| Hotline: 0983.970.780

Thăm đất ông Trần

Thứ Hai 17/01/2011 , 11:11 (GMT+7)

Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu (1855-1935), người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành (nay là xã Tân Khánh Hòa, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang).

Long Sơn là xã ngoại thành, cũng là xã đảo duy nhất của thành phố Vũng Tàu. Từ bờ biển Vũng Tàu nhìn sang, thấy Long Sơn ở ngay trước mặt, với “xương sống” là dãy núi Nứa nhấp nhô, trông như một con rồng xanh khổng lồ, đang vươn mình ra uống nước biển.

Có lẽ vì là xã ngoại thành duy nhất của thành phố Vũng Tàu, một thành phố thuộc hàng khá giả nhất nước, nên Long Sơn cũng đã được quan tâm đầu tư không ít, nhất là đường xá. Con đường chính chạy gần như vòng quanh đảo được rải nhựa phẳng phiu đã đành, những đường ngang, đường nhánh khác, cũng đều đã được rải nhựa tươm tất.

Nhà Lớn, di tích kiến trúc, tôn giáo nổi tiếng nhất trên đất Long Sơn nằm ngay gần con đường chính của xã. Tại đây, chúng tôi gặp một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Bé. Bà là con cháu của những người đã được ông Trần cưu mang khi mới tới cư ngụ trên đất Long Sơn này. Vì thế, từ nhỏ, theo ông bà, cha mẹ, bà Bé đã sinh hoạt trong đạo ông Trần. Hiện bà Bé đang là thành viên điều hành Nhà Lớn. Biết tôi có ý định tham quan khu di tích này, bà dẫn tôi đi liền. Từ nhà Thánh, nhà Hậu, tới lầu Cấm, lầu Phật, lầu Trời, lầu Tiên, lầu Dài… Bà Bé đi hơi nhanh, khiến cho tôi không có nhiều thời gian dừng lại để ngắm nhìn thật kỹ từng mái ngói, từng cây cột, bức hoành phi hay bộ bàn ghế xưa nào đó… Nhưng tôi cũng kịp thấy tận mắt những chi tiết kiến trúc, những vật dụng, phần lớn làm từ gỗ quý, được chế tác tinh xảo theo quan niệm thẩm mỹ dân gian hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, do ông Trần thuê thợ làm hay sưu tầm từ khắp các vùng miền trong cả nước.

Vừa đi, bà Bé vừa kể về ông Trần. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu (1855-1935), người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành (nay là xã Tân Khánh Hòa, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang). Thời trẻ, ông theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa coi trọng việc tu thân, học Phật, nhớ ơn tổ tiên, đất nước, dân tộc, đồng bào, hoạt động từ thiện… Đồng thời, đây cũng là một tổ chức kháng Pháp ở miền Tây Nam Bộ theo lời kêu gọi của phong trào Cần Vương hồi cuối thế kỷ 19. Sau khi phong trào kháng Pháp thất bại, ông Mưu phải rời bỏ quê hương, đưa gia quyến và một số đồng đạo tìm đến miền Đông Nam Bộ để tránh sự truy lùng của giặc. Sau một thời gian định cư ở Vùng Vằng (nay thuộc thị xã Bà Rịa), rồi Rạch Dừa (phường 10, TP Vũng Tàu), tới năm 1900, ông Mưu mới quyết định đặt chân lên vùng núi Nứa, tức Long Sơn ngày nay. Ngày ấy, xã đảo hãy còn là một vùng núi non hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, thiếu nước ngọt…, nên hầu như chưa có người sinh sống. Bất chấp những hiểm nguy, bất lợi ấy, ông Mưu đã động viên con cháu, đồng đạo cùng nhau khai hoang, mở mang nghề làm muối, trồng lúa, đánh bắt hải sản… Khi kinh tế đã ổn định, ông tiếp tục quy tụ lưu dân ở các nơi, nhất là từ miền Tây Nam Bộ tới để lập nên ấp Bà Trao. Để bà con yên tâm lập nghiệp trên vùng đất mới, ông bỏ tiền bạc ra xây 6 dãy nhà phố để những ai chưa có nhà cửa có chỗ tá túc. Khi nào đã cất được nhà riêng, ông Mưu sẽ lấy lại những căn nhà phố đó để cho người tới sau tá túc, hoặc để cho khách phương xa có chỗ nghỉ ngơi. Ông cũng đã bỏ ra nhiều tiền bạc để dựng chợ Long Sơn, xây trường học dạy chữ quốc ngữ cho trẻ em, làm nhà mát để ngư dân có chỗ nghỉ ngơi… Năm 1904, ông Trần mở kho gạo cứu đói co dân miền Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nặng nề. Tiếng lành vang xa, dân nghèo từ nhiều nơi tìm đến vùng núi Nứa ngày càng nhiều, từ ấp Bà Trao ban đầu dần mở mang thêm nhiều thôn, ấp khác để hình thành nên xã Long Sơn bây giờ.

Ngày ấy, nước ngọt ở Long Sơn còn rất hiếm nên ông Mưu thường ở trần, khi cần bận quần áo đàng hoàng, ông chỉ mặc bộ đồ bà ba đen. Từ đó, người dân Long Sơn gọi ông là ông Trần. Ở nơi đất mới, ông Trần tu đạo theo hướng riêng của mình. Đạo của ông không nói tới những chuyện cao siêu, không cần giáo lý, không lập chùa, miếu, không tụng kinh, không ép buộc ăn chay. Ông chỉ dạy con cháu và đệ tử về đạo làm người. Theo đó, đã là người thì phải có hiếu với cha mẹ, tổ tiên, biết kính trên, nhường dưới, chỉ làm điều phải, không làm điều sai trái, ăn ở ngay thẳng, thật thà, luôn biết tuân theo phép nước ... Đặc biệt, đạo ông Trần đề cao sự bình đẳng của con người, nhất là khi đã chết. Vì thế, ông đã làm ra một chiếc áo quan dùng chung cho tất cả mọi người chết. Nhà nào có người chết, cứ đến lấy áo quan đó vể tẩm liệm. Khi đưa tang ra ngoài nghĩa địa, người chết được bó vào chiếu rồi chôn xuống mộ phần, áo quan đó được đem về để tiếp tục dùng cho những người chết khác.

Cả đời ông Trần chỉ lo lao động và làm việc thiện, những đạo lý mà ông truyền dạy, đều hợp với lẽ sống và tính cách của người nông dân Nam Bộ. Do đó, nhiều thế hệ người dân Long Sơn đã và đang tin theo ông. Điều dễ nhận thấy khi tới Long Sơn là có rất nhiều ông già, đàn ông trung niên, thậm chí thanh niên trai tráng, hàng ngày vẫn chỉ mặc bộ đồ ba ba đen đúng theo kiểu quần áo mà ông Trần thường mặc trăm năm trước, đi kèm theo đó là mái tóc dài búi lại sau đầu và bộ râu dài. Đàn bà cũng mặc bộ bà ba đen, búi tóc theo kiểu xưa. Đó chính là những đệ tử của ông Trần. Dân xã đảo sống hiền hòa, chân thật, chăm chỉ làm ăn, thường giúp đỡ lẫn nhau và làm công tác thiện nguyện. Đặc biệt, nhiều tập tục đẹp, mang tính tiến bộ, do ông Trần đưa ra từ trăm năm trước, đến giờ vẫn được dân xã làm theo: đám tang thực hiện ngay trong ngày, không để quá 24 giờ, không cần xem ngày giờ chôn cất; đám cưới cũng không xem ngày giờ, mà cứ chọn ngày mùng 1 hoặc 16 âm lịch hàng tháng mà tổ chức, chỉ nấu xôi chè cúng ông bà, không bày cỗ bàn linh đình …

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm