| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh nhiều chủ tịch huyện trẻ nhất nước: Tôi không tự hào là huyện 30a

Thứ Ba 04/11/2014 , 08:15 (GMT+7)

Nơi gần một nửa số chủ tịch huyện dưới 40 tuổi, trình độ, trẻ trung nhưng lời nói và việc làm luôn song hành. Nơi mà những tri thức trẻ thỏa ước mơ, khát khao, thay đổi. Đó là Phú Thọ.

Khu di dân Đồng Tào (Xuân Đài, Tân Sơn, Phú Thọ) một buổi sáng rất đông người Dao tề tựu. Hôm nay có chủ tịch huyện về, họ rủ nhau đến để xem có được cho cái gì không.

Tư duy “của đau con xót”

Anh chủ tịch trẻ từ tốn: “Hôm nay, tôi đến thăm bà con, có vấn đề gì bà con cứ cho ý kiến”. Một người đứng lên: “Chúng tôi có ý kiến là các ông hỗ trợ gì phải cho phù hợp”. Anh chủ tịch giật mình hỏi: “Cụ thể là cái gì bà con?”.

Người đó thủng thẳng: “Hỗ trợ cho con lợn nhưng lại nuôi không hợp. Lúc nhận nó 27 cân nhưng lúc mổ còn có 15 cân”.

Anh cố nhịn cười hỏi tiếp mới biết lợn nhận về thả rông, chẳng cho ăn đầy đủ, ốm gầy chết rồi bà con mổ nên mới nói: “Nhà nước hỗ trợ giống rồi thì bà con phải bỏ công sức ra mà chăm nuôi chứ”. Bà con nhao nhao: “Thế chủ tịch phải cho cả tiền mua cám thì nó mới lớn được”.

Hỏi tiếp chuyện lợn mổ rồi giờ chuồng làm gì, để chứa củi. Vườn rộng có nuôi gà vịt gì không thì bảo chẳng có con nào. Cuối cùng bà con kết luận: “Thôi hỗ trợ gì thì hỗ trợ, cứ cho bằng tiền mặt là tốt nhất”.

Bí quá, anh mới kể chuyện xưa nhà mình nuôi lợn: “Trông chủ tịch giờ giầy thì bóng, quần áo cả bộ thế này nhưng ngày xưa cũng nuôi lợn đấy! Có ai cho giống, cho tiền để mua cám đâu? Bà con cứ kêu là đất hẹp nhưng cũng được 300-400m2/hộ còn khi xưa tôi ở tập thể, chuồng lợn có 3-4m2 mà mỗi lần xuất 2-3 tạ lợn.

Phải đi xin thân chuối, vớt tóc tiên, cắt rau vừng rồi mua khoai, mua sắn chăm thì lợn mới béo được. Khi ấy người ốm không lo mà lo nhất là lợn ốm. Điều kiện sản xuất của bà con giờ tốt hơn nhiều rồi.

Tôi chỉ mong được hỗ trợ con lợn, nuôi lớn rồi bán đi bà con để lại cái đùi, cái đuôi, cái đầu đừng có uống rượu hết. Cái đùi, cái đuôi, cái đầu đó chuyển thành tiền để mua con lợn giống khác về mà nuôi.

Ở đây có đường, điện, nước, trường học đầy đủ. Đời mình đã khổ con cháu mình phải đi học chứ? Đi học để sau này làm cán bộ mới sướng được chứ? Vậy bà con ở lại hay bà con xin về rừng?”. Nhất loạt đều bảo: “Không, không, chúng tôi xác định ở lại đây lâu rồi”.

Anh bảo với tôi rằng ở miền núi, thường một chương trình hỗ trợ xong là “xong” luôn, dù hiệu quả mà không hỗ trợ tiếp là bà con bỏ luôn. Xóa đói, giảm nghèo vì thế cần xác định thay đổi chính tư duy của người dân để họ tự cứu lấy mình.

Phải nâng cao được trách nhiệm của dân khi tham gia vào các nội dung xóa đói, giảm nghèo cho chính họ. Tỉ như chuyện Nhà nước hỗ trợ bò sinh sản với mức tối đa không quá 10 triệu đồng một con. Với mức như vậy chỉ mua được “bò trẻ con” nuôi 2 năm mới đến tuổi sinh sản.

 Để mua bò sinh sản ngay trong năm phải có giá 15 triệu đồng/con nhưng nguồn hỗ trợ của Nhà nước nhỏ thì chỉ có ít người dân được hưởng lợi. Bò cho không như vậy cũng không phải là tốt bởi người dân chỉ góp công sức, nếu lơ là chăm nuôi bò chết cũng không buốt ruột mấy.

Bởi thế cho nên, trước khi thực hiện chương trình hỗ trợ bò, Tân Sơn khảo sát 17 xã và đưa ra hướng dẫn nôm na là hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/con, còn người dân phải tham gia trách nhiệm của mình bằng khoản tiền 5 triệu đồng để mua bò lớn.

Đầu tiên cũng dự liệu là khó khăn nhưng không ngờ dân tham gia tích cực, số lượng đăng ký còn vượt cả số lượng bò có.

Họ nuôi bò theo nhóm hộ, cùng đóng góp vào để đối ứng. Tài sản chung nhưng không còn cảnh “cha chung không ai khóc” bởi giữ được thì năm sau mình mới bò nuôi, nó chết đi là mất luôn cả vốn góp.

Trước không biết làm cây rơm, nay dân đã biết dựng để lấy thức ăn, ủ ấm cho trâu bò qua đông. Trước không biết che chắn chuồng trại, nay gần như 100% dân đều nắm vững kỹ thuật.

Mùa đông năm ngoái rét nghịch nhưng Tân Sơn không chết một con trâu bò nào trong khi năm 2011, 2012 bò, trâu ngả la liệt. Chỉ trong năm 2014, tổng số bò hỗ trợ của huyện đã lên đến trên 300 con theo phương thức “của đau, con xót” như vậy.

Phương thức “liệu cơm gắp mắm”

Tân Sơn tách ra từ huyện Thanh Sơn năm 2007 với tỷ lệ nghèo trên 60%, trên 70% dân tộc thiểu số. Hỗ trợ trong Chương trình 30a không phải nguồn lực nào cũng đạt được. Huyện có 17 xã trong đó đặt ra mục tiêu 2 xã Minh Đài và Xuân Đài phải đạt chuẩn NTM vào 2015.

15-02-33_dsc_8665
Chủ tịch huyện (người thứ hai từ trái) đi kiểm tra chè

Xây dựng NTM ở đồng bằng đã là một thử thách đầy khó khăn chứ chưa nói đến một huyện nghèo như Tân Sơn thì vốn lấy đâu ra? Huy động nguồn lực thế nào? Dân nhiệt tình hưởng ứng nhưng cũng chỉ hiến đất, hiến công còn tiền của rất hạn chế. Do vậy mà phương thức “liệu cơm, gắp mắm” ra đời.

Xã đăng ký tiêu chí đạt và tiêu chí phấn đấu sát thực với tình hình thực tế, dễ làm trước, khó làm sau, được tiêu chí nào phải giữ chặt. Các nguồn lực khi đầu tư cho xã điểm NTM không rạch ròi từng thứ một mà coi NTM là mục đích chung để góp sức vào…

Trong cuộc thị sát không báo trước đến trường tiểu học Xuân Sơn, anh không vào phòng giám hiệu, vào lớp học mà lọ mọ kiểm tra ngay khu nhà vệ sinh của mấy lớp bán trú. Bẩn đến nỗi mọi người phải bịt mũi. Ngay lập tức hiệu trưởng bị triệu tập đến để đối chất đến nơi đến chốn chuyện không giữ vệ sinh cho học sinh.

Chính bởi cách làm linh hoạt thế mà hai xã điểm NTM của Tân Sơn hiện đã đạt 16, 17 tiêu chí.

Tâm sự với tôi, anh bảo tiêu chí khó đạt nhất trong xây dựng NTM không phải là thu nhập, là chợ, là đường giao thông mà là cơ sở vật chất văn hóa. Cứ theo hướng dẫn của trên thì diện tích sân chơi, bãi tập, nhà văn hóa, sân vận động sẽ quá lớn.

Như xây sân vận động đã phải trên 1ha mà làm ở cả 17 xã thì ngốn mất một quỹ đất nông nghiệp cực lớn rồi. Tiếng là đất đai mênh mông, rộng tới 76.000ha nhưng Tân Sơn chỉ có hơn 3.000ha đất nông nghiệp mà thôi. Bài toán đất đai này đã được giải quyết bằng dồn đổi đất 5% và đất đầu thừa đuôi thẹo.

Không tự hào khi là huyện 30a

Anh bảo có rất nhiều người tự hào huyện mình là 30a bởi được đầu tư nhiều thứ nhưng mình thì không tự hào tí nào mà phấn đấu thoát ra càng sớm càng tốt.

Khó nhất trong việc giảm nghèo ở vùng cao chính là nhận thức của dân. Nếp sống, nếp sinh hoạt ăn sâu từ nhiều đời là sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Thiên nhiên đáp ứng đến đâu thì con người chấp nhận đến đấy và coi đó là hạnh phúc.

Tỉ như vừa rồi huyện đưa một giống lúa Nhật vào, gạo ăn rất ngon, giá thu mua thóc đắt gấp rưỡi lúa thường, hiệu quả kinh tế hơn hẳn nhưng một đồng chí lãnh đạo xã vẫn bị dân chất vấn lên, chất vấn xuống vì chuyện để năng suất lúa tụt xuống kém cả giống thường.

Anh bảo rất nhiều huyện tính toán chuyển đổi cơ cấu kinh tế với cán cân công nghiệp phải nhiều, dịch vụ phải lớn còn nông nghiệp nên thu dần. Giữa bối cảnh Tân Sơn toàn cái yêu yếu, thâm thấp thì có một thứ nhô lên hẳn là… núi đồi thì đó chính là tiềm lực.

¾ là núi chính là đất diễn của trên 3.000ha chè, hơn 400ha sơn, là hàng ngàn ha cây nguyên liệu giấy. Đừng mơ ước công nghiệp xa xôi mà hãy nhìn lên đồi rừng, mà hãy phát triển công nghiệp chế biến lâm sản để nâng cao giá trị.

Đi theo cách ấy, Tân Sơn đang chuyển một phần diện tích chè cằn sang chè lai, đang mời doanh nghiệp Đài Loan đến lập dự án trồng chè lấy quả để ép dầu…

Anh là Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn, sinh năm 1975.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm