| Hotline: 0983.970.780

Trên đảo tiền tiêu: Sức xuân Cồn Cỏ

Thứ Năm 12/02/2015 , 06:13 (GMT+7)

Cồn Cỏ trở thành huyện đảo của tỉnh Quảng Trị từ ngày 1/10/2004. Quá trình kiến thiết, xây dựng, đảo Cồn Cỏ hôm nay căng tràn nhựa sống với những công trình mới khang trang, vững vàng giữa trùng khơi. 

Những cánh én chao nghiêng từ đỉnh ngọn hải đăng trên ngọc đảo. Con tàu hải quân mang mùa xuân, hơi ấm của đất liền ra với hải đảo xa xôi gọi dài ba tiếng. Mùa xuân như về sớm hơn, không khí xuân đang sà xuống, lan tỏa miên man trên vọng gác tiền tiêu.

Có mặt trên âu tàu đảo Cồn Cỏ để đón đoàn công tác của lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân thăm, tặng quà, chúc Tết có đông đảo quân và dân huyện đảo.

Cồn Cỏ trở thành huyện đảo của tỉnh Quảng Trị từ ngày 1/10/2004. Quá trình kiến thiết, xây dựng, đảo Cồn Cỏ hôm nay căng tràn nhựa sống với những công trình mới khang trang, vững vàng giữa trùng khơi. Sức trẻ Cồn Cỏ càng hấp dẫn vẫy gọi bởi sự nồng thắm của mối tình quân dân, xây dựng huyện gắn với xây dựng đảo Thanh Niên.

Tuổi trẻ dựng xây đảo trẻ

Với vị trí đặc biệt quan trọng, trong kháng chiến chống Mỹ, Cồn Cỏ anh hùng đã trở thành tượng đài, mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc. Tiếp bước cha anh, các thế hệ trẻ hôm nay đã và đang viết tiếp trang sử mới cho đảo “thép”.

Đại úy Lê Chí Thanh (trắc thủ ra đa, trạm ra đa Cồn Cỏ) tâm sự, chắt lọc những câu chuyện kể của cha mình khi ông làm Trạm trưởng trạm ra đa Cồn Cỏ, vượt lên những khó khăn, thiếu thốn nơi đảo vắng là niềm tự hào khôn xiết về người lính làm nhiệm vụ “mắt thần”, giữ vững biển trời tổ quốc.

Lê Chí Thanh đã nuôi hoài bão, và ước mơ nối nghiệp cha nay đã thành hiện thực. Thanh chia sẻ, khoảng cách giữa đảo và đất liền bây giờ như gần hơn, cuộc sống được chăm lo đầy đủ hơn trước. Nhưng trên hết là niềm vinh dự được cống hiến tuổi trẻ nơi tuyến đầu nên anh em rất yên tâm làm nhiệm vụ.

Cũng như Lê Chí Thanh, điều mà chúng tôi cảm nhận sâu sắc được ở mỗi người lính, mỗi người dân sinh sống, làm việc trên đảo Cồn Cỏ là họ đều mang hoài bão, lý tưởng cống hiến và sự hy sinh cao cả.

Tại tiểu đoàn hỗn hợp (Ban chỉ huy Quân sự huyện đảo Cồn Cỏ) có hai đồng chí là Hồ Văn Hinh và Hồ Văn Vung đều là những thanh niên dân tộc thiểu số vùng cao, đã tình nguyện lên đường nhập ngũ với đăng ký ra đảo.

Trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cả Hinh và Vung đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được cấp trên biểu dương. Tại đồn Biên phòng Cồn Cỏ, Đại úy Bùi Đình Tuấn có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

 Với suy nghĩ mọi nỗ lực, thành tích của bản thân chính là sự động viên gia đình vượt qua gian khó, Bùi Đình Tuấn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị. Mới đây, anh đã cùng với cán bộ và chiến sỹ đồn cứu nạn thành công 6 ngư dân của tỉnh Quảng Trị bị chìm tàu cá.

10-40-39_1
Một góc huyện đảo Cồn Cỏ

Nằm trên độ cao 76 m so với mực nước biển, Trạm Hải đăng Cồn Cỏ là địa điểm có thể bao quát toàn cảnh huyện đảo và cả một vùng biển trời rộng lớn.

Đưa chúng tôi lên thăm hải đăng, chàng công nhân trẻ Phạm Văn Toàn (sinh năm 1992, quê Hải Phòng) cho biết, thông tin liên lạc trên đảo rất thuận tiện, đời sống được đảm bảo, những người sống trên đảo lại đùm bọc thương yêu nhau như gia đình nên nỗi nhớ quê hương không còn cồn cào, da diết như ngày đầu.

Toàn nói: “Vả lại, em còn trẻ nên cần phải cống hiến, vượt qua khó khăn, anh ạ!”.

Năm 2002, 43 thanh niên xung phong đầu tiên của Tổng đội Thanh niên Xung phong tỉnh Quảng Trị đã tình nguyện ra Cồn Cỏ xây dựng đảo Thanh Niên. Trong số những cư dân dân sự đầu tiên đến định cư này, cô gái Nguyễn Thị Hạnh Nhân (Ban quản lý cảng cá Cồn Cỏ) đã xây dựng gia đình với anh bộ đội Ban chỉ huy quân sự huyện đảo.

Ngoài cô thanh niên xung phong lấy chồng bộ đội định cư trên đảo nói trên còn có cô phóng viên Đài truyền thanh truyền hình huyện là Phan Thị Thùy Trang, cô giáo mầm non Hoàng Thị Thắm và kế toán UBND huyện Nguyễn Thị Thương cũng đã yên bề gia thất với những anh chàng bộ đội ở đây.

Lớp học mầm non duy nhất trên đảo Cồn Cỏ được đặt tên là Hoa Phong Ba, loài cây có sức sống kiên cường, trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ trong mưa giông, bão táp. Sáu năm trước, khi mới tốt nghiệp, cô giáo Hoàng Thị Hiếu đã quyết tâm mang sức trẻ, lập nghiệp tại đây.

“Em muốn ở lại đây, góp sức nhỏ bé của mình, bù đắp để các con đỡ đi những thiếu thốn, thiệt thòi”. Cô giáo Hiếu đã xây dựng gia đình và định cư trên đảo.

Biến “đảo thép” thành “đảo ngọc”

Ông Lê Quang Lanh (Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ) cho biết, sau 10 năm, giá trị đầu tư xây dựng đảo đã lên đến 1.000 tỷ đồng.

Riêng 2014 là năm gặt hái được nhiều kết quả quan trọng với giá trị đầu tư xây dựng lên đến 200 tỷ đồng. Hiện nay, các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế đã được xây dựng quy mô trên đảo.

10-40-39_3
Lớp mầm non Hoa Phong Ba trên đảo Cồn Cỏ

Đón Tết Ất Mùi, quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ vui mừng được sử dụng ánh sáng điện 24/24h từ 2 máy phát điện 100 kV. UBND huyện cũng đã chuẩn bị đầy đủ quà Tết cho 100% các hộ gia đình trên đảo.

Đại tá Phạm Văn Quang (Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân) cho biết, Cồn Cỏ là đảo chốt tiền tiêu. Phát huy thế trận nhân dân trên biển, năm qua, quân và dân huyện đảo đã góp phần quan trọng cùng với cán bộ, chiến sỹ Vùng 3 Hải quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Chia tay, đông đảo quân và dân huyện đảo ra tận âu tàu, vẫy chào đoàn công tác.

Trong tình cảm chân thành, lưu luyến của phút chia tay, chúng tôi vững vàng một niềm tin rằng, những con người bình dị kia sẽ tiếp tục thực hiện thắng lợi trọng trách bảo vệ chủ quyền và xây dựng hòn “đảo thép” thành hòn “đảo ngọc” trong mùa xuân này.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm