| Hotline: 0983.970.780

TP HCM xếp 152/230, Hà Nội đứng vị trí 155/230 về chất lượng sống

Thứ Sáu 17/03/2017 , 13:49 (GMT+7)

Thủ đô Vienna của Áo đã trở thành thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo kết quả đánh giá mới nhất của hãng tư vấn Mercer.

Trong khi đó, đứng ở vị trí top cuối dành cho nơi có “cuộc sống tồi” nhất là Baghdad của Iraq.

Dựa theo kết quả đánh giá về những thành phố có chất lượng sống tốt nhất thế giới của hãng tư vấn Mercer (Anh), thủ đô Vienna của Áo trở thành điểm đến “đáng sống nhất”. Đây là năm thứ 8 liên tiếp, “trái tim nước Áo” nhận được vinh dự này. Kết quả bình chọn dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó bao gồm ổn định chính trị, dịch vụ y tế, giáo dục, tình hình tội phạm, giải trí, giao thông. Kết quả được tiến hành khảo sát tại 230 thành phố trên khắp thế giới.

Trong 8 năm liên tiếp, Vienna được bình chọn là nơi đáng sống nhất thế giới
Trong 8 năm liên tiếp, Vienna được bình chọn là nơi đáng sống nhất thế giới
 

Trong bảng xếp hạng năm nay, Paris giảm 10 bậc tụt xuống vị trí thứ 37, ngay trước London ở vị trí 39. Điều này hoàn toàn có thể lý giải khi những địa điểm này phải đối diện với tình hình an ninh khủng bố trong thời gian gần đây. Đặc biệt, trong Top 10 không xuất hiện bất cứ “ứng viên” nào của châu Á và châu Phi. Trong khi đó, chiếm đa số là các thành phố châu Âu. Riêng Đức có 3 thành phố là Munich, Dusseldorf và Frankfurt; Thụy Sỹ có hai “ứng viên” gồm Zurich và Gevena.

Thành phố âm nhạc của châu Âu nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng
Thành phố âm nhạc của châu Âu nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng
 

Cô Helena Hartlauer, 32 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Vienna, chia sẻ, cô hoàn toàn không ngạc nhiên với kết quả đánh giá trên. Chính quyền thành phố có truyền thống lâu đời trong việc đầu tư nhà ở xã hội chất lượng cao, giúp giá cả ở Vienna trở nên phải chăng hơn so với mặt bằng chung của những thành phố lớn.

“Tôi sống trong căn hộ khoảng 100 m2, cách trung tâm thành phố chừng 20 phút đi bộ. Tiền thuê một tháng khoảng 625 bảng Anh. Một căn hộ diện tích tương đương như thế ở London sẽ có giá lên tới 2000 bảng Anh, và thậm chí cao hơn nữa nếu bạn ở New York – thành phố đứng vị trí thứ 44”, cô nói.

Những góc phố thanh bình ở Vienna
Những góc phố thanh bình ở Vienna
 

Sở dĩ nhiều thành phố lớn của Mỹ không đạt thứ hạng cao vì vấn đề an ninh và tội phạm. San Francisco là thành phố xếp hạng cao nhất của Mỹ, ở vị trí 28. Kế tiếp đó là Boston ở vị trí 34. Trong khi đó, Vancouver của Canada lại vượt xa các đối thủ Mỹ và nằm trong top 10.

“Khi ra nước ngoài, bạn mới nhận thấy Vienna an toàn tới mức nào. Chúng tôi có hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời, hoạt động dưới lòng đất 24 giờ vào cuối tuần và chỉ tốn khoảng 1 euro cho mỗi chuyến đi”, cô Hartlaue tự hào chia sẻ.

Thành Vienna nhìn từ trên cao
Thành Vienna nhìn từ trên cao
 

Nhìn lại lịch sử và quá khứ, Vienna được hưởng lợi nhiều từ việc bức tường Berlin sụp đổ, trở thành cửa ngõ đến các quốc gia Đông Âu. “Sự sụp đổ của bức tường Berlin khiến Vienna là trung tâm các công ty muốn kinh doanh ở Trung Âu”, một chuyên gia nhận định.

Đại diện phía hãng tư vấn Mercer cho biết: “Vienna đứng đầu bảng xếp hạng trong suốt 8 năm liên tiếp. Ở một số tiêu chí, thủ đô nước Áo đạt mức điểm cao nhất như cung cấp môi trường sống an toàn và ổn định, mức độ tiện ích của các phương tiện giao thông công cộng, hạ tầng cơ sở giải trí tốt”.

Đảo quốc sư tử Singapore đứng đầu châu Á về chất lượng sống, xếp vị trí 26/230
Đảo quốc sư tử Singapore đứng đầu châu Á về chất lượng sống, xếp vị trí 26/230
 

Trái ngược, thủ đô Baghdad của Iraq đứng vị trí cuối bảng với chất lượng sống tồi nhất. Nguyên nhân này xuất phát từ việc người dân liên tục phải sống trong tình trạng bạo lực bất ổn kể từ năm 2003 tới nay.

Cũng căn cứ theo kết quả đánh giá của bảng xếp hạng, thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí 152/230 và thủ đô Hà Nội xếp thứ 155/230. Singapore là quốc gia châu Á đứng vị trí cao nhất trong bảng, xếp thứ 26/230.

Top 10 thành phố đáng sống nhất thế giới theo đánh giá của Mercer:

1. Thành phố Vienna, Áo

2. Thành phố Zurich, Thụy Sỹ

3. Thành phố Auckland, New Zealand

4. Thành phố Munich, Đức

5. Thành phố Vancouver, Canada

6. Thành phố Dusseldorf, Đức

7. Thành phố Frankfurt, Đức

8. Thành phố Gevena, Thụy Sỹ

9. Thành phố Copenhagen, Đan Mạch

10. Thành phố Sydney, Australia

(Theo TG, TK, Dân trí)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm