| Hotline: 0983.970.780

Từ gánh đồng nát đến giải thưởng toàn cầu

Thứ Năm 15/03/2012 , 10:18 (GMT+7)

Mấy tháng nay, làng đúc đồng Vạn Điểm càng trở nên nổi tiếng, càng được nhiều người biết đến, bởi sự nổi tiếng của một người phụ nữ mới 37 tuổi là chị Dương Thị Tuyết.

Làng đúc đồng Vạn Điểm (thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, Nam Định) đã nổi tiếng từ lâu. Thợ đúc đồng Vạn Điểm có thể đúc từ những sản phẩm nhỏ nhất, có kích cỡ chỉ bằng quả quất cho đến những công trình đồ sộ, đã vào sách kỷ lục Việt Nam.

Mấy tháng nay, làng đúc đồng Vạn Điểm càng trở nên nổi tiếng, càng được nhiều người biết đến, bởi sự nổi tiếng của một người phụ nữ mới 37 tuổi là chị Dương Thị Tuyết. Chị vừa được nhận giải thưởng “Doanh nhân tài chính vi mô toàn cầu”, do Quỹ Tài chính vi mô toàn cầu (Planet Finance Goroup) trao tặng tại Paris (Pháp) vào tháng 12/2011. 

Chị Tuyết trao tặng bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO, chiếc đĩa đồng do chính tay chị làm

Hiện là chủ của một cơ sở đúc đồng đang “ăn nên làm ra”, với số tài sản hàng tỷ đồng ở thị trấn Lâm, được coi là người thành đạt, giầu có, nhưng chị Tuyết không bao giờ quên những ngày nghèo khó của cả hai vợ chồng. Tuyết người Trại 1, cách trung tâm thị trấn non hai cây số. Năm chị sinh cũng là năm miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngoài làm ruộng, dân Trại 1 còn có nghề “gia truyền” là nghề đồng nát.

Trại 1 là làng nghèo, bố mẹ Tuyết lại là hộ nghèo trong làng nghèo, nên chị không có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn. Nghỉ học, không việc làm, chị đành lại sắm một bộ “đồ nghề” là đôi quang gánh và lời rao “nằm lòng” là: “Ai lông ngan lông gà lông vịt đồng nát tóc rối bán đổi kẹo đi…i…ii...” để theo chân các thế hệ trước, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm các làng quê thu mua đồng nát, từ mẩu sắt vụn, cái xoong thủng cho đến tờ giấy loại, cái chai vỡ, nắm lông gà lông vịt…

Trong những ngày bôn ba “đòn gánh tre chín rạn hai vai” của nghề đồng nát, chị gặp anh Ngô Hữu Quyết. Anh Quyết là dân Vạn Điểm chính gốc, được bố truyền cho nghề đúc gia truyền, nhưng nhà cũng rất nghèo. Bố mẹ anh dù quần quật không một phút ngơi tay nhưng cũng không sao lo được cho cái gia đình 11 miệng ăn (ông bà được 9 người con) một cuộc sống đầy đủ. Gặp, quen, rồi cảm thông cho nhau. Người ta mơ ước cao xa, mình nghèo, thôi thì nghèo ấp lấy nghèo, như đôi rắn liu điu “nước chảy mặc nước, ta dìu nhau đi” vậy. Năm 17 tuổi, chị trở thành vợ anh.

Những năm ấy, đất nước vừa mới “cởi trói” được mấy năm, đói nghèo vẫn như một tấm áo xám phủ khắp làng xóm. Lấy nhau rồi, chị vẫn gánh đồng nát bươn chải khắp nơi. Anh Quyết dẫu là người có tay nghề cao, nhưng lăn lộn làm thuê khắp nơi, nhiều lần theo bố lên cả các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái nguyên… đúc nồi xoong thuê mà đời sống vẫn không nhích lên được, đủ gạo ăn vẫn là mục tiêu phấn đấu cao nhất của đôi vợ chồng trẻ. Hai đứa con lần lượt ra đời, nghèo đói càng thêm nghèo đói, vợ chồng Tuyết - Quyết được xếp vào danh sách hộ nghèo của thị trấn Lâm.

Năm 1998, đại diện của Hội phụ nữ thị trấn tìm đến với chị, vận động chị gia nhập tổ chức “Quỹ tình thương (TYM)”. Chị kể lại:

- Thấy hợp, thì tôi xin vào TYM, nhưng thực sự vẫn thấy phân vân. Mình làm nghề đồng nát, một cái nghề tận dưới đáy cùng của xã hội, thì học tập kinh nghiệm gì ở các chị em làm công việc khác. Mà có học được thì vốn liếng đâu mà làm. Mãi sau này tôi mới thấm thía rằng cuộc đổi đời của tôi đã thực sự bắt đầu từ hôm ấy.

