| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc khoe "lực lượng bí ẩn"

Thứ Tư 27/11/2013 , 10:27 (GMT+7)

Sau hơn 40 năm nghiên cứu, ngày 31/10 vừa qua, Trung Quốc đã tự tin công bố về sự tồn tại của hạm đội tàu ngầm hạt nhân mà tự họ đánh giá là rất mạnh và có nhiều kinh nghiệm diễn tập, sẵn sàng chiến đấu.

Sau hơn 40 năm nghiên cứu, ngày 31/10 vừa qua, Trung Quốc đã tự tin công bố về sự tồn tại của hạm đội tàu ngầm hạt nhân mà tự họ đánh giá là rất mạnh và có nhiều kinh nghiệm diễn tập, sẵn sàng chiến đấu.

>> Thủy thủ với nguy cơ phóng xạ
>> Bí mật tàu ngầm hạt nhân

Tự tin

Trong ngày ra mắt, người đứng đầu hạm đội đã mạnh dạn tuyên bố hạm đội đã đạt được các chứng chỉ về độ an toàn. Ngoài ra, các binh sĩ của họ còn được nói là có kinh nghiệm dày dạn sau những bài kiểm tra nghiêm ngặt, tập trận căng thẳng và kỷ luật thép đã được siết chặt trong hàng chục năm.

Chuẩn đô đốc Gao Feng, chỉ huy trưởng một căn cứ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc đã nói với phóng viên: “Chúng tôi là hạm đội tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc và trong 42 năm, kể từ khi lực lượng tàu ngầm hạt nhân ra đời chúng tôi đã thành công khi không để xảy ra bất cứ sự cố hạt nhân nào”.

Gao nói thêm, đây là một thành tựu "cực kỳ to lớn" vì hầu như các lực lượng hải quân mạnh khác trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Nga đều đã từng gặp phải các tai nạn hạt nhân trên tàu ngầm.

Trong khi đó, phó chỉ huy của căn cứ tàu ngầm, đại úy Jin Xupu còn khẳng định thêm, việc duy trì hoạt động an toàn của một lò phản ứng trong tàu ngầm là "vô cùng phức tạp và khó khăn hơn nhiều" so với trong một nhà máy điện hạt nhân.


Trung Quốc công bố về tàu ngâm hạt nhân mới

Đại úy hải quân Trung Quốc nói: “Một tàu ngầm hạt nhân giống như nhà máy điện hạt nhân di động, các lò phản ứng của nó phải được thiết kế để chịu đựng được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên biển. Ngoài ra, các thành viên thủy thủ đoàn phải được rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh với bất kỳ sự cố nào, từ hỏa hoạn cho đến rò rỉ trong lò phản ứng”.

Sĩ quan này cũng nói thêm với các phóng viên rằng việc xử lý sự cố khi đang tham chiến sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với khi tàu ngầm đang nổi hoặc tuần tra, không tham chiến. Chính vì thế, các thủy thủy của họ "phải vượt qua rất nhiều bài kiểm tra khó khăn" mới được phục vụ trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân.

Chuẩn đô đốc Li Yanming, chính trị viên của căn cứ tàu ngầm Thanh Đảo, Trung Quốc nói: “Sau 40 năm phát triển, bây giờ là lúc chúng ta phải cho thế giới biết quyết tâm và khả năng tác chiến của lực lượng "bí ẩn" bấy lâu nay”.

Li còn nhấn mạnh thêm, với những tiến bộ của Trung Quốc trong công nghệ cùng kỹ năng sản xuất và sự đầu tư mạnh mẽ để hiện đại hóa quân đội đã giúp lực lượng tàu ngầm hạt nhân có những bước tiến lớn.

Dù rất tự tin về những tiến bộ của tàu ngầm hải quân nhưng các sĩ quan Trung Quốc không thể phủ nhận họ vẫn còn kém các cường quốc quân sự rất nhiều. Tuy nhiên, họ vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh tinh thần của mình.

Chuẩn đô đốc Gao nói: “Tôi nghĩ rằng những tuyên bố trên internet nói lực lượng tàu ngầm Trung Quốc lạc hậu là mang quá nhiều thành kiến. Mặc dù tàu thuyền của chúng tôi không tiên tiến như một số quốc gia khác nhưng khi tham chiến tinh thần và chiến thuật sẽ giúp chúng tôi có thể cạnh tranh với họ.

Hơn nữa, việc đào tạo, luyện tập và diễn tập đều được mô phỏng các cuộc thực chiến, điều đó khiến các binh sĩ của chúng tôi được chuẩn bị tốt cho mọi tình huống”.

Răn đe Mỹ?

Sau khi Trung Quốc đưa tin về hạm đội tàu ngầm hạt nhân của mình, tờ The Washington Times của Mỹ đã đăng bài viết, dẫn nguồn truyền thông nhà nước Trung Quốc nói các tàu ngầm hạt nhân của họ có khả năng tấn công được các thành phố nội địa của Mỹ và sẽ được sử dụng như một phương tiện để răn đe Mỹ trên khu vực Thái Bình Dương.

Ngoài ra, tờ báo Mỹ cũng nói thêm về việc đồng loạt các báo trong nước Trung Quốc chạy tít về "nỗi khiếp sợ của hạm đội tàu ngầm hạt nhân" của mình trong thời điểm đó.

Trong bài viết "Lần đầu tiên Trung Quốc sở hữu tàu ngầm có khả năng răn đe Mỹ" của tờ Hoàn cầu thời báo viết: “Đây là lần đầu tiên trong 42 năm phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc được giới thiệu rộng rãi về khả năng của mình”.

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có số lượng tàu ngầm lớn thứ 2 thế giới với khoảng 10 tàu hạt nhân và khoảng 4 trong số đó có khả năng phóng tên lửa hạt nhân, tờ Washington Times nói.

Theo tờ Washington Times, Hoàn cầu thời báo cũng cho đăng tải những hình ảnh về lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, kèm theo những chú thích về thiệt hại dành cho các thành phố Seattle và Los Angeles nếu bị trúng đầu đạn hạt nhân của họ, thậm chí tờ báo còn nói các bức xạ nguy hiểm có thể gây hại đến thành phố Chicago, phía Đông Bắc của Mỹ.

Trong những năm 1980, Trung Quốc phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân Type 092 Xia với 12 ống phóng sử dụng tên lửa đạn đạo Julang-1, tuy nhiên tên lửa này có tầm bắn hạn chế và thất bại nhiều lần trong quá trình thử nghiệm.

Năm 2010, Trung Quốc cho ra đời lớp tàu ngầm hạt nhân mới mang tên Type 094 Jin, tàu này được trang bị 12 - 16 tên lửa Julang-2, đã có nhiều cải tiến so với con tàu tiền nhiệm khi bắn xa được 14 km với các đầu đạn tái nhập khí quyển độc lập, có khả năng vươn đến lục địa Mỹ.

Tuy nhiên, sau khi những thông tin trên được đưa ra, Đô đốc Jonathan Greenert, Hải quân Mỹ đã phủ nhận và nói mối đe dọa của Trung Quốc là không đáng tin cậy. "Để một tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm có thể tấn công đối phương nó cần sự chính xác, lén lút và không bị tấn công”, Greenert nói.

Đô đốc cũng cho biết các tên lửa đầu đạn hạt nhân của Mỹ vẫn còn đầy sức mạnh dù cho đã khá cũ so với kho vũ khí và ít được nâng cấp do chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, Greenert khẳng định các hệ thống vẫn được kiểm tra thường xuyên và đáp ứng đầy đủ các chi tiết kỹ thuật được yêu cầu của quân đội. (Còn nữa)

Đô đốc Greenert là vị quan chức Mỹ đầu tiên bình luận về lời đe dọa hạt nhân nói trên của Trung Quốc và rõ ràng ông không hề đánh giá cao sức mạnh của lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc dù cho họ hết lời ca ngợi.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm