| Hotline: 0983.970.780

Vùng đất "trời đánh"

Thứ Sáu 09/12/2011 , 10:05 (GMT+7)

Nắng gió, mưa bão, sấm sét là những hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều nơi, sự việc tưởng như bình thường ấy lại gắn liền với những câu chuyện hãi hùng, những cái chết thương tâm, nhuốm màu huyền bí. Đó là những con kênh, cánh đồng ở khu vực Thủ Thừa, Mộc Hóa (tỉnh Long An).

Do sợ bị liên lụy, người dân địa phương xóa chữ "trời đánh" trên tên của cây cầu

Nắng gió, mưa bão, sấm sét là những hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều nơi, sự việc tưởng như bình thường ấy lại gắn liền với những câu chuyện hãi hùng, những cái chết thương tâm, nhuốm màu huyền bí. Đó là những con kênh, cánh đồng ở khu vực Thủ Thừa, Mộc Hóa (tỉnh Long An).

 

Ký ức kinh hoàng

Nằm trên đường N2, đoạn qua ấp 3, xã Long Thành (huyện Thủ Thừa, Long An) từ trước đến này thường được người dân trong vùng gọi là “kênh trời đánh”. Ngay như cầu số 9-10 trên đường N2 này cũng được đặt tên là “cầu trời đánh”. Hỏi nguyên nhân tại sao lại dẫn đến cái tên kỳ lạ như vậy, bà Nguyễn Thị Tâm, 47 tuổi, nhà vùng này tâm sự: “Từ trước tới nay, cứ mùa mưa, năm nào ở đây cũng có người bị sét đánh. Nhiều người bị chết hay nhẹ cũng bị thương phải cấp cứu. Cây cối ven bờ kênh gãy cụt không biết bao nhiêu mà kể”.

Nhớ lại những vụ sét đánh kinh hoàng, bà Tâm cho biết thêm: "Khoảng những năm 90, 91  (TK XX), lúc ấy chưa có đường hay tên Kênh 9 như bây giờ, có bà Năm Nên cùng hai con đi làm đồng về bị sét đánh, chết ngay tại chỗ. Hai con của bà Năm Nên bị văng ra xa, tàn tật đến bây giờ. Riêng đám cỏ chân bà Năm Nên đứng, đến mấy năm sau cỏ cũng không mọc được. Đi làm đồng qua đó, thấy giữa đám cỏ gà xanh tốt là 2 vệt chân người rõ mồn một mà tôi lạnh cả sống lưng".

Cách đây khoảng 5 năm, tại ven con kênh dài chừng 5 cây số này đã xảy ra nhiều vụ sét đánh, hậu quả làm 3 người chết, 4 người bị thương nặng, hàng chục vụ sét đánh chết gia súc, gia cầm hay gẫy cây, cháy cột điện. Cũng theo bà Tâm, số vụ chết người do sét đánh những năm gần đây có giảm bởi người dân địa phương đã biết tránh những trận lôi đình của thiên lôi. Theo đó, cứ trời chuyển mưa giông là mọi người đều cố gắng chạy núp ở đâu đó an toàn. Nếu có đi làm đồng xa cũng bỏ cuốc, xẻng hay những vật dụng bằng sắt khác để chạy thoát thân.

Những câu chuyện rợn người hơn diễn ra ở con kênh Tân Thiết (xã Tân Lập, Mộc Hóa, Long An) vì nơi đây từng xảy ra vô vàn những trận sét đánh kinh hoàng. Ông Nguyễn Hoàng Đắng, 69 tuổi ở ấp 2 xã Tân Lập, kể: "Con kênh Tân Thiết này được khởi công xây dựng từ trước giải phóng. Đúng ngày khởi công thì trời mưa to, có 3 công nhân bị sét đánh chết tại chỗ. Cũng chính vì thế mà ngoài cái tên kênh Tân Thiết, con kênh này còn có một cái tên khác là "kênh trời đánh".

Nhiều vụ sét đánh liên tiếp khác lại xảy ra ở địa bàn con "kênh trời đánh" này. Vào những năm 79, 80 (TK XX) có một nhóm người miền Bắc vào đây lập nghiệp, một người bị sét đánh rớt xuống thuyền lúc đang chạy dưới trời mưa. Hay như vụ ông Năm Thinh, ông Tính Ba Lau ở Tân An xuống chơi cũng chẳng may bị sét đánh chết. Ngoài ra, việc nhà cháy, cây đổ hay trâu bò chết vị bị sét đánh thì nhiều vô số kể. Ông Đắng cho hay: "Từ hồi con kênh này được đào đến nay chỉ khoảng hơn 40 năm nhưng cũng có chừng ấy vụ sét đánh trúng người dân".

Tuy nhiên, không phải ai bị “tử thần” hỏi thăm đều mất mạng cả mà có nhiều trường hợp thoát chết rất hy hữu. Đó là trường hợp ông Sáu Hòa (nay đã chuyển về Gò Vấp, TPHCM) từng 3 lần bị sét đánh mà không chết. Ông Đắng kể: “Chú Sáu không chỉ là người “bất trị” mà trời cũng bó tay luôn. Tôi nghe bảo, chú từng bị sét đánh trúng thuyền lúc chở lúa nhưng không sao. Rồi đi chăn vịt cũng bị sét đánh khi đang núp ở dưới gốc cây. Cuối cùng khi đang hái dừa bị sét đánh nên chú sợ quá chuyển hẳn lên TPHCM sống mà không dám về thăm lại quê cha đất tổ nữa".

Bà Tâm kể lại những vụ sét đánh kinh hoàng

Lời nguyền bí ẩn?

Một câu hỏi đặt ra từ mấy chục năm trước với người dân ở đây là tại sao nơi họ sống lại thường xuyên bị sét đánh? Có phải do có một lời nguyền bí ẩn hay vì một nguyên nhân sâu xa nào khác.

Có lẽ, những cách giải thích trên vẫn chưa sát với thực tế, cũng như nói đúng bản chất của việc sét đánh bất thường. Bởi lẽ, nếu xét về cấu tạo địa chất, địa hình thì nơi đây cũng như bao nhiêu nơi khác trên khu vực Đồng Tháp Mười rộng lớn mà thôi. Ngay mùa mưa này vẫn đang có thêm hàng trăm cơn lôi đình của ông trời trút xuống “vùng đất trời đánh”, gây nên nỗi hoang mang không gì xóa nhòa!

Những người già lâu năm sống ở kênh Tân Thiết đều có chung một nhận định là do Ngô Đình Diệm khi khởi công con kênh này đã phạm húy vào nhà trời thế nên, để trừng phạt hạ giới, hàng năm trời thường sai thiên lôi xuống trị tội những kẻ dám cãi lệnh trời. Lời nguyền rằng nếu con kênh này chưa bị lấp thì còn nhiều người nữa phải thế mạng cũng từ đấy mà ra. Tuy nhiên, có nhiều người phỏng đoán rằng do có mỏ sắt, mỏ vàng hay mỏ ô-xít nhôm gì đó ở dưới lòng kênh cũng khiến nơi đây thường bị trời đánh.

Theo ông Nguyễn Văn Cảnh, cán bộ ở Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ, thì sét đánh từ trên trời xuống hình rễ cây nên sẽ không hạn chế ở bất cứ chỗ nào. Để hạn chế thiệt hại do sét đánh, khi thấy mưa, dông, người dân phải nhanh chóng tìm nơi trú ẩn. Đa số trường hợp bị sét đánh là ở trên đồng có mang vật dụng bằng sắt, đi chân không trong môi trường nước có dẫn điện mạnh… Thêm nữa, khả năng vùng đất ở khu vực Đồng Tháp Mười có nồng độ phèn cao nên khả năng hút sét cũng lớn hơn các khu vực khác dẫn đến hiện tượng vật lý trên.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm