hòa được tìm thấy, các cựu binh Mỹ tiếp tục cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến mộ tập thể ở sân bay Tân Sơn Nhất thời điểm năm 1968.

Cựu binh Mỹ, ông Martin Estrones sau đó cung cấp một số tấm ảnh vệ tinh sân bay Tân Sơn Nhất vào thời điểm 1/2/1968, 14/2/1968 và nhiều bức vẽ, sơ đồ sân bay có đánh dấu hố chôn tập thể 157 chiến sĩ hy sinh ngày 31/1. Trong đó, có bức ảnh đầu phía Tây sân bay do Bob Laymon chụp từ máy bay Boeing 707 khi cất cánh trên đường băng 07L-25R (được cho là ngay sau trận Mậu Thân). Trong ảnh thấy rõ máy ủi và rãnh đào hình vòng cung ở hướng 4-5h. Phía trên bên phải là đường QL1 - nay là đường Trường Chinh, đường Cộng Hòa và đường tuần tra vành đai sân bay.

Anh Thắng cho biết, từ các thông tin có được, anh đã tổng hợp và gửi cơ quan chức năng xem xét tổ chức tìm kiếm mộ tập thể thứ 2 trong sân bay Tân Sơn Nhất.

16-11-26_nh_6
16-11-26_nh_8
Sau 49 năm nằm ở sân bay Biên Hoà, các anh đã trở về

Là người đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với các nhân chứng từ bên kia bán cầu, ông Chế Trung Hiếu nói qua điện thoại: “Hôm đó tôi đang ở Lào, và nhận được điện thoại của đại tá Mai Xuân Chiến, Phó Chính uỷ BCH Quân sự tỉnh Đồng Nai, báo tin đã tìm thấy các liệt sĩ. Nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi. Bên kia đầu dây, anh Chiến cũng bật khóc vì xúc động. Tôi lập tức báo tin cho 2 cựu binh Mỹ đã giúp sức, 2 anh cũng vô cùng nhẹ nhõm và xúc động. Các anh đã nằm ở đó gần 50 năm mới được trở về cùng gia đình, đồng đội”.

Sinh ra, lớn lên tại Quảng Ngãi, ông Hiếu tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Sau 8 năm ở chiến trường, ông bị thương trong một trận đánh và mất đi một chân trái. Trở về đời thường, ông vẫn luôn đau đáu một nỗi trăn trở về những đồng đội còn nằm lạnh lẽo đâu đó trên khắp mọi nẻo rừng của đất nước. Đó cũng chính là lý do khiến ông dành hết thời gian kết nối với các cựu binh Mỹ và tìm tòi them tài liệu, thông tin về ngôi mộ liệt sỹ ở sân bay Biên Hoà.

“Theo tôi biết, hiện nay trên khắp đất nước ta còn khoảng 200.000 hài cốt liệt sĩ chưa tìm thấy. Đảng, Chính phủ và nhân dân vẫn đang tìm kiếm các anh. Tôi hy vọng rằng công tác tìm kiếm liệt sĩ được các địa phương thúc đẩy nhanh chóng và hiệu quả để các anh sớm trở về với gia đình, nằm cùng đồng đội trong các nghĩa trang liệt sĩ. Tôi mong các anh linh thiêng sẽ báo mộng cho chúng ta biết, chứ nếu không, sợ mai mốt, những nhân chứng lịch sử như chúng tôi sẽ không còn đủ minh mẫn, sức khỏe để tìm các anh nữa”, ông Hiếu nói tiếp.

"Trong các ngày 10,11,12/7, đội quy tập hài cốt liệt sĩ (Đoàn K70, QK7) đã phát hiện những di vật trong khu vực tìm kiếm tại sân bay Tân Sơn Nhất như mũ tai bèo, vỏ đạn, dép cao su, cáng thương, và cả mảnh xương sọ, xương tay. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy có một hố chôn tập thể. Đã gần 50 năm, địa hình, địa vật và cả cách xác định tọa độ đã có những thay đổi đáng kể, nên việc xác định sẽ khó khăn. Nhưng đội tìm kiếm vẫn đang tiếp tục, dự kiến sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm khoảng 4ha, trong thời gian 1 tháng”, Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm