| Hotline: 0983.970.780

Ngôi làng kỳ bí với tập tục "huyền quan"

Thứ Tư 24/10/2012 , 09:44 (GMT+7)

Chưa ai lý giải được người cổ đại làm thế nào để treo quan tài lên vách núi dựng đứng cao hàng trăm mét.

Huyền quan cho tới nay vẫn là điều kỳ bí với giới khảo cổ Trung Quốc. Chưa ai lý giải được người cổ đại làm thế nào để treo quan tài lên vách núi dựng đứng cao hàng trăm mét.

>> Chung sống cùng cá sấu
>> Ngôi làng trong tổ mối

Huyền quan hay còn gọi là nhai mộ trong tiếng Trung Quốc đều có nghĩa là quan tài treo trên vách núi đá. Theo giới khoa học Trung Quốc, một số dân tộc ở nước này có tập tục an táng người chết bằng cách đưa quan tài lên vách núi hoặc để trong các hang động trên núi cao.

Điều đặc biệt nữa là những ngọn núi được chọn đều là núi đá trơn nhẵn, cho dù là người hiện đại với các công cụ leo núi chuyên nghiệp cũng chưa chắc đã leo lên được. Hơn nữa, những ngọn núi này đều có đặc điểm là xung quanh có sông suối.

Huyền quan được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến và Quý Châu. Trong đó nổi tiếng nhất là những quan tài treo trên vách núi của dân tộc Miêu ở gần sông Cách Đột, tỉnh Tứ Xuyên.

Người Miêu thường dùng 2 loại huyền quan. Loại thứ nhất là dựa vào những vách núi kín gió, có sông suối chảy quanh. Họ tận dụng khe hở trên vách đá để cắm cọc gỗ làm giá đỡ cho quan tài, vì thế, nhiều quan tài ở đây đã có lịch sử vài trăm năm.

"Thậm chí còn có những chiếc quan tài lâu tới nỗi không người già nào trong làng nhớ nổi. Chúng tôi từ nhỏ tới giờ cũng chưa từng lên đó, nhưng nhìn từ dưới lên thì gỗ làm giá đỡ và quan tài vẫn chưa bị mục nát”, Vương Đức Nguyên - tộc trưởng một làng người Miêu nói.

Loại huyền quan thứ hai là quan tài gỗ được đặt trong động do người Miêu dùng đục đá tạo ra ở núi đá vôi. Loại cuối cùng là quan tài được đặt trong các hang động tự nhiên.

Người Miêu ở Tứ Xuyên kể rằng, vài chục năm trước, trên các vách núi quanh nơi họ sống có đến vài trăm chiếc huyền quan. Tuy nhiên, vài chục năm trước, một trận bão lớn đã quét gần hết khu di tích ghi dấu ấn độc đáo này. Hiện chỉ còn vài chục chiếc huyền quan vẫn vững vàng trên vách núi, thách thức các nhà khoa học về câu chuyện huyền bí của người xưa.


Rất nhiều quan tài được treo trên vách núi cao

Người Miêu hiện nay không còn dùng tục lệ cổ xưa này nữa, và cũng chưa có lời giải thích xác đáng nào cho cách mai táng kỳ bí này.

Vì sao người Miêu “chôn” người chết trên vách núi? Theo lời Vương Đức Nguyên, tục huyền quan bắt nguồn từ việc người Miêu xưa không có nhiều đất để canh tác. Đất đai ít, thế nên họ phải an táng người chết bằng cách đưa quan tài lên vách núi.

Trong khi đó, những người già ở các bộ tộc người Miêu nói tập tục này có 4 điều lợi. Thứ nhất là ngăn không cho kẻ thù hủy hoại quan tài; thứ hai là khiến dã thú không ăn xác người chết; tiếp đó là nhiệt độ trên núi thường thấp, đặc biệt với các quan tài để trong hang động thì rất khó bị phân hủy; Lợi ích cuối cùng là… tiết kiệm đất canh tác.

Mặc dù tục huyền quan không còn nữa, nhưng tang lễ của những người già trong Miêu tộc vẫn còn những nghi thức mô tả phong tục có từ hàng ngàn năm trước. Trong tang lễ, sẽ có 4 con ngựa trống khỏe mạnh bị giết để làm vật cưỡi cho người chết, người Miêu coi đó là “chiến mã”.

Ngoài ra còn có 4 con bò bị giết để bồi táng cùng những vật dụng dùng trong chiến đấu như yên ngựa, dao chiến, cung tên, mũ chống tên được bện bằng tre, tẩm vật liệu bí truyền.

Người Miêu khá coi trọng chiến đấu, bởi theo những câu chuyện sử thi của họ thì khi rời Trường Giang xuống phía Nam, người Miêu đã phải chiến đấu ác liệt cùng các bộ lạc bản địa để dành chỗ đứng. Chiến thuật của người Miêu dựa nhiều vào ngựa, thế nhưng ngựa chiến khi xưa của họ chạy không nhanh. Vì thế, trong tang lễ, người ta coi việc cho 4 chiến mã bồi táng là cách để giúp người đã khuất sẽ mạnh mẽ hơn khi ở thế giới bên kia.

Dương Chính Giang, một chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa người Miêu mới đây đưa ra cách lý giải khác cho tục huyền quan. Theo đó, người Miêu xưa nghĩ rằng sẽ có một ngày họ quay trở lại vùng đất phát tích của dân tộc này ở sông Trường Giang. Vì thế, họ không chôn quan tài xuống đất mà treo lên vách núi để khi trở lại vùng Trường Giang, họ sẽ mang quan tài theo để người đã khuất được chôn cạnh tổ tiên.

Người Miêu đưa quan tài lên vách núi bằng cách nào? Vách núi nơi có huyền quan thường dựng đứng cao hàng trăm mét, dưới lại có sông suối hoặc kênh rạch nên việc người Miêu làm thế nào mang được quan tài lên vách núi là điều rất bí ẩn.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia của Trung Quốc chỉ có thể phỏng đoán cách người Miêu làm.

Thứ nhất là họ đã khoét núi làm đường, đặt quan tài lên vị trí cần thiết rồi phá bỏ con đường đó đi, khiến cho việc tới được quan tài là điều không thể với người cổ đại.

Thứ hai là người Miêu ban đầu đặt quan tài vào vách núi xong rồi mới khoét dần đất ở xung quanh cho tới khi chiếc quan tài đã ở độ cao cả trăm mét. Thứ ba là người Miêu xưa dùng thang gỗ, hoặc “xa lâu” (tháp di động có bánh xe gắn ở dưới, ở trên có thể chứa được khoảng chục người).

Tuy nhiên, ba cách lý giải nêu trên đều bị cho là không thuyết phục. Gần đây nhất, một cách giải thích có vẻ hợp lý nhất nhưng nhuốm màu huyền bí: Người Miêu có tuyệt kỹ leo trèo trên vách núi như siêu phẩm điện ảnh "Người nhện" ở Mỹ.


Huyền quan đang thách thức các nhà khoa học

Theo đó, thời xưa, một số người Miêu thường truyền dạy nhau tuyệt kỹ leo trèo trên vách núi đá vôi. Họ học được điều này do cuộc sống cần phải leo trèo hái thuốc, tìm tổ yến...

Trong mỗi tang lễ, thường thì những “người nhện” trong Miêu tộc sẽ tách từng mảnh ván quan tài ra rồi mang lên gắn vào vách núi. Trước đó, họ đã chọn kỹ địa điểm và chuẩn bị điều kiện cần thiết, đó là đóng trước những cọc gỗ làm giá đỡ quan tài.

Sau khi mang hết những mảnh quan tài lên vách núi, người Miêu sẽ làm việc khó nhất trong công đoạn huyền quan là mang xác người chết lên đặt vào quan tài rồi đóng nắp áo quan.

Nhưng các cuộc kiểm chứng gần đây cho thấy, "người nhện" cao thủ nhất trong Miêu tộc cũng chỉ leo được vách núi cao 30 m, vậy những huyền quan ở độ cao cả trăm mét thì sao?

Người ta đành bằng lòng với lý giải: Biến động địa chất khiến núi cao dần lên, ban đầu, huyền quan chỉ cách mặt đất vài chục mét.

Vì thế, huyền quan cho tới nay vẫn là điều bí ẩn ở Trung Quốc và với chính những hậu duệ của người Miêu ngày nay.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm