| Hotline: 0983.970.780

Vươn tới lục địa đen

Thứ Năm 03/10/2013 , 11:13 (GMT+7)

Châu Phi được xem là một lục địa có lượng đất nông nghiệp chưa được khai thác rất lớn và các phương pháp canh tác kém hiệu quả.

Châu Phi được xem là một lục địa có lượng đất nông nghiệp chưa được khai thác rất lớn và các phương pháp canh tác kém hiệu quả.

>> Giấc mơ đồng đất Kazakhstan
>> Trung Quốc gom đất trên thế giới

Sau khi giá dầu và lương thực tăng mạnh trong các năm 2007, 2008, một số quốc gia có lượng đất canh tác khan hiếm như Trung Quốc, Hàn Quốc và vài nước Ả Rập đã tìm đến Sudan, Ethiopia và Zambia ở lục địa đen để thuê đất trong thời gian dài, hành động được báo chí quốc tế đặt tên là "gom đất".

Khi thuê được đất, các quốc gia sẽ đưa nông dân, con giống và phương pháp canh tác của mình sang để xây dựng nông trại. Từ đây, họ sẽ sản xuất và cung cấp cho quê nhà lương thực và dầu thực vật giá thấp, giải quyết áp lực trong nước.

Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm, thuê và canh tác trên nền đất ở châu Phi vẫn gặp rất nhiều khó khăn và sự phản đối của người dân bản địa về các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế.

Quá trình xâm nhập

Chính phủ và một số nông dân có vốn đã mua, thuê đất nông nghiệp ở vài nước châu Phi và ghi dấu ấn khá mạnh mẽ trong quá trình phát triển của nền nông nghiệp lục địa đen, kể từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Hiện nay, diện tích đất canh tác của Trung Quốc ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng. Từ năm 2003, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và người ta cho rằng đã đến lúc nước này phải đầu tư vào những vùng đất ở nước ngoài để đảm bảo lương thực cho dân số.

Về phần mình, chính phủ các nước châu Phi đang khuyến khích các Cty Trung Quốc đầu tư, thúc đẩy quá trình chia sẻ kiến thức và kỹ năng canh tác với dân bản địa.

Hiện nay, nông nghiệp vẫn là phần quan trọng nhất trong các dự án viện trợ của Trung Quốc dành cho châu Phi. Các khoản đầu tư về nông nghiệp của Trung Quốc hứa hẹn mang lại lợi ích cho nền kinh tế châu Phi khi tạo ra việc làm cho dân bản địa, tăng doanh thu cho chính phủ cũng như ngoại hối thu về.

Trung Quốc đang đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thủy sản và tưới tiêu cho một số quốc gia châu Phi như Gabon, Namibia và Sierra Leone. Theo trang web consultancyafrica.com, chính phủ các nước châu Phi này thường xuyên yêu cầu sự giúp đỡ từ Trung Quốc về vấn đề nông nghiệp, do vậy đầu tư của họ vào lục địa đen sẽ ngày càng phát triển.

Quá trình Trung Quốc canh tác nông nghiệp ở châu Phi bắt đầu từ những năm 1960, khi đó một số trang trại lớn của nhà nước đã được xây dựng tại vài quốc gia châu Phi như một phần dự án. Các trang trại này tiếp tục hoạt động và được hỗ trợ từ tiền dự án cho đến những năm 1980. Đến thập kỷ 90 (TK XX), Trung Quốc bắt đầu cho các Cty nông nghiệp lớn hoạt động ở Zambia, họ đã thành lập những trang trại Hữu nghị Trung Quốc - Zambia trên diện tích 667 ha để trồng lúa mạch, ngô và đậu nành.


Biển báo về "Nông trại hữu nghị Trung Quốc - Zambia"

Bên cạnh đầu tư tài chính, Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho các Cty nông nghiệp hoạt động ở nước ngoài bằng cách hỗ trợ thủ tục hải quan, giảm thuế, cho vay với lãi suất thấp để kích thích kinh doanh.

Với những sự hỗ trợ hết mức từ phía chính quyền, các Cty Trung Quốc làm ăn ở châu Phi ngày càng có thu nhập khá, ăn nên làm ra. Họ sẵn sàng đầu tư mạnh tay để chuyển giao công nghệ nông nghiệp, giống cây trồng năng suất cao và đặc biệt là đào tạo kỹ năng quản lý bền vững nguồn nước, tưới tiêu đồng ruộng cho người dân châu Phi.

Các nhà quan sát Trung Quốc hiện nay xem châu Phi như một địa điểm tiềm năng để làm việc đối với những nông dân nước này bị mất ruộng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Nhiều người còn đề xuất rằng lục địa đen là một nguồn cung quan trọng trong tương lai đối với vấn đề an ninh lương thực của Trung Quốc.

Những năm 1990, khủng hoảng kinh tế xảy ra và nhiều nông dân đã được khuyến khích đến châu Phi để phát triển nền nông nghiệp cũng như kiếm sống, tránh "bão" tài chính.

Ví dụ như chính quyền thành phố Trùng Khánh đã khuyến khích rất nhiều nông dân của mình tới châu Phi làm việc sau khi những mảnh ruộng của họ phải nhường chỗ cho các tòa nhà của quá trình đô thị hóa. Nhóm nông dân đình đám nhất của Trung Quốc từng đến châu Phi làm việc đến từ thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc. Nhóm nông dân này đã đến các trang trại ở Nigeria, Senegal, Sudan và Zambia để làm việc.

Sự thật về "gom đất" của Trung Quốc

Hiện nay, nông dân trong nước vẫn đáp ứng được phần lớn nhu cầu lương thực, thực phẩm Trung Quốc. Tuy nhiên, nguy cơ bất ổn an ninh lương thực của quốc gia này vẫn còn thường trực khi mà nông dân ngày càn có ít đất để sản xuất, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh.

Trong khi đó, các trang trại của Trung Quốc ở nước ngoài không chỉ tập trung sản xuất và nhập khẩu về nước, họ cũng bán các sản phẩm của mình cho thị trường bản địa. Các trang trại ở châu Phi của Trung Quốc chỉ yếu trồng lúa mì, ngô, gạo, đậu nành cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm.


Chuyên gia Trung Quốc hướng dẫn dân địa phương châu Phi làm nông

Cũng theo thống kê của consultancyafrica.com, năm 2006, Trung Quốc có tổng cộng 20 trang trại ở Zambia, nhưng tất cả đều sản xuất lương thực, thực phẩm cho thị trường bản địa.

Trong một thống kê khác, số lượng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc trong năm 2008 cho thấy, hầu hết các loại ngũ cốc được nhập về từ Bắc và Nam Mỹ trong khi các thực phẩm không hạt và cao su được nhập từ các quốc gia châu Á. Còn châu Phi chỉ đóng góp khoảng 4% lượng nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc.

Từ những con số trên có thể thấy rằng việc Trung Quốc "gom đất" ở châu Phi cũng như nhiều quốc gia khác như Kazakhstan, Ukraina chưa hẳn đã phục vụ nhu cầu lương thực trong nước. Những sản phẩm làm ra chỉ được bán một phần trở lại, chủ yếu vẫn để phục vụ người dân bản địa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm