| Hotline: 0983.970.780

Vụ "Hành động khí cầu" nhắm vào Stalin

Thứ Ba 25/09/2012 , 09:54 (GMT+7)

Lãnh tụ Stalin là mục tiêu của không ít vụ ám sát trong suốt quãng thời gian lăn lộn trên chính trường.

Lãnh tụ Stalin là mục tiêu của không ít vụ ám sát trong suốt quãng thời gian lăn lộn trên chính trường. Nhưng, "Operation Zeppelin - Hành động khí cầu", tên kế hoạch do Đức Quốc Xã dựng lên năm 1944, là một trong những âm mưu táo tợn nhất.

>> Vụ ám sát hụt rúng động Liên Xô

Kế hoạch Operation Zeppelin là sản phẩm của quá trình nghiên cứu và xây dựng tỉ mỉ của Đức để ám sát Joseph Stalin tại Moscow. Nó được ra đời vào tháng 7/1944 sau khi Ernst Kaltenbrunner lên thay vị trí đứng đầu Cơ quan an ninh Đế chế - RSHA của Reinhard Heydrich. Kaltenbrunner đã hỏi đơn vị KG 200 của Không quân Đức Quốc Xã về khả năng hỗ trợ những người đàn ông thâm nhập vào lãnh thổ Nga ở địa điểm cách Moscow 60km, cách rất xa chiến tuyến của 2 bên thời điểm đó.


Lãnh tụ Stalin là mục tiêu của không ít vụ ám sát

Điểm mấu chốt của kế hoạch ám sát này là một chuyến bay thâm nhập bí mật của đội bay Đức hạ cánh ở vùng nông thôn hẻo lánh gần thủ đô của Liên Xô. Sát thủ là một cựu tù nhân chiến tranh của Liên Xô bị Đức bắt giữ, hắn đã chứng minh được lòng trung thành của mình với các sĩ quan an ninh Đức.

Với một chiếc xe gắn máy và vũ khí được chuẩn bị trước cùng với sự hỗ trợ của các đồng đảng, tên sát thủ sẽ di chuyển đến Moscow để ra tay giết Stalin khi đoàn xe của ông di chuyển ngang qua thành phố.

Vụ ám sát đã được lên kế hoạch rất chi tiết, các thành viên được đào tạo kĩ lưỡng, vũ trang hoàn toàn và các quy định để tẩu thoát sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã được cung cấp đến từng người. Thậm chí, Đức Quốc Xã còn lo được chỗ ẩn náu an toàn cho tất cả các thành viên nhóm sát thủ tại Moscow.

Một điểm thú vị của kế hoạch ám sát này đó là, một người phụ nữ - cũng là cựu sĩ quan Liên Xô – đã được bổ sung cho nhóm sát thủ. Thậm chí cô ta và một nhân vật khác trong nhóm đã làm đám cưới trong đêm trước khi sứ mệnh bắt đầu.

Operation Zeppelin bắt đầu, một nhóm trinh sát Đức nhảy dù xuống khu vực đã được định trước và tiến hành kiểm tra độ an toàn trong khu vực, sau đó một ám hiệu có nghĩa “đi” sẽ được gửi đi đến toàn bộ thành viên còn lại của nhóm sát thủ. Đêm ngày 4, rạng sáng 5/9/1944, máy bay vận tải Arado Ar 232B của Không quân Đức Quốc Xã đã cất cánh từ sân bay ở Latvia đến địa điểm cách Moscow 60km, nằm giữa Smolensk và thủ đô.

Trong khi hầu hết các chuyến bay đổ quân đều an toàn thì chiếc máy bay Arado Ar 232B đã bị trúng đạn của súng phòng không Liên Xô. Trên thực thế, một số thành viên của nhóm đi trước đã bị bắt và ép phải gửi tín hiệu an toàn về cho căn cứ của Đức và trong tin nhắn qua radio lực lượng ở nhà đã không phát hiện ra điều này.

Những thông tin sau này cho biết lực lượng phòng không đã bắn chiếc máy bay khi chưa nhận được lệnh của các lực lượng phản gián cấp cao, những người đã lên kế hoạch bắt sống những người đổ bộ từ máy bay mặc dù vẫn chưa rõ mục đích chính xác của cuộc xâm nhập.

Các phi công đã cố gắng kiểm soát máy bay và hạ cánh ở một khu vực thay thế cũng đã được xác định trong kế hoạch gần Karmanovo. Nhưng không may cho những tên sát thủ Đức, cánh máy bay đã vướng phải một cành cây trong khu vực và khiến động cơ bốc cháy, vô tình tạo nên dấu hiệu rất rõ ràng cho các lực lượng của Liên Xô tìm đến.

Rất nhanh chóng, 2 thành viên chủ chốt của nhóm sát thủ có bí danh là "Tavrin" và "Shilova" đã lên xe máy mang theo trong máy bay phóng thật nhanh về hướng Moscow, nơi đã có sẵn một chỗ ẩn náu an toàn cho cả 2. Họ mang theo bên người 428.000 rúp và 116 con dấu cao su thật giả lẫn lộn. Bên cạnh đó, 2 sát thủ còn được trang bị một số giấy tờ giả mạo vẫn còn để trống, họ sẽ điền thông tin vào và được tiến thẳng vào điện Kremlin, tiếp cận với Stalin đủ gần để có thể ra tay.

Trong khi đó, các thành viên còn lại trên máy bay buộc phải đi bộ về phía chiến tuyến quân Đức. Những thành viên này được trang bị bản đồ và cách chỉ dẫn rất cụ thể nhưng rất tiếc là họ không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Nga và tệ hại hơn là vẫn khoác trên mình những bộ đồng phục của quân đội Đức.

Mặc dù không thành công, nhưng đây là một kế hoạch ám sát Stalin được nghiên cứu và chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước giờ xuất phát. Lãnh tụ Stalin đã rất nhiều lần trở thành mục tiêu cho các vụ ám sát của Đức Quốc Xã, điều này đã để lại những hậu quả rất lớn cho ông.

Đến khi cuối đời, Stalin đã bị hoang tưởng, ông nghi ngờ tất cả mọi người xung quanh đều đang có âm mưu hãm hại ông - trong đó có cả những người thân cận nhất.

2 sát thủ "Tavrin" và "Shilova" đã phi xe máy xuyên đêm để đến điểm hẹn tại Moscow nhưng không may đã bị chặn lại bởi một trạm canh của Liên Xô và bị kiểm tra hành chính. 2 tên sát thủ đã đưa ra được mọi giấy tờ hợp lệ, tất nhiên đều là giả mạo và tưởng mọi chuyện đã xong xuôi. Tuy nhiên, đội trưởng đội gác đã cảm thấy nghi ngờ về việc lái xe suốt đêm của 2 đối tượng này.

Mặc dù giấy tờ là những người “trong khu vực”, tuy nhiên người đội trưởng đã phát hiện ra cả 2 người và chiếc xe đều khô ráo trong khi vừa có một cơn mưa ngắn ở đây trước lúc họ xuất hiện. Với linh tính của một sĩ quan quân đội lâu năm, đội trưởng đã báo động và bắt giữ lập tức 2 đối tượng đầy khả nghi này để kiểm tra.

Trong khi đó, các thành viên còn lại vẫn không thể gửi điện báo về cho căn cứ và phải đi bộ trong vòng 24 tiếng sau tai nạn để tìm đến địa phận quân Đức đang quản lí. Một vài người trong số họ đã về đến được căn cứ nhưng đa số đã bị quân Liên Xô bắt giữ và không được trao trả cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm