| Hotline: 0983.970.780

Trị bệnh cho chó nhiễm pavo virus

Thứ Tư 08/11/2017 , 07:15 (GMT+7)

Theo như lứa tuổi chó và các triệu chứng bạn nêu thì chó có thể mắc bệnh do Pavo virus. Hiện chưa có thuốc đặc trị để loại bỏ virus nên việc điều trị chỉ mang tính hỗ trợ giảm triệu chứng, tăng đề kháng cho con vật và phòng trị nhiễm trùng thứ cấp.

Hỏi: Chó 2 tháng tuổi bỏ ăn, bị nôn, đi ngoài. Xin hỏi cách chữa trị?

Trả lời: Theo như lứa tuổi chó và các triệu chứng bạn nêu thì chó có thể mắc bệnh do Pavo virus. Hiện chưa có thuốc đặc trị để loại bỏ virus nên việc điều trị chỉ mang tính hỗ trợ giảm triệu chứng, tăng đề kháng cho con vật và phòng trị nhiễm trùng thứ cấp. Mục đích cuối cùng của điều trị bệnh này là giúp con vật sống một thời gian đủ để cơ thể của nó tạo ra một phản ứng miễn dịch.

- Sau khi phát hiện bệnh ở chó, nên cho chó ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, không chứa chất béo. Lưu ý, để chó ăn tự nhiên, không ép ăn.

- Cần cách ly chó bệnh ngay lập tức với các thú nuôi khác trong nhà để phòng chống lây lan bệnh.

- Nếu như chó bệnh tiêu chảy nhiều, nên hạn chế cho chó uống nước. Thay vào đó, nên truyền nước muối sinh lý hoặc nước đường 5 - 10% vào tĩnh mạch cho chó.

- Không sử dụng các thuốc có tác dụng kháng viêm cho chó bị bệnh.


Hỏi: Vì sao quây úm gà con thường làm hình tròn hoặc elip?

Trả lời: Quây úm gà con thường làm hình tròn hoặc elip để tránh việc gà con có thể dồn đống lên nhau vào các góc, gây chết khi gặp điều kiện bất lợi như mất điện đột ngột, gió lùa, tiếng động lớn; để gà con dễ nhận biết và tìm khay ăn, máng uống; để dễ cấp nhiệt sưởi ấm đồng đều cho gà con trong quây.


Hỏi: Vì sao trong giai đoạn nuôi úm gà con, việc đảm bảo nhiệt độ úm là rất quan trọng?

Trả lời: Nhiệt độ úm rất quan trọng, vì trong những ngày tuổi đầu, do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài nên gà con cần nhiệt độ úm thích hợp trong khoảng 28 - 33oC, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (so với khoảng nhiệt độ trên) đều ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của gà, một số trường hợp có thể dẫn đến chết hàng loạt.


Hỏi: Việc làm đất lên luống trồng khoai tây cần lưu ý gì?

Trả lời: Khoai tây có củ và rễ rất nhạy cảm với sự nén chặt của đất. Cấu trúc đất xấu sẽ làm cho củ biến dạng, xanh củ và sâu hại vào củ... Đất cục to do làm không kỹ sẽ trì hoãn sự mọc mầm. Do đó đất trồng khoai tây cần phải được làm nhỏ, tơi xốp, có tầng canh tác ít nhất 10 - 12cm và đảm bảo đất không quá ẩm hay quá khô.

* Lưu ý: Tuyệt đối không đặt củ giống khi đất quá khô hoặc quá ướt. Vì đất khô khoai dễ bị gãy mầm khi phủ còn đất ướt dễ làm củ bị thối.

Đối với đất khô thì việc tưới nước nên được thực hiện trước khi trồng sẽ tốt hơn tưới sau trồng. Bạn có thể áp dụng làm luống đơn hoặc đôi để trồng khoai tây đều được.


Hỏi: Đề nghị chuyên gia cho biết có cách nào hạn chế được tác hại của bọ trĩ hại dưa leo?

Trả lời: Cùng với sâu ăn tạp, ruồi đục lá, bệnh sương mai giả, bệnh héo xanh vi khuẩn… thì bù lạch (Thrips palmi), mà nhiều nơi bà con gọi là “rầy lửa” hay bọ trĩ cũng là một đối tượng thường xuyên gây hại cho cây dưa leo (dưa chuột) ở nước ta hiện nay.

Chúng gây hại bằng cách cả trưởng thành và ấu trùng chích hút nhựa của đọt non, lá non, làm cho ngọn dưa bị thui chột, không phát triển được, nếu nặng hoa sẽ không đậu trái, nếu có đậu thì trái cũng còi cọc, chậm lớn, sần sùi và rụng sớm. Ngoài ra, bù lạch còn là môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm cho cây dưa, gây thất thu rất lớn cho người trồng.

Để hạn chế tác hại của bù lạch có thể áp dụng một số biện pháp chính sau đây:

- Không trồng dưa leo và những cây thuộc họ bầu bí khác liên tục trong nhiều vụ, nhiều năm, sau khi trồng vài vụ nên luân canh với một vụ lúa nước hoặc với những loại rau mầu khác như rau cải, hành, ngò, đậu, ớt...

- Phủ bạt nylon trên luống dưa, cách làm này không những hạn chế cỏ dại, bệnh hại cây dưa, giảm được lượng nước tưới... mà màu bạc của tấm bạt còn có tác dụng xua đuổi bù lạch trưởng thành đến sinh đẻ gây hại cho ruộng dưa.

- Phải kiểm tra ruộng dưa thường xuyên, nhất là khi cây sắp ra hoa trở đi (nhớ kiểm tra kỹ các đọt non và mặt dưới lá non) nếu thấy có nhiều bù lạch thì phải phun xịt thuốc kịp thời.

- Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Carbatoc 50EC, Comda gold 5WG, Ababetter 1.8 EC, Yasaki 270SC, Sherzol 205EC, Abagro 4.0EC, Agrovertin 50EC, Javitin 18EC, Silsau 3.6EC, Agassi 36EC, Divasusa 38EC… Về liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà phân phối có in trên nhãn thuốc. Khi sử dụng chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc.

Xem thêm
Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm