| Hotline: 0983.970.780

Rừng thiêng nơi phố núi

Thứ Ba 05/03/2013 , 10:18 (GMT+7)

Một “thế giới” của những huyền thoại, những truyền thuyết, quê hương của những con thác ngày đêm réo gầm, những tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, những bản trường ca, sử thi dài bất tận… đã tồn tại từ bao đời nay. Đó là Tây Nguyên. Hùng vĩ và bí ẩn, dịu dàng và hấp dẫn.

Đại ngàn mênh mông, trùng trùng điệp điệp. Một “thế giới” của những huyền thoại, những truyền thuyết, quê hương của những con thác ngày đêm réo gầm, những tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, những bản trường ca, sử thi dài bất tận… đã tồn tại từ bao đời nay. Đó là Tây Nguyên. Hùng vĩ và bí ẩn, dịu dàng và hấp dẫn.

RỪNG THIÊNG NƠI PHỐ NÚI

Trong khi rừng ở Tây Nguyên đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích ngày càng thu hẹp, thì ngay giữa bốn bề dân cư (thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), vẫn có một một cánh rừng nguyên sinh, nguyên vẹn. Bất cứ ai đi ngang đây cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp của nó. Vì sao nó vẫn tồn tại?

DÂN KHÔNG LẤY GỖ, SĂN THÚ

Đến TP Buôn Ma Thuột lúc hừng đông vừa ửng sáng, tôi bước xuống xe và không khỏi ngạc nhiên khi thấy anh Y Đăm, người dân tộc Ê Đê đã đợi sẵn. Chiều qua trước khi lên xe, tôi chỉ báo cho anh biết giờ xe chạy, loại xe, rồi thôi. Biết tôi ngạc nhiên, Y Đăm chìa bàn tay to, cứng ra bắt tay tôi, cười bảo: “Tôi đón người lên nhiều rồi, biết xe lên lúc nào mà”. Y Đăm năm nay 45 tuổi, từng có hơn chục năm mưu sinh nhờ rừng. Nhưng nay đã đổi nghề bởi “người con của rừng” này đã nhận ra mình đang góp phần làm xấu quê hương, đang phá dần chính “ngôi nhà” của mình.

Chiếc xe máy của anh Y Đăm chở tôi bon bon trên đường tỉnh lộ 8 nhằm hướng thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar để đến khu rừng Cư H’Lăm. Giữa mùa khô tháng 2, trời Tây Nguyên trong vắt, thời tiết khô hanh, nóng hầm hập như muốn đốt cháy da người. Tôi ngồi sau xe chừng 20 phút, chưa kịp hết ngỡ ngàng với cái bao la, trùng điệp của núi đồi Tây Nguyên thì Y Đăm đã dừng xe bảo: “Đến rồi”. Trước mắt chúng tôi là cánh rừng xanh ngút mắt, nằm ngay bên đường nhựa, ngay cửa ngõ vào trung tâm huyện lỵ Cư M’gar. Cũng lúc này tôi mới nhận ra bầu không khí mát dịu tỏa xuống cơ thể. “Sao ở đây mát thế nhỉ?”, tôi ngạc nhiên. “Nhờ khu rừng này đó. Tôi biết khu rừng này từ hồi ở Tây Nguyên chỗ nào cũng thấy rừng cơ. Nhưng từ nhỏ, tôi đã được nghe chuyện linh thiêng trong khu rừng này, nên chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện vào đây lấy gỗ, săn thú”, Y Đăm nói.


Đồi Cư H’Lăm nhìn từ tỉnh lộ 8

Chúng tôi hỏi thăm đến nhà già làng Y Ru M’Lô, buôn Ea Mắp, một trong những người từng có hàng trăm mùa trăng ngồi kể cho con cháu câu chuyện về khu rừng thiêng Cư H’Lăm. Già làng M’Lô năm nay đã 74 tuổi nhưng đôi mắt sáng, nước da màu đồng săn chắc mách cho tôi biết già còn rất khỏe. Nghe tôi ngỏ ý muốn già làng dẫn vào rừng, già bảo: "Thằng Y Đăm dẫn anh vào rừng được mà. Nếu không có ý lấy gì của rừng mang về thì không biết đường thần linh chỉ đường cho ra thôi”.

Y Đăm dẫn tôi theo lối mòn lên đồi Cư H'Lăm. Càng vào sâu, cảnh rừng càng thâm u, tịch mịnh. Những cây rừng giăng mắc, chúng tôi phải khó khăn lắm mới luồn qua lối mòn nhỏ ít người đi, cây lá bít bùng. Dưới đất, một lớp lá mục dầy đến mấy mươi phân khiến tôi có cảm giác như đang bước trên một tấm nệm dày, mát lạnh. Và, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được nhìn tận mắt, sờ tận tay những cây cổ thụ to mấy vòng tay người lớn, cao vút. Y Đăm bảo mùa bằng lăng nở hoa là mùa khu rừng đẹp nhất. Lúc ấy, nhìn từ xa, rừng như một biển hoa vậy.



Bên trong rừng Cư H’Lăm vẫn còn những cây gỗ hàng trăm năm tuổi

Lên đến đỉnh đồi, nhìn xuống phía dưới thấy một hồ nước lớn. Nhìn như một chiếc gương khổng lồ trang điểm cho thiếu nữ duyên dáng hơn. Đứng trên cao nhìn xuống quả là phong cảnh đẹp mê lòng người.

Nói về các tên Sình Đỉa, Y Đăm kể: “Tôi nghe người già kể lại, do người trong buôn phạm tội nên bị thần linh phạt, không cho hồ cá tôm mà chỉ có đỉa thôi. Trâu bò, lợn hay người nếu chẳng may sa chân xuống hồ là bị đỉa bu kín người, hút sạch máu cho đến chết. Nhưng đó là truyền thuyết thôi, còn bây giờ hồ rất nhiều cá tự nhiên và cá nuôi nữa”.

Lúc ra khỏi rừng, tôi tìm chỗ vắng, lột sạch quần áo ra kiếm, tổng cộng có gần 2 chục con vắt đang bám trên người, có con chỉ nhỏ bằng que tăm, nhưng có con đã no máu, to bằng ngón tay đứa trẻ.


Hồ nước có tên xấu nhưng lại là một nét điểm trang tuyệt vời cho phong cảnh Cư H’Lăm thêm đẹp, mê hoặc lòng người

VỀ MỘT CHUYỆN TÌNH

Đêm đó, trong căn nhà của già làng Y Ru M’Lô, bên bếp lửa bập bùng, tôi được nghe truyền thuyết về một câu chuyện tình xúc động, thấm đẫm tình người, của lòng thủy chung son sắt, lưu truyền từ bao đời, từ thế hệ này sang thế hệ khác…

Thuở xưa, thuở đồi Cư H’Lăm này chưa có tên, trong buôn Ê Đê Kpă có một có chàng trai tên Y Đ’Hin và cô gái vừa tuổi trăng tròn tên H’Lăm yêu nhau tha thiết. Chàng trai có nước da màu đồng, sức khỏe như con trâu rừng, nhưng lại hiền như con nai. Bắp tay cuồn cuộn của chàng có những sợi gân dai như dây cung, hay lam hay làm như con ong trên tổ. Còn cô gái tên H’Lăm, đẹp như bông hoa pớt, hoa dơn nở bên dòng suối Ea Pôk trong xanh. Làn da cô màu nâu, đôi má căng, ửng hồng, đôi mắt trong veo như mắt nai con vẫn quanh quẩn ăn lá trong khu rừng, bên con suối Ea Pôk. Đôi môi đỏ xinh lúc nào cũng chúm chím cười. Sắc đẹp của cô nổi tiếng khắp 9 núi, 10 buôn, đẹp đến nỗi mỗi khi cô vào rừng, cây ngả xuống, ngọn cỏ lắc lư theo nhịp bước chân cô, dòng suối cũng reo vang hơn để đón chào.


Bên bếp lửa, nghe già làng kể truyền thuyết về mối tình nàng H’Lăm – chàng Y Đ’Hin

"Rừng Cư H’Lăm có diện tích khoảng 19 ha, có 112 loài cây. Nhiều nhất là trám, nhọc, bằng lăng, nhãn. Gỗ quý có Sao đỏ, cà te, hương, gụ mật. Cây dược liệu có chim chim, gạo đỏ, xoan mộc, duối nhám. Động vật nhiều nhất là rắn, trăn, kỳ đà, nhím, chồn, cù lần, trút… và rất nhiều loài chim. Năm 2009, UBND tỉnh Đắc Lắc ra quyết định công nhận “Di tích danh lam thắng cảnh” của tỉnh. Chúng tôi danh bảo vệ khá hiệu quả khu rừng này bằng truyền thuyết kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân”, ông Y On Nie, Phó Chủ tịch thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M'gar.

Tình yêu của 2 người đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của 2 gia đình và dòng họ. Bởi vì 2 người cùng họ Niê. Theo phong tục, người trong dòng họ không được lấy nhau. Nếu không sẽ bị thần linh phạt cả buôn làng. Lửa sẽ thiêu rụi, dịch bệnh sẽ giết chết cả làng… Bị ngăn cản không lấy được nàng H’Lăm, Y Đ’Hin đau buồn bỏ làng ra đi biền biệt. Nàng H’Lăm không nhìn thấy bóng người yêu nên đêm ngày sầu thảm. Nàng bỏ làng lên đồi cây không ăn không uống, chỉ ngồi khóc hết ngày này qua ngày khác, nước mắt nàng chảy xuống biến thành dòng suối chảy mãi đến ngày nay. Thân xác nàng tan biến vào trong đất, còn linh hồn nàng hóa thân vào con suối ngày đêm vẫn khóc vì thương nhớ người yêu.

Còn Y Đ’Hin, sau mấy mùa rẫy bỏ làng ra đi, quá thương nhớ người yêu, chàng trở về làng định đem người yêu bỏ trốn khỏi làng. Về làng mới hay tin dữ khiến chàng đớn đau. Tìm đến chỗ người yêu ngồi chàng chỉ thấy một một dòng suối nhỏ đang chảy rì rào như tiếng khóc của nàng. Không cầm lòng được, chàng trầm mình xuống làn nước trong vắt cho đến lúc cơ thể chàng cũng tan biến trong dòng nước. Thế rồi, linh hồn chàng hóa thân vào cây rừng. trở thành rừng thiêng. Nếu ai chặt cây ở đây về dựng nhà sẽ lửa thiêu cháy, dựng chòi sẽ bị voi rừng xéo nát. Từ đó, dân làng không còn ai dám phá rừng, chặt cây ở đây nữa. Cũng từ đấy, khu rừng và ngọn đồi có tên H’Lăm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm