| Hotline: 0983.970.780

Văn hoá Tỳ Hưu và chuyện phong thuỷ

Thứ Sáu 25/05/2012 , 11:38 (GMT+7)

Mỗi dân tộc trên thế giới có một nền văn hoá riêng, thờ cúng một loài linh vật. Ở Trung Quốc, Tỳ Hưu là loài linh vật được người dân chọn để thờ cúng cầu sự mong phát tài, phát lộc, thăng quan tiến chức, học hành đỗ đạt, trấn yểm trừ tà…

Mỗi dân tộc trên thế giới có một nền văn hoá riêng, thờ cúng một loài linh vật. Ở Trung Quốc, Tỳ Hưu là loài linh vật được người dân chọn để thờ cúng cầu sự mong phát tài, phát lộc, thăng quan tiến chức, học hành đỗ đạt, trấn yểm trừ tà… Cạnh Tử Cấm Thành có lầu phong phuỷ thờ Tỳ Hưu. Tỳ Hưu từ lâu đã trở thành văn hoá trong đời sống tâm linh của người Trung Quốc…

>> Những chuyện nhặt trong Tử Cấm Thành
>> Bất ngờ Thượng Hải
>> Tô Châu, Hàng Châu - thiên đường hạ giới

Trong bảy ngày rong ruổi trên đất Trung Hoa, tới đâu vào cửa hàng nào tôi cũng thấy người Trung Quốc trưng Tỳ Hưu, bày bán Tỳ Hưu, loài linh vật mang đến cho con người tài, lộc và sự thành đạt. Theo truyền thuyết của Trung Quốc Tỳ Hưu là con thứ chín của Rồng, đầu hình Rồng, thân giống như sư tử. Khi sinh ra Tỳ Hưu không có hậu môn, vì không có hậu môn nên bị trả lên Thiên Đình, Thượng Đế Ngọc Hoàng thấy vậy vô cùng thương xót, trách mình đã tạo ra Tỳ Hưu không hoàn chỉnh nên cho Tỳ Hưu trở lại trần gian hiển linh thành thần. Người dân chọn Tỳ Hưu làm thần giữ của, bởi Tỳ Hưu chỉ biết ăn mà không có "đầu ra", thức ăn của Tỳ Hưu là vàng bạc châu báu.


Tỳ Hưu trước Tử Cấm Thành

Được tôn là Thần giữ của, nên khi người ta mua Tỳ Hưu về, họ không dám gọi là mua mà gọi "thỉnh" hay "rước" ông Tỳ Hưu bằng sự trân trọng, tôn kính. Sau khi mang Tỳ Hưu về nhà họ lấy chín lá bưởi rửa sạch rồi đun lên lọc lấy nước tắm rửa cho Tỳ Hưu sạch sẽ, rồi mang Tỳ Hưu đến thầy cúng ở Bắc Kinh để thầy khai quang mắt cho Tỳ Hưu.

Có 26 hình dáng Tỳ Hưu, mỗi thời ưa chuộng một kiểu dáng và màu sắc. Tỳ Hưu được tạc bằng ngọc thạch, thời Tam Quốc thờ Tỳ Hưu màu cánh gián, gương mặt hung dữ để hoá sát, trừ tà. Thời nhà Đường thờ Tỳ Hưu màu xanh ngọc, bụng thon, mông nở, thể hiện sự ôn hoà thịnh vượng. Triều Đường là triều đại phong kiến cường thịnh nhất Trung Quốc, kéo dài 289 năm với 24 đời vua. Thời nhà Minh thì ưa màu vàng, thân to mông nở. Người muốn thăng quan tiến chức thì thờ Tỳ Hưu màu vàng.


Vương tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương được quân sư Lưu Bá Ôn giúp sức lập nên nhà Minh. Lầu phong thuỷ dựng trên cổng Đức Thắng Môn nằm trên trục Bắc Nam được Chu Nguyên Chương cho dựng sau giấc mơ ông thấy Tỳ Hưu nuốt rất nhiều vàng bạc mang vào Tử Cấm Thành. Từ đó ngân khố của nhà Minh ngày một đầy hơn, quốc gia cường thịnh, nhà Minh mở rộng biên cương bờ cõi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam. Lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, năm 1406 nhà Minh huy động 20 vạn bộ binh và thuỷ binh dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt, gây nên bao cảnh đau thương tang tóc cho dân tộc Việt: "Nướng dân đen trên ngọn lử hung tàn/ Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ..."(Cáo Binh Ngô).

Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 do Lê Lợi lãnh đạo, sau 10 năm trường kỳ kháng chiến đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi vào năm 1427. Thời nhà Thanh thờ Tỳ Hưu màu trắng, mong sự bình yên, may mắn và tốt lành. Sự bình yên không toàn vẹn đối với nhà Thanh, nhân việc Lê Chiêu Thống sang cầu viện, Càn Long đã phái 20 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy xâm lược Việt Nam đã bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại phải rút chạy về nước. Sự thất bại ê chề của triều Minh và triều Thanh khi xâm lược Việt Nam đã ám ảnh nhiều thế hệ người Trung Hoa, đến nay nỗi ám ảnh đó vẫn chưa thôi đối với nhiều người.

Những điều may mắn về tài lộc mà Tỳ Hưu mang lại được hai phiên dịch viên là Ngô Minh Mẫn và Triệu Quốc Tiến có niềm tin tuyệt đối. Mẫn kể rằng, sau khi Ma Cao trở về Trung Quốc, nhiều đại gia Trung Hoa đại lục đến Ma Cao đánh bài.

Họ mang Tỳ Hưu vào sòng bạc, một tay vuốt Tỳ Hưu một tay xỉa bài, nên ván nào cũng thắng, khiến cho nhiều con bạc Ma Cao khuynh gia bại sản. Họ không hiểu vì sao người Trung Hoa đại lục lại thắng một cách dễ dàng như vậy, khi trên tay họ chỉ có một con Tỳ Hưu nhỏ xíu. Sau khi tìm hiểu về Tỳ Hưu, họ mới biết đó là thần tài phù hộ cho gia chủ. Từ phát hiện đó các sòng bạc ở Ma Cao cấm người đánh bạc không được mang Tỳ Hưu theo…

Còn Triệu Quốc Tiến thì kể rằng: Trong mấy năm làm phiên dịch viên dẫn các đoàn khách tới thăm quan nhiều danh lam thắng cảnh của Trung Quốc, trên người anh lúc nào cũng mang một con Tỳ Hưu, như mang một lá bùa hộ mệnh. Trong một lần đụng xe người anh chỉ bị xây xước nhẹ còn người hành khách ngồi trước mặt anh lại bị thương khá nặng. Anh bảo: Đấy là nhờ "ông Tỳ Hưu" mang đến cho sự may mắn… Rồi Tiến kể một chuyện may mắn khác, đó là một người mới "thỉnh" một ông Tỳ Hưu về nhà. Người con của ông ta trèo lên ghế mang Tỳ Hưu xuống xem, không may bị ngã gãy chân phải vào viện cấp cứu. Buổi sáng hôm ấy chiếc xe đưa các cháu học sinh đến lớp thì gặp tai nạn lao xuống hồ khiến tất cả các cháu học sinh đi trên chiếc xe thiệt mạng. Cô giáo chủ nhiệm gọi điện hỏi, hay tin  con ông bị gãy chân phải vào viện không đi trên chiếc xe đó nên đã chúc mừng…

Tỳ Hưu gắn với thuyết phong thuỷ của người Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước. Khi Chu Đệ rời kinh đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh, ông đã mời thầy địa lý xem hướng và nơi đặt Tử Cấm Thành ở vị trí hợp với phong thuỷ. Thầy địa lý đó cho biết long mạch của Trung Quốc nằm ở Bắc Kinh, qua cửa Thiên An Môn nơi dẫn vào Tử Cấm Thành.


Lầu Phong Thuỷ trên cổng Đức Thắng Môn

Lầu Phong Thuỷ xây trên cổng thành Đức Thắng Môn, nơi đặt Tỳ Hưu từ thời Minh. Theo lời của người quản lầu Phong Thuỷ tên là Quỳnh Thanh: Lầu Phong Thuỷ còn gọi là lầu Tài Môn là trung tâm phong thuỷ của Trung Quốc được xây từ thời Minh, tại đây thờ một "ông" Tỳ Hưu được coi là quốc bảo. Khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh vẫn sử dụng lầu Phong Thuỷ để cầu an. Năm 1959, Mao Trạch Đông đến lầu Phong Thuỷ ông nói đây là danh thắng quốc gia cần phải tôn tạo. Vì thế mà lầu Phong Thuỷ tránh bị tàn phá trong cuộc Đại cách mạng Văn hoá diễn ra từ năm 1966 -1976.


Cổng thành Đức Thắng Môn
 

Hằng năm từ ngày 28/2 đến 3/3, các nhà khoa học về phong thuỷ trên khắp thế giới tới lầu Phong Thuỷ bàn bạc, trao đổi về phong thuỷ. TP. Bắc Kinh được xây dựng theo thuyết phong thuỷ. Phía Đông là mộc, nơi xây dựng các đại sứ quán ngoại giao và các khu nhà cao tầng, phía Nam là hoả, nơi đóng quân của quân đội, phía Bắc - thuỷ (tài) xây dựng các trường đại học phát triển nhân tài cho đất nước, phía Tây là khu vực hoạt động của ngân hàng, tài chính.

Nhà Minh bị lật đổ gắn với câu chuyện về Tỳ Hưu. Truyền thuyết thuật lại: Lưu Bá Ôn dặn rằng, Đại Minh muốn trường tồn thì phải giữ gìn và đặt Tỳ Hưu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp quân Hung Nô và Nữ Chân. 

Nhà Thanh đã nghiên cứu rất kỹ về văn hóa và phong thủy, biết nhà Minh long mạch đế vương còn thịnh nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm được Trung Nguyên, họ phái một thầy bói ngồi trước cửa Tử Cấm Thành chờ vua Sùng Chinh đi tuần du để tiếp cận và bói chữ.

Qua việc xem chữ thầy bói đã xui Sùng Chinh chôn con Tỳ Hưu đó đi. Sau khi chôn Tỳ Hưu, khiến vận nước nhà Minh bị suy yếu, nhân việc Lý Tự Thành làm phản sau đó lại được Ngô Tam Quế mở cửa ải Sơn Hải Quan dẫn quân Thanh vào đánh khiến nhà Minh bị tiêu diệt. Trước cửa Tử Cấm Thành hai con Tỳ Hưu được tạc bằng đá trắng nhằm trấn yểm trừ tà gìn giữ kinh thành, phía sau cũng có 2 con Tỳ Hưu, muốn nói với vua quan rằng: Mọi sự vui thú bên ngoài phải nhớ tới việc nước…

Năm 1949, Cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi, để cắt long mạch nhà Thanh cũng như sự nổi dậy của các phần tử chống đối muốn khôi phục lại chế độ phong kiến, trước Thiên An Môn Trung Quốc cho xây dựng Đài tưởng niệm ghi danh các liệt sĩ hy sinh vì cách mạng.


Đài tưởng niệm các liệt sĩ, phần nhô lên giống như chuôi gươm

Đài tưởng niệm, theo Triệu Quốc Tiến chính là thanh gươm cắt long mạch nhà Thanh, phần nhô lên là chuôi của thanh gươm. Lăng Mao Trạch Đông được xây dựng trên chính long mạch đó để cách mạng Trung Quốc mãi trường tồn.


Lăng Mao Trạch Đông

Văn hoá Tỳ Hưu và thuyết phong thuỷ của Trung Quốc là chuyện rất dài, kể mãi không bao giờ hết.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm