| Hotline: 0983.970.780

Tháng 4, về thăm mảnh đất anh hùng

Thứ Năm 27/04/2017 , 14:15 (GMT+7)

Gặp những “nhân chứng sống” về một thời hào hùng của dân tộc, để nghe họ kể về cái thời dao rựa đấu với bom đạn...

Những ngày cuối tháng 4, chúng tôi tìm về xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, xã đầu tiên được chủ tịch nước Tôn Đức Thắng phong tặng Anh hùng năm 1978, gặp những “nhân chứng sống” về một thời hào hùng của dân tộc, để nghe họ kể về cái thời dao rựa đấu với bom đạn, súng tiểu liên Mỹ.
 

Chết thì chết, sợ gì!

Đến UBND xã Đồng Nai, nghe chúng tôi giới thiệu, anh Trần Văn Hùng, dân quân xã nhiệt tình nói: “Hỏi các cụ cựu chiến binh ở xã thì ai cũng dẫn các anh đi được. Nhưng để tôi làm “thổ địa” cho”.

Điểm đầu tiên chúng tôi ghé ngôi nhà của vợ chồng ông Điểu Khung ở thôn 4, dân tộc Châu Mạ, một trong những người đầu tiên ở xã này đi làm cách mạng. Năm nay gần 80 tuổi, ông Khung đã lưng còng, mắt kém, da đồi mồi, nhưng vẫn nhiệt tình chào đón khách. Nghe ý định của chúng tôi, ông nói: “Thôi, chuyện quá khứ rồi, nhắc lại làm gì nữa. Giờ sống bình yên thế này là hạnh phúc lắm rồi”. Vậy nhưng, ông cũng vẫn hồi tưởng lại những tháng ngày làm cách mạng.

12-37-26_nh-1
Từ trái qua: Ông Điểu Bá Lộc, bà Thị Ai và ông Điểu Khung

Năm 1962, sau mấy năm hoạt động trong rừng ở Lâm Đồng, ông Khung được cấp trên giao nhiệm vụ trở về địa phương làm công tác dân vận, vì ngoài tiếng mẹ đẻ Châu Mạ, ông biết các thứ tiếng nữa là S’tiêng, Tày, Mơ Nông.

Ông kể: “Ngày đó làm cách mạng khổ lắm, công tác dân vận lại càng khó hơn. Dân thì nghèo, giặc rải chất độc dioxin làm chết hết lúa, mì. Ngày nào máy bay địch cũng thả bom, người chết la liệt. Tụi Mỹ nó có vũ khí hiện đại, còn ta chỉ có súng AK47, mà không phải ai cũng có súng đâu, nhiều người chỉ có dao, rựa đi rẫy phòng thân, chẳng may gặp tụi lính ngụy, mình phải khôn khéo tìm cách xáp dzô đánh giáp lá cà, nếu không, súng máy nó lia thì không có cách gì thoát được. Do điều kiện khó khăn như vậy, nên lòng dân có dấu hiệu lung lay, hoài nghi về ngày thắng Mỹ. Đang lúc đó thì tôi về, sống, ăn ở, làm việc cùng dân, rồi có cơ hội là tôi giải thích, tuyên truyền. Lòng tin của dân được củng cố dần”.

Ngoài nhiệm vụ dân vận, ban ngày ông Khung cùng đồng đội thăm dò đường đi của giặc, đêm xuống lại cùng người dân đi tiếp tế cho bộ đội. “Chiến tranh nên cái gì cũng thiếu thốn, nhất là muối, nhiều lần phải đốt cây tre, nứa lấy mùn để làm muối. Nhiều lần tôi suýt vì say ăn củ nần. Củ này ăn nhiều rất nguy hiểm, có thể gây chết người. Biết vậy nhưng đói quá, không còn sức nên có gì cũng phải ăn, kể cả lá, cây, cỏ rừng”, ông kể tiếp.

Nhắc đến thời hào hùng của quê hương, ông Điểu Khung nói bằng giọng đầy tự hào, rằng: Đồng Nai là một trong số ít những xã trong cả nước có nữ anh hùng vào năm 1970. Đó là nữ anh hùng Điểu Thị Lôi. Không chỉ bắn cháy máy bay trực thăng Mỹ bằng súng AK47, bà Lôi còn được phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.

Bà Điểu Thị Ai, 67 tuổi, vợ ông Khung, một cựu nữ du kích, kể: “Bên ổng có 5 anh em trai thì hy sinh 3, giờ chỉ còn ông và một người anh trai ở Lâm Đồng. Nhà tui cũng vậy, cả họ làm du kích, có 3 người hy sinh. Người còn sống thì bị thương, di chứng đến hết cuộc đời”.

12-37-26_nh-2
Vợ chồng ông Điểu B’Long
“Xã Đồng Nai có rất nhiều những người như ông Điểu Bá Lộc, Điểu Khung, bà Thị Ai… Họ đã hy sinh cả tuổi xuân, đổ máu để quê hương có ngày hôm nay. Và bây giờ, họ là những nhân chứng sống về một thời oanh liệt, là niềm tự hào của của xã và của người dân địa phương. Nhờ có họ mà chúng tôi không ngừng nỗ lực để xã Đồng Nai ngày càng đi lên như hôm nay”, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư xã Đồng Nai.

Ông Điểu B’Long, một cựu binh ở thôn I nói với chúng tôi: “Thời đó chúng tôi làm cách mạng giống như đi trỉa bắp, kiếm cái ăn hàng ngày. Giặc không chết thì mình chết. Tôi 6 tuổi đã theo các anh, chị đưa tiếp tế cho bộ đội. Có lần bị phát hiện, bị chúng nhốt mấy ngày mới chịu thả. Bị bắt cũng sợ, nhưng mất nước còn đáng sợ hơn nhiều”.

Cách nhà ông Điểu B’Long chừng 1km là gia đình ông Điểu Lôn, Điểu Bên ở thôn 2. Họ đều là những người từng một thời vào sinh ra tử ở vùng đất Đồng Nai này. Riêng gia đình anh anh Điểu Thọ ở thôn 2, khi bước vào bên trong, chúng tôi thấy có đến 4 người thân là liệt sỹ.
 

Gương sáng cho thế hệ sau

Những giá trị tốt đẹp của thế hệ ông, bà đi trước là tấm gương sáng cho con cháu phấn đấu, noi theo. Nhưng điều quan trọng là người đi trước biết trân trọng và truyền lại cho con cháu cái tinh thần bất khuất ấy của cha ông. Chính vì vậy, những thế hệ đi sau đã cảm thụ khá tốt truyền thống của cha ông xưa. Đến nhà của người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã 5, có điều đặc biệt là bất kì người con, người cháu nào cũng biết đến nhiều hoạt động cách mạng của thế hệ đi trước.

Em Điểu Ngoan, năm nay 17 tuổi, cháu ngoại của vợ chồng ông bà Điểu B’Long, thuộc nằm lòng những câu chuyện của ông bà. Khi ngồi nói chuyện với chúng tôi, Điểu Ngoan thỉnh thoảng phiên dịch khi ông bà ngoại nói bằng tiếng dân tộc, có lúc em kể lại cho chúng tôi nghe những câu chuyện em đã được nghe, và theo em trong suốt quãng thời gian tuổi thơ.

12-37-26_nh-3
Gia đình ông Điểu Lôn

“Những câu chuyện của ông bà ngoại, em đã được nghe từ khi em mới học lớp 1. Mặc dù không được chứng kiến, nhưng qua lời kể, em thấy được sự kiên cường, anh dũng của ông bà em ngày đó. Em ở cùng với ông bà, nên cứ mỗi khi rảnh em lại được nghe về chuyện đánh giặc giữ thôn, giữ làng, một thời khó khăn, gian khổ của ông bà và đồng đội, em vừa thương vừa tự hào. Ông bà chính là những tấm gương sáng để thế hệ như chúng em noi theo”, Điểu Ngoan chia sẻ.

Ngồi bên cạnh Điểu Ngoan, Điểu Mẫn, năm nay 30 tuổi, cũng tâm sự: “Em không phải cháu ruột của ông bà B’Long, nhưng được ông bà coi như con cháu. Năm 15 tuổi, em đua đòi theo bạn bè, bỏ học, theo bạn bè hư xã bên chơi bời lêu lổng, có tiếng trong xã. May có ông bà Điểu B’Long khuyên răn kịp thời, nếu không, chắc giờ em không có cơ hội ngồi nói chuyện với anh như này đâu. Ngày đó, mỗi khi có dịp gần gũi, là ông bà lại kể chuyện ngày xưa, trong đó có cả ông bà nội em. Riết rồi những chuyện ấy cứ thấm dần vào máu, giúp em thay đổi”.

Người dân xã Đồng Nai luôn tự hào với thế hệ đi trước. Mặc dù đời sống kinh tế chưa phải là khởi sắc, người dân chưa gọi là giàu, nhưng đã được thay một lớp áo mới. Lớp áo ấy đang ngày càng đẹp hơn, tốt hơn. Nhiều ngôi nhà khang trang hơn, không còn hộ dân nào thiếu ăn. Điều đáng mừng nhất ở Đồng Nai, như lời ông Phan Minh Lâm, Chủ tịch UBND xã là “Để phát triển bền vững, rất cần có một cái nền vững. Muốn có nền móng vững thì cần có những con người đủ tố chất. Tôi nghĩ, một trong những yếu tố quan trọng để thế hệ trẻ vừa phát triển trí tuệ, vừa hoàn thiện nhân cách, đạo đức, đó là hiểu rõ và luôn trân trọng truyền thống của cha ông, của thế hệ đi trước để lại”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm