Những bức ảnh sẽ được trưng bày tại Newseum |
Người Mỹ sẽ khai trương triển lãm về Tết Mậu Thân
Tạp chí trực tuyến Newseum.org (NO) của chính phủ Mỹ số ra 6/12/2017 cho biết, vào ngày 26 tháng Giêng 2018, Newseum, bảo tàng lịch sử ở Washington, D.C., Mỹ sẽ khai trương cuộc triển lãm mang tên The Marines and Tet: The Battle That Changed the Vietnam War (tạm dịch: Thủy quân lục chiến và Tết Mậu Thân: Trận chiến làm thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam". Theo NO, đây là cuộc triển lãm ảnh đề cập đến Tết Mậu Thân 1968. Đặc biệt, triển lãm giới thiệu những bức ảnh 3D giúp cho du khách hiểu thêm về sự kiện Tết Mậu Thân 1968. Đây là triển lãm ảnh đầu tiên bằng các hình ảnh cảm ứng và âm thanh, với sự hợp tác của tờ Sao và Vạch, hãng Nikon và Liên đoàn những người Mù Quốc gia Mỹ phối hợp tổ chức.
Bảo tàng Newseum, nơi sẽ khai trương triển lãm ảnh về Tết Mậu Thân 1968 |
"Nhân dịp 50 năm diễn ra cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, Newseum mở cuộc trưng bày để giới thiệu một sự kiện lịch sử đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Việt Nam thập niên 60, 70 ở thế kỷ trước. Phần lớn là tác phẩm của của John Olson, phóng viên chiến trường, đề cập về sự khắc nghiệt, tàn bạo của chiến tranh và nỗi khổ của những người lính thủy quân lục chiến Mỹ đã từng chịu đựng trong cuộc chiến”. Cathy Trost, Phó giảm đốc phụ trách triển lãm và chương trình của Newseum nói với báo giới.
Triển lãm giới thiệu các tác phẩm ảnh của John Olson, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi của tờ Sao và Vạch (Stars and Stripes), lúc đó còn rất trẻ, tham gia 3 ngày tại mặt trận Huế. Đây là một thành phố miền trung nằm trong hơn 100 thành phố và làng xã từng nổi dậy trong cuộc tổng tấn công nói trên. Sự kiện trên được xem là “bước ngoặt điểm nhấn” làm cho quân đội Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam suy yếu, dẫn đến việc ra đời Hiệp định Paris về Việt Nam và sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn 8 năm sau đó.
Những bức ảnh sẽ được trưng bày tại Newseum |
Những bức ảnh của Olson từng được giới thiệu trong tạp chí Life, còn Olson từng được trao huy chương vàng Robert Capa cho những ấn phẩm của mình về chiến tranh Việt Nam. Trước khi triển lãm được khai trương, ngày 25 tháng 1, Newseum sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với sự tham gia của Olson và Mark Bowden, tác giả của cuốn Huế năm 1968: Bước ngoặt chuyển tiếp của chiến Mỹ tại Việt Nam (Huê 1968: A Turning Point of the American War in Vietnam) mô tả sự thật của cuộc chiến, và những gì người Mỹ đã làm liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 8 tháng 7 năm 2018.
Những bức ảnh sẽ được trưng bày tại Newseum |
Vài nét tổng quát về sự kiện Tết Mậu Thân
Theo Wikipedia, sự kiện Tết Mậu Thân (Tet Offensive) hay còn được gọi là Chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân) là cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên hầu hết lãnh thổ miền nam Việt Nam. Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và có một vai trò cũng như hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.
Chiến dịch Tổng tiến công Tết Mậu Thân thực chất các trận đánh mở màn của quân Giải phóng kéo dài trên 300 ngày, trong đó có 3 đợt cao trào. Đợt 1 vào ngày 30-1 đến 28-3, đợt 2 từ ngày 5-5 đến 15-6 và đợt 3 từ ngày 17-8 đến 30-9-1968, đan xen là các giai đoạn tái bổ sung lực lượng, phòng ngự chống đối phương phản kích. Về mặt chiến thuật, chiến dịch dẫn tới một kết quả mang tính bế tắc, kiềm chế lẫn nhau cả hai phía đều bị tổn thất không nhỏ. Quân Giải phóng bị đánh bật ra khỏi các đô thị lớn, nhưng quân Mỹ cũng không thể bình định được các vùng nông thôn miền Nam.
Bản đồ chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 |
Xét về mặt chiến lược, đây là một bước đột phá lớn trong chiến tranh. Quân Giải phóng đã hoàn thành một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra, “đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn thương lượng”. Ngoài ra, hàng rào điện tử McNamara mà Mỹ tốn kém xây dựng nhằm khống chế đường Trường Sơn cũng đã bị phá hủy trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Đây được coi là thắng lợi chiến lược mang tính bước ngoặt của quân Giải phóng miền Nam trong cuộc chiến tổng thể...
Sài Gòn trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 |
Và cuối cùng, đã buộc Tổng thống Mỹ Johnson, vào đêm 31/3/1968, chẳng những đã phải công khai tuyên bố: Mỹ đơn phương chấm dứt chiến tranh phá hoại miền bắc (từ vĩ tuyến 20 trở ra), sẵn sàng cử đại diện đi vào đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà hơn thế, còn quyết định rút dần quân Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam khi chưa một mục tiêu nào của cuộc chiến tranh này được thực hiện.
Việc trút bỏ gánh nặng chiến tranh xuống vai chính quyền và quân đội Sài Gòn - một lực lượng vốn đã bại trận trước khi quân Mỹ buộc phải tham chiến và ngày càng phụ thuộc vào sự hiện diện của quân Mỹ thì, về thực chất, đã làm cho Mỹ phải phụ thuộc vào chính kẻ đã và đang phụ thuộc vào mình. Ðây là bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam.
Huế trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 |
Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 qua báo chí Mỹ
Khi nói về sự kiện Tết Mậu Thân 1968, Trung tướng Bernard Trainor, người từng phục vụ ở Việt Nam hai lần cho rằng, cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với chiến tranh giành độc lập của Mỹ trước đây. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định, rằng độc lập là tiến quyết. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp để giành độc lập... Hy vọng ban đầu là thu phục trái tim khối óc của người dân, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc dành tín nhiệm của dân và chiến lược Tìm và diệt của Westmoreland. Về cơ bản đây là chiến lược hao người tốn của, cách mà Westmoreland từng xúc tiến ở Việt Nam, một cách làm võ biền. Chiến lược của người Việt là nhằm làm xói mòn sinh lực của quân Mỹ, cho tới khi công luận Mỹ xoay chuyển, chống lại chiến tranh. Chiến lược này cuối cùng đã thành công…
Vẻ mặt thất thần của Tổng thống Mỹ Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng R. McNamara sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968 |
Theo bài viết Vietnam - Escalation of the War (Leo thang chiến tranh ở Việt Nam) công bố trên tạp chí Globalsecurity.org, nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến và không có đường ra. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự, lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ. Chính sự leo thang này đã khiến Mỹ đi vào ngũ cụt bế tắc, khiến Chiến dịch Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 diễn ra đúng lúc, làm cho Mỹ và Ngụy trở tay không kịp, “bước ngoặt” đưa cuộc chiến nhanh chóng kết thúc. “Tết Mậu Thân là một bước chuyển mang tính quyết định, chấm dứt leo thang chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ sử dụng cụm từ ‘khủng hoảng lòng tin’ bởi nó lộ cho người Mỹ thấy, toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá”, Larry Berman, giáo sư sử học Mỹ nhấn mạnh nhân dịp công chiếu bộ phim tài liệu nhiều tập mang tên Tết Mậu Thân-1968.
Đánh giá nghệ thuật chiến tranh nói trên của Việt Nam, trong số ra ngày 3/11/2017 tờ Thời báo New York (NYT), cựu nhân viên của Cơ Quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Tom Glenn, người trực tiếp có mặt tại chiến trường Việt Nam cách đây 50 năm, đã đăng bài viết mang tên Was the Tet Offensive Really a Surprise? (Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 thực là một bất ngờ?) cho rằng: Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân thực sự bất ngờ đối với người Mỹ nhưng chính cơ quan tình báo Mỹ, chính xác hơn là SNA đã bỏ qua sự kiện này.
Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 là cuộc tập dượt cho cuộc Tổng tấn công Mùa Xuân 1975 |
Bắc Việt Nam đã áp dụng chiến lược đặc biệt Đường 9- Khe Sanh, giam chân lực lượng Mỹ và Sài Gòn tại mặt trận Đắc Tô. Và vùng cao nguyên, dọc biên giới Lào - Campuchia, gồm các tỉnh Kontum, Pleiku và Đắc Lắc. Nhờ các mặt trận này mà Bắc Việt đã đưa được hàng nghìn quân vào chiến trường thông qua Đường mòn Hồ Chí Minh. Với chiến thuật trên, Mỹ cứ tưởng Bắc Việt Nam mở chiến dịch ở Tây Nguyên nhưng thực chất là phát động chiến tranh đô thị, chính vì vậy mà Tết Mậu Thân là một bất ngờ lớn đối với người Mỹ. NSA đã cảnh báo Graham Martin, đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và Tướng William Westmoreland, bộ trưởng quốc phòng Mỹ cần cân nhắc nghiêm túc, đáng tiếc thông tin trên đã bị bỏ qua. Hậu quả, tám năm sau chế độ Sài Gòn sụp đổ, và đến khi tướng Peers (tư lệnh tại chiến trường miền nam VN) và Westmoreland đã thừa nhận nhưng mọi thứ đã quá muộn.
Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 là cuộc tập dượt cho cuộc Tổng tấn công Mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước |