| Hotline: 0983.970.780

Xuyên vòng cung sông Gâm

Thứ Hai 18/04/2011 , 10:25 (GMT+7)

Sông Gâm bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2.000m thuộc Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào Việt Nam qua các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang trước khi nhập vào sông Lô.

Sông Gâm bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2.000m thuộc Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào Việt Nam qua các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang trước khi nhập vào sông Lô. Phần chảy qua Việt Nam dài 217 km tạo thành một vòng cung. Phóng viên NNVN đã đi xuyên vòng cung dòng sông này để chứng kiến những điều tai nghe mắt thấy.

DIỆN KIẾN NHỮNG SÁT THỦ CÁ QUÝ

Hiếm có dòng sông nào ở đất nước này nhiều cá quý như sông Gâm. Và tất nhiên sự trù phú đó cũng biến đây thành nơi tập hợp nhiều cao thủ đánh cá tài ba bậc nhất.

Dòng sông cá quý

Chúng tôi bắt đầu hành trình tìm hiểu sông Gâm từ ngã ba sông ở xã Phúc Ninh (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang). Đây là nút thắt cuối cùng của dòng sông kỳ lạ bậc nhất vùng Đông Bắc trước khi hợp lưu với sông Cả để trở thành sông Lô. Nơi mà một tay bản địa khăng khăng là đất lành đẻ ra các loài cá quý và những sát thủ săn cá mà tài năng của họ hơn bất cứ ai ở những vùng đất khác.

Ngã ba sông ở Phúc Ninh là một hỗn hợp của những dòng chảy. Một vực xoáy êm đềm khi mà cả sông Gâm và sông Cả đã dùng hết sức mình hành hạ núi rừng các tỉnh Đông Bắc. Dòng chảy ấy nhờ nhờ khi trộn màu xanh lục diệp của sông Gâm và dòng nước trong vắt của sông Cả. Trên mặt nước nhờ nhờ là những chiếc thuyền nổi tập trung thành một ngôi làng: Làng của những sát thủ săn cá tiến vua, của những người dân vẫn thường được gọi là rái cá hai chân.

Chẳng ai biết những cá bỗng, cá dầm xanh, cá hỏa, cá anh vũ…đặc sản của dòng sông Gâm trở thành cá tiến vua từ triều đại nào của nước Việt. Nhưng đến tận bây giờ những loài cá ấy vẫn không hổ danh là đặc sản dành cho các bậc vua chúa. Bằng chứng là việc những cư dân của ngôi làng đặc biệt này ngày ngày đưa cả tính mạng đánh vật với dòng sông để tìm cho mình vận may có được những loài cá ấy.

Gọi là làng nhưng ngã ba sông ở Phúc Ninh hầu hết đều là dân ngụ cư. Hầu như rất ít người biết hàng xóm của mình là ai, đến từ đâu. Dân trong làng đôi lúc cả năm trời chẳng ngó thấy mặt nhau vì cuộc sống của họ trôi nổi theo con nước. Họ đến từ nhiều vùng quê, nhiều dân tộc và chỉ có một điểm chung là săn cá quý mưu sinh. Sông Gâm được những ngôi làng như thế này gọi là dòng sông vua, dòng sông có nhiều loài cá tiến vua và ban cho dân bản ở hai bờ sự sống.

Trần Văn Hải (35 tuổi), một tay săn cá tiến vua có hạng ở ngôi làng này giải thích cho tôi hiểu vì sao ngã ba sông này dù lẩn khuất trong hơi nước và sương mù nhưng lại đông vui đến thế: “Một kg cá bỗng có giá 350 - 500 ngàn, một kg cá dầm xanh 500 - 700 ngàn, 1 kg cá anh vũ giá hàng triệu… Đó là giá tại sông, còn vào đến nhà hàng rồi thì chẳng ai kiểm soát nổi. Thậm chí nhiều nơi người ta tính tiền triệu là chuyện bình thường. Những loài cá tiến vua này rất khó nuôi và hầu như chỉ có ở dòng sông Gâm mà thôi. Sức hút của thương hiệu những loài cá làm thức ăn cho vua chúa sinh ra giá tiền ngất trời. Và sức hút từ đồng tiền ngất trời ấy sinh ra những công dân rái cá”.

Hải còn bảo rằng những người săn cá tiến vua ở sông Gâm được gọi là rái cá vì họ là những cư dân sông nước giỏi nhất. Lý do? Dòng sông Gâm có thừa sự hung hãn và những loài cá sở dĩ trở thành quý hiếm vì chúng không dễ bị bắt và có sự sống rất đặc biệt. Cá anh vũ, cá dầm xanh, cá hỏa đều sống trong các hang đá. Chỉ đến mùa sinh đẻ xong chúng mới rời hang đá ra ngoài. Mỗi năm chỉ có một mùa như thế nên dân sông nước muốn bắt được chúng phải lặn sâu vào những vách đá, trong các hang sâu dưới đáy sông.

“Sông Gâm ngày ấy cá quý nhiều lắm. Riêng cá tiến vua đã 3-4 loài rồi. Những loài cá “vớ vẩn” thì sông này không có. Dọc bờ sông có hàng trăm ngôi làng đặc biệt làm nghề săn cá giống như Phúc Ninh và những người được gọi là “rái cá” thì không đếm xuể”.

Vua săn cá tiến vua

Mỹ từ ấy được ngôi làng của những “công dân rái cá” dành cho ông Phạm Văn Khánh, một lão ngư có hộ khẩu tại tổ 7, phường Đông Tiến, TP Tuyên Quang. Họ nói rằng nếu tổ chức một cuộc thi săn cá cho những người làm nghề này trên dòng sông Gâm thì ông Khánh sẽ là số 1. Và thật sự khi nghe ông kể về hành trình để có thể mang được cái ngôi vị số 1 ấy thì quả là chẳng hề ngoa ngoắt một chút nào.

Ở tuổi 74 nhưng ông Khánh vẫn còn giữ được vóc dáng của một người được gắn danh rái cá. Tôi đến tìm ông đúng vào dịp “ông vua” này tuyên bố…giải nghệ. Ông giải nghệ vì một tai nạn nghề nghiệp. Vì một ngón tay của ông đã mất trong lần săn cá tiến vua cuối cùng. Đó cũng điều ông mở đầu câu chuyện để phân tích rằng để có được cái danh “vua săn cá tiến vua” ấy phải đánh đổi nhiều đến mức nào.

Như bao công dân khác ở cái nơi mà mọi người đều được gọi là rái cá này, ông Khánh được huấn luyện trở thành sát thủ cá quý từ lúc chập chững biết đi. Đó là khi các cụ thân sinh ra ông dạy cho con mình cách biết cầm đôi chèo của chiếc thuyền nhỏ. Là khi dạy cho ông biết đặc tính của từng loài cá như thế nào. Dạy cho ông biết cá anh vũ có mõm như mõm lợn và cá dầm xanh khổng lồ chẳng khác nào quái vật sông Gâm…

Ông được gọi là rái cá khi những đứa trẻ cùng trang lứa cắp sách đến trường. Ở một vùng sông nước mà đứa trẻ vừa sinh ra đã nhìn thấy cá quý thì để có được cái danh “vua” tất phải có thành quả phi thường. Và điều này ông Khanh không thiếu.

“Thời trai trẻ, có đêm tôi săn được gần 2 tạ cá. Số lượng kỷ lục đến tận bây giờ và sẽ không ai phá được vì cá ngày một hiếm. Còn về chất lượng, trọng lượng thì càng kinh khủng hơn. Mấy năm trước tôi bắt được một con cá chiên nặng đúng 61 kg, mấy năm trước nữa là một con cá măng nhồng nặng 75kg”- vua cá này tiết lộ những thông tin tôi chưa nghe thấy bao giờ. Và chắc chắn đó không phải là những lời “nổ” khi cao hứng bởi tất cả các cư dân vạn chài dọc sông Gâm đều kể cho tôi nghe về những câu chuyện như thế.

Nghề săn cá quý sông Gâm nhiều đến mức có hàng trăm ngôi làng sống lênh đênh dọc bờ sông như Phúc Ninh. Đó là chưa kể một đội quân “đánh thuê” không ít sống ở trên bờ, chỉ lúc nào có đơn đặt hàng mới đi lùng bắt. Ông Khánh tâm sự với tôi rằng xưa nay đã có những người phất lên nhờ tài săn cá quý sông Gâm nhưng hầu như hiếm có ai bền vững được: “Cũng là dân vạn chài cả. Làm đấy, ăn đấy, sống “du mục” có tích cóp được gì đâu”.

Họ bảo rằng mấy chục năm trời làm rái cá, khúc sông Gâm từ ngã ba nay này lên đến huyện Na Hang dài hơn 100 km ông Khánh thuộc từng viên sỏi. Những ghềnh thác, những tảng đá khổng lồ nằm chắn ngang dòng sông có thể làm khó người này người khác, thậm chí là mất mạng, nhưng với ông thì không. Một chuyến săn cá quý của ông Khánh thường kéo dài 1-2 tháng trời. Không ai biết trong khoảng thời gian ấy có bao nhiêu cá đặc sản phải bỏ thói đỏng đảnh của mình quy phục dưới chân ông. Chỉ gói gọn một điều đó là quãng thời gian ông và những người đi cùng ăn cá quý… thay rau. “Trên dòng sông này hiếm có người nào ăn cá anh vũ nhiều hơn tôi. Cá tiến vua tiến quan gì thì tôi không biết chứ với bọn này thì ăn nhiều đến mức có cảm giác có được củ khoai lang còn quý hơn”.

Nhưng có lẽ cái nghề săn cá tiến vua chỉ dành cho những người sức dài vai rộng có sức khỏe hơn người. Khi ông Khánh đã có dấu hiệu tuổi tác thì tai nạn tất ập đến. Điều đó chỉ mới xẩy ra năm ngoái, khi ông vật lộn với một con cá khổng lồ thì một táng đá xanh chèn ngón tay trỏ của ông vào mạn thuyền. Ông hét lên đau đớn và quyết định giải nghệ với một suy nghĩ: Mình, gia đình mình mang ơn dòng sông này quá nhiều. Lấy đi cá quý của dòng sông cũng quá nhiều, cũng may sông Gâm không sòng phẳng thái quá, chỉ lấy đi của ông ngón tay bởi chẳng ít người theo nghề vĩnh viễn về thế giới bên kia. Gần như ông là rái cá duy nhất ở dọc bờ sông này có thể giải nghệ lúc chưa quá già và kiên quyết không cho con mình nối nghiệp.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm