| Hotline: 0983.970.780

Sáng chế cho nghề làm bún

Thứ Hai 24/08/2015 , 07:16 (GMT+7)

Tương tự máy ép bún bằng cối ép gỗ truyền thống, điểm khác biệt của chiếc máy này nằm ở cơ chế hoạt động bằng bơm thủy lực và được điều khiển bằng mắt quang học tự động.

Người làm bún chỉ cần cho bột vào khuôn, khởi động máy, sau đó dùng vỉ kéo qua con mắt quang học, máy tự động điều khiển bơm thủy lực ép bột chảy xuống; khi vỉ kéo ra, con mắt quang học dừng hoạt động, bột ngừng chảy.

Sáng chế này của anh Nguyễn Ngọc Thanh ở thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đã giúp cho nghề làm bún số 8 ở quê mình bớt đi nhiều công sức và mang lại cho anh giải Nhất hội thi “Sáng tạo nhà nông” tỉnh Bình Định năm 2014.

Vốn xuất thân từ nghề cơ khí, trước đây làm ăn ở Sài Gòn, 10 năm nay anh về quê cho gần gũi gia đình. Thấy quê mình có nhiều tàu câu cá ngừ đại dương, anh tạo kế sinh nhai ở quê bằng nghề chạy dây giáp dùng để câu cá ngừ.

Mấy năm gần đây nghề câu vàng đã nhường chỗ cho nghề câu đèn, không còn dùng nhiều dây câu như trước, anh lại chuyển sang làm máy ép bún thủy lực thay cho cối ép gỗ truyền thống. Nhưng sáng chế ban đầu của anh chưa mang lại thành công, bởi máy phải điều khiển bằng tay, khi muốn thay vỉ mới để hứng những cọng bún phải có thêm một nhân công nữa, hoặc phải tắt máy; chưa kể phải thông qua một dụng cụ điều khiển, rất bất tiện cho người sử dụng.

“Để khắc phục nhược điểm này, tôi cải tiến cho máy gọn gàng hơn và gắn thêm mắt quang học vào phía dưới bộ phận vỉ phơi đi qua. Khi vỉ phơi đi qua, mắt quang học sẽ cảm nhận và điều khiển máy ép hoạt động, ép ra sợi bún chảy xuống vỉ phơi.

Khi vỉ phơi được rút ra hoặc chưa kịp đưa vào, bộ phận cảm biến của mắt quang học sẽ tự động nhận biết và ngắt bơm dầu qua ty thủy lực, lúc đó máy ngừng ép, nhưng động cơ vẫn hoạt động trong khi chờ vỉ phơi khác đưa vào mà không cần phải ngắt công tắc như trước”, anh Thanh phân tích.

08-03-24_2
Vợ ông Nguyễn Bảy đứng vỉ, máy ép gắn mắt quang học tự động chạy bún

“Sắp tới, tôi sẽ cải tiến thêm băng chuyền đưa vỉ phơi vào máy ép bún để có thể chạy liên tục thay vì phải mất công đưa từng chiếc vỉ phơi vào để hứng sợi bún”, anh Thanh nói.

Theo chân anh Thanh chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Bảy (50 tuổi) ở thôn Cửu Lợi Tây để “mục sở thị” chiếc máy ép bún số 8 có gắn mắt quang học. Rất gọn gàng, mỗi khi bà vợ ông Bảy đưa tấm vỉ vào máy, những sợi bún tự động chảy xuống vỉ, khi tấm vỉ được rút ra, bún ngưng chảy.

Ông Nguyễn Bảy cho biết: “Trước đây, phải có 4 nhân công mỗi ngày mới làm được 1 tạ bột, ra được 58 kg bún khô, nay chỉ cần 2 người đã làm thoải mái, mới đến trưa đã xong công việc cả ngày.

Dáo bột xong, bỏ vào khuôn, đưa vào máy; 1 người đứng vỉ hứng bún, 1 người mang vỉ bún đi phơi, gọn trơn. Mỗi ngày làm 1 tạ bột, chỉ ép 10 lần, mỗi lần 12 cục (10 kg) là xong. Mỗi cái máy giá 19 triệu đồng với nhà nông phải “gồng” mới mua nổi, nhưng dùng máy rồi mới thấy hiệu quả rất thiết thực”.

Anh Nguyễn Ngọc Thanh, cho biết thêm: “Khi tôi mới làm máy thủy lực, chỉ bán được vài cái vì còn bất tiện. Từ khi tôi cải tiến thêm vào máy mắt quang học, xóa được sự bất tiện trước đó, máy được sử dụng nhiều hơn nên tính đến nay tôi đã bán được 40 cái, những người làm bún ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ (Bình Định) cả ở Gia Lai, Kon Tum cũng xuống đây mua. Ngoài tính năng làm bún số 8, máy còn có thể làm được nhiều loại bún khác với các nguồn nguyên liệu khác nhau”.

Với sáng tạo này, anh Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công. Chính nhờ cơ chế vận hành tự động, vừa giảm thời gian lao động nhưng lại tăng năng suất và hiệu quả mang lại gấp nhiều lần so với cách làm thủ công trước đây nên chiếc máy này đang rất được ưa chuộng.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.