Trở thành hội viên của TYM, chị Tuyết được hội cho vay 500 ngàn đồng với lời gợi ý nên tổ chức một cơ sở đúc đồng, bởi anh Quyết có tay nghề cao, thành thạo tất cả các khâu từ làm khuôn cho đến nấu đồng, rót đồng, hoàn thiện sản phẩm…Rất nhiều đêm, vợ chồng chị đã thao thức với lời gợi ý ấy. Mọi khâu họ có thể có được trừ một khâu cơ bản là vốn. Muốn mở được một cơ sở đúc, cần một số vốn không nhỏ, thậm chí là quá lớn đối với khả năng tài chính của gia đình chị. Vả lại, nghề đúc đồng truyền thống lúc đó đang bế tắc. Trước, chủ yếu là đúc những đồ vật phục vụ cho việc sinh hoạt gia đình nồi, xanh, mâm, chảo, ấm… Nay đang bị nồi nhôm, xoong nhôm, mâm nhôm… với ưu thế rẻ hơn, và cuối cùng là nồi cơm điện, chảo điện, ấm điện… đánh bại. Biết sản xuất cái gì ? Nhưng cuối cùng thì “thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”. 

Chị Tuyết cùng chồng chuẩn bị khuôn đúc một sản phẩm đồng

Cơ sở đúc đồng của anh chị ra đời, với số vốn 3 triệu đồng là tiền của bố mẹ đẻ chị mang sổ đỏ nhà thế chấp vay ngân hàng, dùng để mua thiết bị và 500 ngàn đồng vay của TYM dùng mua nguyên liệu. Không đúc những vật dụng sinh hoạt gia đình như những lò đúc khác, sản phẩm đầu tiên của anh chị là một tác phẩm mỹ nghệ. Đó là một quả cầu đồng có đường kính 1,1 mét, nặng 150 kg. Nhờ một người quen trên Hà Nội giúp đỡ, quả cầu được bán với giá 9 triệu đồng. Một điều ngoài sức mong đợi.

Từ quả cầu mở đường ấy, đến nay đã hơn chục năm. Hơn chục năm chưa phải là dài, nhưng đối với một đôi vợ chồng nghèo, khởi nghiệp chỉ từ 3,5 triệu đồng, thì đó là sự đánh đổi của không biết bao nhiêu giọt mồ hôi. Những ngày đầu, không thuê nhân công, vợ chồng chị quần quật bên cái lò đồng nhỏ xíu trên mảnh sân đất lầy lội và ngôi nhà cấp 4 chỉ 10 m2. Từ thiết kế mẫu đến làm khuôn, nổi lửa, nấu đồng, rót đồng cho đến hoàn thiện sản phẩm…đi giao hàng, đi các nơi tìm nguốn, ký kết hợp đồng, tất tật đều là công việc của 4 bàn tay và 2 đôi chân lầm bụi. Từ giao hàng nhỏ lẻ, đến nay, hàng tháng, anh chị đều có hàng tấn hàng xuất xưởng với hàng trăm loại sản phẩm mỹ nghệ, có khách hàng đến lấy tận nơi. Từ ngôi nhà cấp 4 mươi thước vuông, đến nay anh chị đã có cả một xưởng đúc đồng khang trang, đầy đủ thiết bị, với hàng chục công nhân và ngôi nhà tầng tân kỳ, hiện đại.

Hỏi về giải thưởng, chị Tuyết cho biết:

- Năm 2008, tôi đã được bầu là “Doanh nhân vi mô toàn quốc”. Năm 2011, khi Hội Phụ nữ huyện đến thông báo được giải thưởng “Doanh nhân tài chính vi mô toàn cầu”, tôi cứ tưởng các chị ấy trêu tôi. Chỉ khi nhận được thông báo chính thức, tôi mới thật sự tin, nhưng cũng thật sự ngỡ ngàng, và mới biết chính TYM ã đề cử tôi với Quỹ Tài chính vi mô toàn cầu. Giải này được trao hàng năm, dành cho những cá nhân biết vượt qua khó khăn, biết sử dụng đồng vốn nhỏ ban đầu để tạo dựng sự nghiệp. Đợt trao giải tháng 12/2011, có tôi và 5 người của các nước khác.

Vẫn còn đầy ắp trong đầu những kỷ niệm về 5 ngày ở “Kinh đô ánh sáng” Paris khi nhận giải, chị Tuyết lại hăm hở bắt tay vào một năm sản xuất mới.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm